Đề thi học kỳ II - Năm học: 2008-2009 Môn:văn Lớp.10 THPT trường Thpt Chu Văn An

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II - Năm học: 2008-2009 Môn:văn Lớp.10 THPT trường Thpt Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2008-2009
 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MÔN:.VĂN LỚP.10 THPT
 --------------------------------- ---------------------------------
 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề


 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: 7 điểm ( Phần dành cho thí sinh học Chương trình Chuẩn và học sinh học Chương trình Nâng cao)
 Câu 1 ( 2 điểm ) : Hãy nêu những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt.
 Câu 2 (5 điểm ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Cậy em, em có chịu lời,
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
 Giữa đường đứt gánh tương tư,
 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
 Kể từ khi gặp chàng Kim,
 Khi ngày quạt nước, khi đêm chén thề.
 Sự đâu sóng gió bất kỳ,
 Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
 Ngày xuân em hãy còn dài,
 Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
 Chị dù thịt nát xương mòn,
 Ngậm cười chín suối, hãy còn thơm lây.
 Chiếc vành với bức tờ mây,
 Duyên này thì giữ, vật này của chung.
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du,SGK lớp 10,NXB Giáo Dục,tr 138 )
 PHẦN RIÊNG: 3 điểm ( Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần :A hoặc B )
 A/Phần dành cho học sinh theo Chương trình Chuẩn:
 Câu 3 ( 3 điểm ): Từ đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên) anh/ chị hãy trình bày cảm nhận của mình về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong một bài văn không quá 400 từ .
 B/Phần dành cho học sinh theo Chương trình Nâng cao:
 Câu 4 ( 3 điểm ): Hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 400 từ để làm rõ chủ nghĩa nhân đạo trong các sáng tác của Nguyễn Du.

 --------------- Hết --------------











SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
 TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN HỌC KỲ II - LỚP 10 - NĂM HỌC 2008-2009
 -------------------- -----------------------------

 A/ MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG:
 -Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản. Do đặc trưng của bộ môn và tính chất của đề thi, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm.
 -Trên cơ sở những yêu cầu của một số mức điểm mà bản hướng dẫn chấm xác định, giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho những điểm còn lại một cách hợp lý.
 - Chấm riêng từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu để cho điểm toàn bài.Điểm toàn bài làm tròn 0,25 điểm(0,25 lên 0,5; 0,75 lên 1.0). Cần khuyến khích những sáng tạo và những kiến giải riêng của học sinh.
 -Ở câu dành riêng cho từng Chương trình học, nếu học sinh làm không đúng theo Chương trình của mình thì không chấm mà cho điểm 0.
 B/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ :
 PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: 7 điểm ( Phần dành cho học sinh học Chương trình Chuẩn và học sinh học Chương trình Nâng cao )
 Câu 1: Học sinh cần trình bày được những ý sau ( mõi ý cho 0,5 điểm ).
 -Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm hướng tới âm chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo qui tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
 -Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
 -Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng qui tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ,tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
 -Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
 *Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng miễn là vẫn đảm bảo được nội dung của yêu cầu sử dụng tiếng Việt thì vẫn cho điểm tối đa, còn lại giám khảo cần cân nhắc để cho điểm phù hợp ).
 Câu 2:
 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận phân tích thơ. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
 2.Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn là bài làm đạt được một số ý cơ bản sau:
 -Giói thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn trich và đây là đoạn Kiều trao duyên cho Vân.
 -để thuyết phục Vân nhận lời lấy Kim Trọng thay mình Kiều đã khôn khéo dùng những lời lẽ và tâm thế của lí trí. 
 -Kiều trình bày hoàn cảnh khó sử của mình ràng buộc em bằng tình ruột thịt.Tuy nhiên chính lúc mục đích đạt được thì mâu thuẫn bi kịch tình yêu trong Kiều lại xuất hiện.
 -Làm rõ được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ và khắc hoạ diễn biến tâm lý của nhân vật.



 TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM

 -Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Có thể còn vài sai sót nhỏ, không đáng kể.
 -Điểm 3: Viết được khoảng nửa yêu cầu về nội dung nhưng đảm bảo yêu cầu về hình thức.
 -Điểm 1: Viết chưa được nửa yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi diễn đạt.
 -Điểm 0: Những bài để giấy trắng hoặc viết được vài dòng nhưng không rõ ý gì. 
 
 PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH CÁC CHƯƠNG TRÌNH.( 3 điểm)

 A/Phần dành cho học sinh theo học Chương trình Chuẩn:
 Câu 3:
 1,Về kỹ năng:Biết cách làm bài nghị luận văn học thuyết minh, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt; Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết rõ ràng.
 2,Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách miễn là làm rõ được các ý sau:
 -Giói thiệu đôi nét về tác giả Ngô Sĩ Liên.
 -Trần Quốc Tuấn là vị tướng có nhiều đóng góp cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc (có dẫn chứng).
 -Ông luôn đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của gia đình ,bản thân (dẫn chứng ).
 -Bộc lộ sự cảm phục về đức độ và tài năng của người anh hùng dân tộc.
 B/Phần dành cho học sinh theo học Chương trình Nâng cao:

 Câu 4:
 1,Về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học chứng minh, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt tốt; Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; Chữ viết rõ ràng.Dẫn chứng phù hợp,đủ. 
 2,Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhièu cách miễn là làm rõ các ý sau:
 -Giói thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du.
 -Yêu thương con người sâu sắc( dẫn chứng)
 -Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người:Sắc đẹp, tài năng, tình yêu tự do(dẫn chứng).
 -Căm ghét các thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống của con người (dẫn chứng).

 TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM CHUNG CHO CẢ HAI CHƯƠNG TRÌNH

 -Điểm 3:Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và kỹ năng có vài sai sót nhỏ không dáng kể.
 -Điểm 1:Đáp ứng chưa được phân nửa yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi về kỹ năng.
 -Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết được vài dòng nhưng không rõ ý gì.

 ----------------Hết--------------








 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2008-2009
 TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN MÔN:.VĂN LỚP.10 THPT
 --------------------------------- ---------------------------------
 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề

 ĐỀ CHÍNH THỨC

 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: 7 điểm ( Phần dành cho thí sinh học Chương trình Chuẩn và học sinh học Chương trình Nâng cao)
 Câu 1:Hãy giói thiệu “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

 PHẦN RIÊNG: 3 điểm (Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần :A hoặc B)

 A/Phần dành cho học sinh theo chương trình chuẩn:
 Câu 1: ( 1 điểm ):Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm chung nào?
 Câu 2: ( 2 điểm): Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du.

 B/Phần dành cho học sinh theo chương trình nâng cao:
 Câu 1 ( 1 điểm):Nguyễn Du đã sử dụng đặc điểm nào trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để viết đoạn thơ sau:
 
 Khi sao phong gấm rủ là
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
 Mặt sao dày gió dạn sương,
 Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
 (Nguyễn Du _Truyện Kiều)
 Hãy gọi tên một thủ pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên ?
 Câu 2 : (2 điểm) :Hãy cho biết những nét lớn về nguồn gốc của Truyện Kiều và sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ?

 -------------------Hết---------------















SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
 TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN HỌC KỲ II - LỚP 10 - NĂM HỌC 2008-2009
 -------------------- -----------------------------

 A/ MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG:
 -Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản. Do đặc trưng của bộ môn và tính chất của đề thi, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm.
 -Trên cơ sở những yêu cầu của một số mức điểm mà bản hướng dẫn chấm xác định, giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho những điểm còn lại một cách hợp lý.
 - Chấm riêng từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu để cho điểm toàn bài.Điểm toàn bài làm tròn 0,25 điểm(0,25 lên 0,5; 0,75 lên 1.0). Cần khuyến khích những sáng tạo và những kiến giải riêng của học sinh.
 -Ở câu dành riêng cho từng Chương trình học, nếu học sinh làm không đúng theo Chương trình của mình thì không chấm mà cho điểm 0.
 B/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ :
 PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: 7 điểm ( Phần dành cho học sinh học Chương trình Chuẩn và học sinh học Chương trình Nâng cao )
 Câu 1:
 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận thuyết minh. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
 2. Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn là bài làm đạt được một số ý cơ bản sau:
 -Giói thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và thể truyền kỳ.
 -Giói thiệu về nhân vật Tử Văn: Khẳng khái, nóng nảy, cương trực, ghét gian tà bạo ngược, đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý được thể hiện qua những hành động cụ thể:đốt đền, đối với tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi; Đối với Diêm vương. Và cuối cùng đã được đến bù sứng đáng được giữ chức Phán sự đền Tản Viên trở thành người cầm cân nảy mực đem lại sự công bằng cho dân chúng.
 -Giới thiệu về hồn ma tên giặc Bách Hộ họ Thôi: Lúc sống hắn là tên giặc xâm lược nước ta đến khi chết hắn lại tác oai, tác quái gây hại cho dân lành. Hắn gian ngoan xảo quyệt, nhưng cuối cùng cũng bị Tử Văn vạch mặt và bị trừng trị một cách đích đáng.
 -Về nghệ thuật: truyện sử dụng yếu tố kỳ ảo làm cho câu chuyện sinh động dễ dàng phản ánh hiện thực xã hội. Và cách sử dụng xung đột, giải quyết xung đột thoả đáng.

