Đề thi học kỳ II - Môn: Sinh học 9

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II - Môn: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II (Tham khảo)
Môn : Sinh học 9 
Thời gian : 60 phút (Không kể thời gian phát đề )
A. Trắc nghiệm ( 3điểm)
Hãy đánh dấu ( X) vào câu trả lời đúng nhất 
Câu hỏi
 Đáp án 
điểm 
I . Phần biết
Câu 1: Sinh vật nào sau đây là sinh vật hằng nhiệt :
 A. Nấm B. Thú C. Bò sát D. Cá 
Câu 2: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là :
 A. Tác động sinh thái B. Sức bền cơ thể 
 C. Giới hạn sinh thái D. Sự chịu đựng
Câu 3: cây nào sau đây là cây ưa bóng :
 A. Cây bạch đàn B. Cây phượng C. Cây rau má D. Cây dừa
Câu 4: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là mối quan hệ :
 A. Kí sinh B. Hội sinh 
 C. Sinh vật ăn sinh vật khác D. Cộng sinh 
Câu 5: Dạng tài nguyên không tái sinh là :
 A. Dầu mỏ, khí đốt B. Rừng ngập mặn
 C.Động vật thực vật hoang dã D. Nước mặn và nước ngọt
Câu 6: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
 A. Nước, mặt đất- không khí , trong đất , sinh vật 
 B. Đất, không khí , sinh vật 
 C .Mặt đất –không khí, sinh vật, nước 
 D. Nước, sinh vật , trong đất 
Câu 7: Các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường là :
 A. Giấy vụn, rác thải, khí CO B. Giấy vụn, túi nilon, rác thải
 C. Giấy vụn, túi nilon, khí CO2 D. Nước sinh hoạt, Khí N2, túi nilon
Câu 8: Trong hệ sinh thái , cây xanh là:
 A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ 
 C. Sinh vật phân giải D. Sinh vật phân giải và sản xuất 
1 B
2.C
3. C
4. D
5. A
6A
7. B
8A
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
II. Phần hiểu 
Câu 9: yếu tố nào dưới đây là nhân tố vô sinh :
Cây xanh, ánh sáng , độ ẩm 
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
Sinh vật và con người 
Động vật, ánh sáng , gió, áp suất không khí
Câu 10: Quan hệ giữa nấm và tảo trong địa y là ví dụ về mối quan hệ:
 A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Hợp tác D. Hỗ trợ
Câu 11: Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ mối quan hệ :
 A. Công sinh B. hội sinh C. Cạnh tranh D. Kí sinh
Câu 12:Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?
 A. mật độ B. Cấu trúc tuổi C. Độ đa dạng D. Tỉ lệ đực cái 
9. B
10. B
11.D
12.C
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
B. Tự luận : ( 7 điểm )
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Phần biết ( 2,5điểm)
Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường ?Hãy cho biết hậu quả lớn nhất của ô nhiễm môi trường .
Ô nhiệm môi trường là:
+ hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
+đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học, của môi trường bị thay đổi
+ gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác 
-Hậu quả : +Làm ảnh hưởng tới sức khỏe 
	+Gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Phần hiểu :(2điểm )
Những dấu hiệu để nhận biết một quần thể sinh vật .
-Các cá thể cùng loài 
-Cùng sinh sống trong một không gian xác định 
-Vào một thời điểm nhất định 
-Có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Phần vận dụng :
 ( 1,5 điểm )
Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
-Rừng có nhiều loại lâm sản quý và có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu 
-Rừng góp phần ngăn chặn lũ lụt , xói mòn đất .
-Rừng là nơi cư trú của các loài động vật và vi sinh vật
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Phần nâng cao ( 1đ)
Trong chọn giống vật nuôi, người ta chủ yếu dùng những phương pháp nào ? Tại sao
Lai giống là phương pháp chủ yếu.
Vì để tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống cho năng suất thấp và tạo ưu thế lai 
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docĐề HK2 - Sinh 9 - Đáp án.doc
Đề thi liên quan