Đề thi học kỳ II môn: Sinh học 7 năm học: 2011 – 2012 (đề A)

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn: Sinh học 7 năm học: 2011 – 2012 (đề A), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:..
Lớp:  .
THI HỌC KỲ II
Môn: Sinh học 7
Năm học: 2011 – 2012 (Đề A)
Điểm:
A/ Trắc nghiệm:(4đ)
 I/ Khoanh tròn vào các chữ cái A hoặc B, C, D trong các câu sau để chọn câu trả lời đúng: (2đ)
Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm: 
A.Chưa phân hóa B. Hình mạng lưới C. Hình ống D. Hình chuỗi hạch
 2.Tim của thằn lằn khác tim ếch ở chỗ:
 A. Tâm thất có thêm vách ngăn hụt B. Máu giàu oxi
 C. Tim có 3 ngăn D. Cả 3 câu trên đều sai 
 3. Diều của chim bồ câu có chức năng:
 A. Nơi dự trữ thức ăn 	
 B. Làm thức ăn mềm ra
 C.Tiết ra một chất lỏng màu trắng (sữa diều) để nuôi con
 D. Cả A,B,C
 4.Chức năng phối hợp những cử động phức tạp ở thỏ là:
 A. Hành tuỷ B.Tiểu não C. Bán cầu não D. Não giữa
 II/ Hoàn thành bảng sau: (2đ)
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi 
Thân hình thoi
Chi trước là cánh chim
Chi sau có 3 ngón trước và 1 ngón sau, có vuốt
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Lông tơ: Có các sợi lông làm thành chùm lông xốp
Có mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
B/ Tự luận: (6đ)
1. Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.(2,5đ)
2. So sánh hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. Cho ví dụ.(1,5đ)
3. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh. Giải thích? (2đ)
Bài làm:
....................................................................
Họ và tên: ...
Lớp: 
THI HỌC KỲ II
Môn: Sinh học 7
Năm học: 2011 – 2012(Đề B)
Điểm:
A/ Trắc nghiệm(4đ)
I/ Khoanh tròn vào các chữ cái A hoặc B, C, D trong các câu sau để chọn câu trả lời đúng: (2đ)
 1. Cá voi không được xếp vào lớp cá mà xếp vào lớp thú vì:
 A. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa
 B. Có lông mao bao phủ
 C. Miệng có răng phân hoá
 D. Cả A, B, C đều đúng
 2. Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là:
 A. Lớp Bò sát và lớp Thú B. Lớp Lưỡng cư và lớp Thú 
 C. Lớp Lưỡng cư và lớp Chim D. Lớp Chim và lớp Thú
 3. Tim của thằn lằn giống tim ếch ở chỗ:
 A. Tâm thất có thêm vách ngăn hụt B. Tim có 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất)
 C. Máu giàu oxi D. Cả 3 câu trên đều sai
 4. Hình thức sinh sản của thú có đặc điểm:
 A. Đẻ con và phát triển qua biến thái B. Đẻ ít trứng
 C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa D. Đẻ nhiều trứng
II/ Hoàn thành bảng sau: (2đ)
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù
Bộ lông dày, xốp
Chi sau dài, khỏe
Chi trước ngắn
Tai thính, vành tai dài, lớn cử động được
Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén
B/ Tự luận: (6đ)
 1. Nêu vai trò của lớp chim. Cho ví dụ.(2,5đ)
 2. So sánh hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. 
 Cho ví dụ. (1,5đ)
 3. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới 
nóng. Giải thích? (2đ)
Bài làm:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - Học kỳ II
 Môn: Sinh 7 Năm học: 2011 – 2012
Đề A:
A.Trắc nghiệm: (4đ) 
I/ (2đ) Mỗi câu đúng 0.5đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
D
B
II/ Hoàn thành bảng sau: (2đ)
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi 
Thân hình thoi
Giảm sức cản của không khí khi bay
Chi trước là cánh chim
Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh 
Chi sau có 3 ngón trước và 1 ngón sau, có vuốt
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng
Lông tơ: Có các sợi lông làm thành chùm lông xốp
Giữ nhiệt, làm cơ thể chim nhẹ
