Đề thi học kỳ II môn:ngữ văn 7 thời gian 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn:ngữ văn 7 thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI HỌC KỲ II GV: VÕ HỒNG LONG MÔN:NGỮ VĂN 7 Thời gian 90 phút I- Trắc nghiệm (4 điểm) Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi! ... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không ? ...lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? Dạ , bẩm... Khoanh tròn vào chữ cái in hoa câu trả lời đúng nhất trong những câu trả lời sau: Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Những trò lố hay Va- ren và Phan Bội Châu. B- Sống chết mặc bay Quan Âm Thị Kính. D- Ca Huế trên sông Hương Câu 2 : Đoạn văn trên của tác giả nào? A- Phạm Duy Tốn B- Nguyễn Ái Quốc C- Minh Huệ D- Tất cả đều sai Câu 3 : Câu nào là câu rút gọn? A- Dạ, bẩm... B- Có biết không. C- Lính đâu? D- Tất đều đúng. Câu 4: Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ? A- Nghị luận chứng minh. B- Nghị luận giải thích. C- Miêu tả D- Tự sự. Câu 5: Có thể thêm trạng ngữ nào vào vị trí trong câu sau: ĐÊ VỠ RỒI A- Ôi trời mưa ! B- Ngoài kia, C- Chỗ bờ sông phía nam đình. D- Cả B,C. Câu 6: Phép tăng cấp trong truyện ngắn được Phạm Duy Tốn dùng để miêu tả những chi tiết nào? Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê. Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai một ngày dữ dội. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản. Câu 7: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này, được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì ? Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của người dân quê. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị trước cuộc sống của ngươì dân quê. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại. Là một vế của câu thành ngữ “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu 8: Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc: Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm. Sự sợ hãi, hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê. Câu 9: Sắp xếp các từ sau vào bảng hệ thống cho chuẩn xác: Cua đồng, phi cơ, đồng lòng, xe lửa, cánh đồng, đồng chí,máy bay, đàn bà, tàu hoả, phụ nữ. Từ đồng âm Từ đồng nghĩa ............................................. ............................................ ........................................... .......................................... ......................................... ......................................... Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong nhận định sau: (dấu chấm phẩy, dấu ba chấm,dấu gạch ngang, dấu gạch nối) DẤU................ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ: -Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. -Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. II- TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Em hãy viết nguyên văn một câu tục ngữ về con người và xã hội đã học chương trình 7 . em hiểu như thế nào về câu tục ngữ đó? Câu 2: Người Việt Nam sống có đạo lí, có nghĩa tình . Em hãy chứng minh đạo lí nghĩa tình cao đẹp ấy qua câu tục ngữ : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Đáp án đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 7 I-Tự luận CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN ĐÚNG B A D D D D A D dấu chấm phẩy Câu 9: Từ đồng âm : đồng: cua, lòng, cánh, chí. Từ đòng nghĩa: phi cơ- máy bay, xe lửa- tàu hoả, phụ nữ- đàn bà. II- TỰ LUẬN: Câu 1: (1 điểm) viết đúng, nguyên văn câu tục ngữ. Hình thức: nêu nhịp, vần. Biện pháp nghệ thuật Nội dung: Nêu được ý nghĩa, nội dung câu tục ngữ. Câu 2:Bài làm thể hiện rõ: Luận điểm:Lòng biết ơn những người đã tạo thành quả, để mình được hưởng thụ- Một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Ý: + Lẽ sống về đạo đức, tình nghĩa cao đẹp của con người + Lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của người trồng cây + Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn con người Việt Nam. Dẫn chứng: + Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. + Các lễ hội văn hoá. + Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ. + Ngày 27-7 hằng năm là dịp để chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn đó. + Hoc trò biết ơn thầy cô giáo... - Bố cục cân đối, liên kết chặt chẽ
File đính kèm:
- NV-7-THD.doc