Đề thi học kỳ II môn: sinh - khối 9 thời gian: 60 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn: sinh - khối 9 thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS ............................... ĐỀ THI HỌC KỲ II - Họ và tên: ...................................... Môn: Sinh - Khối 9 Lớp : ........./....... Thời gian: 60 phút (KKGĐ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng: (1 điểm) 1. Con người được xếp thành một nhân tố sinh thái đặc biệt vì : a. Con người có tư duy b. Con người khác động vật về cấu tạo và hình thái c. Con người lao động với mục đích của mình d. Con người có tư duy và lao động với mục đích của mình. 2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiềm nguồn nước là: a. Nước thải không xử lý b. Khí thải của các phương tiện giao thông c. Tiếng ồn của các loại động cơ d. Động đất 3. Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: a. Tỷ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 sẽ giảm dần ở các thế hệ sau b. Cơ thể lai F1 dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau c. Có thể lai có đặc điểm di truyền không ổn định d. Cả a và b 4. Năm sinh vật là trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng, vi khuẩn. Có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây ? a. Cỏ -> châu chấu -> trăn -> gà rừng -> vi khuẩn b. Cỏ -> trăn -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà rừng c. Cỏ -> châu chấu -> gà rừng -> trăn -> vi khuẩn d. Cỏ -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà rừng -> trăn Câu 2: Nối thông tin cột A (quan hệ) với cột B (đặc điểm) cho phù hợp với kết quả cột C (Kết quả) (1 điểm) Cột A (quan hệ) Cột B (Đặc điểm) Cột C (kết quả) 1. Cộng sinh 2. Hội sinh 3. Kí sinh 4. Kí sinh, nữa kí sinh a. Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ... b. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật c. Các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, nơi ở, các điều kiện khác của môi trường, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. d. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó có một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không có hại e. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. 1 + ....... 2 +....... 3 +....... 4 +....... Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm) - Các dạng tài nguyên thiên nhiên gồm ...(1)... là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt ..(2).. là dạng tài nguyên sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi ..(3)... được nghiên cứu ngày một nhiều thay thế dần dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế tình trạng ...(4)... Trả lời: 1. ............................................... 2. ............................ 3. ............................................... 4. ...................... B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Điểm) Câu 1: Quần xã sinh vật là gì ? Nêu các đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã (2,5đ) Câu 2: Vì sao phải bảo vệ sinh thái rừng ? Nêu các biện phảp bảo vệ ? (2,5đ) Câu 3: Phân biệt chuổi thức ăn và lưới thức ăn ? Cho ví dụ ? (2đ) Trường THCS ............................... ĐỀ THI HỌC KỲ II Họ và tên: ...................................... Môn: Sinh - Khối 6 Lớp : ........./....... Thời gian: 60 phút (KKGĐ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng: (1 điểm) 1.Nhóm quả nào sau đây thích nghi với cách phát tán nhờ động vật a. Những quả và hạt nhẹ, thường có cánh hoặc túm lông b. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc móc, quả và hạt làm thức ăn cho động vật c. Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở để hạt tung ra d. Những quả nhỏ, nhẹ và làm thức ăn cho động vật 2. Thụ tinh là hiện tượng nào dưới đây: a. Hạt phấn rơi vào đầu nhụy b. Sự nẩy mầm của hạt phấn c. Tế bào sinh dục đực kết hợp tế bào sinh dục cái d. Tế bào sinh dục đực kết hợp tế bào sinh dục cái thành hợp tử 3. Đặc điểm nào dưới đây không phải là cây Hật trần a. Nón đực mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn b. Nón cái mang các lá noãn nằm ở mặt trên c. Hạt hình thành từ noãn được thụ tinh nằm trên lá noãn khép kín d. Hạt phán tán, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm thành cây Hạt trần mới 4. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn câu thuộc ngành hạt kín: a. Cây ổi, cây mít, cây rau, cây cau, câu rau bợ b. Cây lúa, cây chanh, cây ngô, cây dừa. c. Cây cải, cây dương xỉ, cây ớt, cây tre d. Cây thông, cây rêu, cây mận, cây tiêu. Câu 2: Nối thông tin cột A với cột B cho phù hợp với kết quả cột C (1 điểm) Cột A Cột B Cột C 1. Ngành rêu 2. Ngành dương xỉ 3. Ngành hạt trần 4. Ngành hạt kín a. Có rễ, thân, lá, có noãn. Hạt nằm trên các lá noãn hở b. Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ thường sống nơi ẩm ướt có bao tử; c. Có rễ, thân, lá, đa dạng, có hoa, quả, hạt nằm trong quả. d. Đã có thân, rễ, lá, sống ở cạn là chủ yếu, có bào tử, cây con mọc ra từ nguyên tản 1 + ....... 2 +....... 3 +....... 4 +....... Câu 3: Điền cụm từ sau điền vào chỗ trống cho thích hợp (1 điểm) (Nhị, nhụy, tế bào sinh dục đực, tế bào sinh dục cái, thụ phấn, thụ tinh, túy bào tử, bảo tử) ..(1)... Cây rêu Thụ tinh ...(3).... chứa ...(4)... ...(2).. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Điểm) Câu 1: Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ? (2,5đ) Câu 2: Nêu đặc điểm chủ yếu để phân biệc cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm ? (2.5đ) Câu 3: Nêu các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? (2đ) Trường THCS ............................... ĐỀ THI HỌC KỲ II - Họ và tên: ...................................... Môn: Sinh - Khối 9 Lớp : ........./....... Thời gian: 60 phút (KKGĐ) Đề 1: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng: (1 điểm) 1. Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: a. Tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau b. Cơ thể lai F1 dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau c. Cơ thể lai có đặc điểm di truyền không ổn định d. Cả a và b 2. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể khác loài biểu hiện bằng quan hệ a. Cộng sinh b. Hội sinh c. Cộng sinh hoặc hội sinh hoặc từng loài d. Cộng sinh và hội sinh 3. Nhóm tuổi nào sau đây quyết định mức sinh sản của quần thể a. Nhóm trước sinh sản b. Nhóm sinh sản c. Nhóm sau sinh sản d. Cả a và c 4. Nếu luật bảo vệ môi trường không quy định nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã thì hậu quả sẽ xảy ra: a. Chất thải đổ không đúng quy định b. Động vật hoang dã khai thác đến cạn kiệt c. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch d. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch Câu 2: Nối thông tin cột A (quan hệ) với cột B (đặc điểm) cho phù hợp với kết quả cột C (Kết quả) (1 điểm) Cột A (quan hệ) Cột B (Đặc điểm) Cột C (kết quả) 1. Cộng sinh 2. Hội sinh 3. Cạnh tranh 4. Kí sinh, nữa kí sinh a. Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ... b. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật c. Các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, nơi ở, các điều kiện khác của môi trường, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. d. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không có hại e. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. 1 + ....... 2 +....... 3 +....... 4 +....... Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm) - Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với sinh vật khác thông qua các ..(1).. cùng loài hoặc khác loài, các sinh vật luôn luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. - Các sinh vật cùng loài ..(2).. lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài ..(3)... dẫn tới một số cá thể ...(4).. ra khỏi nhóm. Trả lời: 1. ............................................... 2. ................. 3. ............................................... 4. .......................... B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Điểm) Câu 1: Quần xã sinh vật là gì ? Nêu các đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã (2,5đ) Câu 2: Luật bảo vệ môi trường quy định những vấn đề gì ? (2,5đ) Câu 3: Nêu các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ? (2đ)
File đính kèm:
- kiem tra hoc ki moi.doc