Có mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Làm đầu chim nhẹ
B/ Tự luận: (6đ)
1.Đặc điểm chung của lớp thú: (2,5đ)
 - Thú là động vật có xương sống có tổ chức cơ thể cao nhất
 - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
 - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
 - Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng hàm, răng cửa, răng nanh
 - Tim có 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
 - Là động vật hằng nhiệt
2/ * Giống nhau: đều nhằm mục đích để duy trì nòi giống. (0,5đ)
 * Khác nhau: (1đ)
 Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: Trùng roi, trùng giày (phân đôi); san hô, hải quỳ(mọc chồi)
 Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng). Đây là hình thức sinh sản chiếm ưu thế hơn. Ví dụ: cá chép, ếch đồng (thụ tinh ngoài); chim bồ câu, thỏ (thụ tinh trong).
3/Đặc điểm thích nghi về cấu tạo, tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh và giải thích: (2đ)
Cấu tạo:
 + Có bộ lông dày: để giữ nhiệt cho cơ thể
 + Lớp mỡ dưới da dày: để giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét
 + Có bộ lông màu trắng về mùa đông: dể lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
 - Tập tính:
 + Ngủ trong mùa đông hay di cư để tránh rét: tiết kiệm năng lượng và tìm nơi ấm áp để tránh rét
 + Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, tận dụng nguồn nhiệt của mặt trời.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - Học kỳ II
 Môn: Sinh 7 Năm học: 2011 - 2012
Đề B:
A.Trắc nghiệm: (4đ) 
I/ (2đ) Mỗi câu đúng 0.5đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
D
B
C
II/ Hoàn thành bảng sau: (2đ)
Bộ lông dày, xốp
Che chở và giữ nhiệt
Chi sau dài, khỏe
Bật nhảy xa để chạy trốn nhanh
Chi trước ngắn
Đào hang
Tai thính, vành tai dài, lớn cử động được
Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén
Thăm dò thức ăn và môi trường
B/ Tự luận: (6đ)
1.Vai trò của lớp chim: (2,5đ)
 * Lợi ích:
 - Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: gà, chim sâu
 - Cung cấp thực phẩm: chim cuốc, gà,vịt, bồ câu
 - Làm chăn, đệm (lông vịt, ngan, ngỗng), đồ trang trí (lông đà điểu)
 - Làm cảnh: chim công
 - Huấn luyện để săn mồi (chim ưng, cốc đế, đại bàng), phục vụ khách du lịch(vịt trời, ngỗng trời, gà gô)
 - Giúp phát tán cây rừng: vẹt
 - Thụ phấn cho cây trồng: chim hút mật
* Có hại:
 - Ăn hạt (chim sẻ, chim bồ câu), quả (vẹt), cá (chim bói cá)
 - Là động vật trung gian truyền bệnh: cò, gà,vịt
 2/ * Giống nhau: đều nhằm mục đích để duy trì nòi giống. (0,5đ)
 *Khác nhau: (1đ)
 Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: Trùng roi, trùng giày (phân đôi); san hô, hải quỳ(mọc chồi)
 Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng). Đây là hình thức sinh sản chiếm ưu thế hơn. Ví dụ: cá chép, ếch đồng (thụ tinh ngoài); chim bồ câu, thỏ (thụ tinh trong).
3/Đặc điểm thích nghi về cấu tạo, tập tính của động vật ở môi trường đới nóng và giải thích: (2đ)
 - Cấu tạo:
 + Chân dài: vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
 +Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: để không bị lún trong cát, chống nóng
 + Có bướu mỡ lạc đà: chuyển đổi thành bước khi cần
 + Màu lông nhạt, giống màu cát: kẻ thù khó phát hiện
- Tập tính: 
 + Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
 + Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng
 + Hoạt động vào ban đêm: để tránh nóng ban ngày
 + Có khả năng đi xa, khả năng nhịn khát: do tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau, thời gian tìm nước lâu
 + Chui rúc vào sâu trong cát: chống nóng
.

File đính kèm:

  • docDe thi dap an mon Sinh hoc 7 HK2 10112012.doc
Đề thi liên quan