 TIÊU CHUẦN CHO ĐIỂM

 - Điểm 7: Đáp ứng đủ các yêu câu nêu trên. Có thể còn vài sai sót nhỏ không đáng kể .
 -Điểm 5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nêu trên nhưng ở một số ý nội dung còn sơ sài, còn sai một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 3: Đáp ứng phân nửa các yêu cầu trên, còn sai một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 1:Nội dung còn quá sơ sài, mắc nhiều lỗi kĩ năng.
 -Điểm 0: Những bài để giấy trắng hoặc viết được vài dòng nhưng không rõ ý gì.

 PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH THEO HỌC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ( 3 ĐIỂM )

 A/Phần dành cho học sinh theo Chương trình Chuẩn:
 Câu 2: Học sinh nêu được 3 đặc điểm cho 1.0 điểm nhưng nếu nêu đươc 2 đặc điểm cho 0,75 điểm, nêu được 1 đặc điểm cho 0,25 điểm)
 -Tính hình tượng.
 -Tính truyền cảm.
 -Tính cá thể hoá.
 Câu 3: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được các ý sau:
 -Nguyễn Du (1765-1820 ) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Thăng Long, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình đại quí tộc có nhiều người làm quan và sáng tác văn học.Bố, mẹ chết sớm, Nguyễn Du phải sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.Thời gian này Nguyễn Du có điều kiện hiểu nhiều về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giai cấp quí tộc.( 0,5 điểm )
 -Rồi do nhiều biến cố lịch sử Nguyễn Du phải lưu lạc suốt 10 năm trời trong dân gian. Đây là thời gian Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, tạo điều kiện cần thiết cho sự hình thành phong cách ngôn ngữ của các sáng tác bằng chữ nôm.(0,5 điểm )

 -Đến năm 1802 Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn được cử đi sứ sang Trung Quốc. Chuyến đi sứ để lại những dấu ấn sâu đậm trong thơ văn, đặc biệt nâng tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong các sáng tác của ông. Năm 1820 Nguyễn Du lại được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất( 0,5 điểm).
 -Nguyễn Du đã để lại một số lượng thơ văn lớn với những tác phẩm tiêu biểu như:Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục,Nam trung tạp ngâm. Do những đóng góp to lớn của ông cho văn học nên năm 1965 nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du Hôi đồng hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá.( 0,5 điểm)

 B/Phần dành cho học sinh học theo Chương trình Nâng cao.
 Câu 4: Học sinh trình bày được các ý sau:
 -Nguyễn Du đã sử dụng đặc điểm thẩm mĩổtng phong cách nghệ thuật để sáng tác đoạn thơ ( 0,5 điểm )
 -Học sinh chỉ cần nêu được một trong các thủ pháp nghệ thuật sau: Câu hỏi tu từ, so sánh, phép đối lập sóng đôi, cách bố cục độc đáo ( 0,5 điểm )
 Câu 5:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý sau:
 -Truyện Kiều dựa theo cốt truyện “Kim, Vân, Kiều truyện” -Tiểu thuyết chương hồi cỡ nhỏ ( gồm 20 hồi )của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc.Thời điểm sáng tác Truyện Kiều đến nay chưa xác định rõ nhưng dự đoán trong khoảng mười năm gió bụi ở Thái Bình và hoàn thiện vào thời gian ở Ngi Xuân.( 0,5 điểm )
 -Nguyễn Du đã có những sáng tạo lớn ở nhiều mặt:
 +Về nội dung Nguyễn Du đã biến một câu truyện tình oan trái thành khúc ca thương cảm cho số phận con người bị chà đạp( 0,5 điểm )
 +Về nghệ thuật Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết mưu mẹo, các chi tiết báo oán tàn nhẫn, dung tục, thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tạo ra một thế giói nhân vật sống động. (0,5 điểm )
 +Về thể loại Nguyễn Du đã kế thừa các truyền thống của truyên Nôm, khúc ngâm, thơ trữ tình, ca dao, dân ca để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và đậm chất trữ tình vào bậc nhất của văn học Việt Nam. ( 0,5 điểm )

 ---------------Hết ----------------



 

File đính kèm:

  • docde thi van 10 Cb Ki IIco kem dap apvarem diem.doc