Đề thi học kỳ II - Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ Văn 11 Trường THPT Vân Canh

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II - Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ Văn 11 Trường THPT Vân Canh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT Vân Canh 
ĐỀ THI HỌC KỲ II - Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn 11
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
 Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Chỉ ra đóng góp mới của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A.Chủ nghĩa yêu nước. B.Chủ nghĩa anh hùng. C.Tinh thần dân chủ. D.Chủ nghĩa nhân đạo.
Câu 2: Câu có mấy thành phần nghĩa?
A.Một. B.Hai. C.Ba. D.Bốn.
Câu 3: Bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh có xuất xứ từ:
A.Tập thơ Từ ấy. B.Tập thơ Nhật kí trong tù. C.Tập thơ Nhật kí ở rừng. D.Tập thơ Máu và hoa.
Câu 4: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
A.Đơn lập. B.Hòa kết. C.Loại hình khác.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) đều thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, đúng hay sai?
A.Đúng. B.Sai.
Câu 6: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Tiểu thuyết Những người khốn khổ), bút pháp lãng mạn của V.Huy-gô thể hiện ở cách xây dựng nhân vật và các tuyến nhân vật đối lập, đúng hay sai?
A.Đúng. B.Sai.
Câu 7: Ai được mệnh danh là Mặt trời của thi ca Nga?
A.Pu-skin. B.Ta-go. C.Sê-khốp. D.Ăng-ghen. 
Câu 8: Chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm (…) để câu văn sau trở thành một nhận xét đúng:
 “Tản Đà đã đặt được … giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại.”.
A.sự ghi nhận. B.nền móng. C.dấu gạch nối. D.dấu son mới.
 Điền vào chỗ trống:
Câu 9: Nội dung bài thơ Hầu trời (Tản Đà) thể hiện ……………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Thao tác lập luận bác bỏ là ……………………………………………........................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 11: Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận:……………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Ý nghĩa bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin): ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………… 
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 Có ý kiến cho rằng “Tràng giang là một bài thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại”. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình.
---- Hết ----


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT Vân Canh 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II - Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn 11

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm.
Câu: 1C; 2B; 3B; 4A; 5A; 6B; 7A; 8C; 
Câu 9: ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
Câu 10: dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lạc hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu lên ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe, người đọc.
Câu 11: Tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục.
Câu 12: Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.
II.PHẦN TỰ LUẬN:
Học sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách, tự do phát biểu suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề đặt ra của đề bài. (1 điểm)
2. Thể hiện quan điểm cá nhân về ý kiến đưa ra ở đề bài. (1 điểm)
3. Bài thơ Tràng giang mang vẻ đẹp cổ điển. Vẻ đẹp ấy thể hiện ở:
- Thể thơ bảy chữ chủ yếu với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự cân đối, hài hòa.
- Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong khung cảnh thiên nhiên bát ngát, không gian vô tận, thời gian vĩnh hằng.
- Cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên: đơn sơ, chấm phá mà ghi lại hồn cốt của tạo vật.
- Thi liệu, âm điệu chủ đạo, nỗi buồn của nhà thơ.
- Cách vận dụng sáng tạo lối diễn đạt và ý thơ có trong thơ cổ: hai câu cuối.
- Vẻ đẹp trang nhã, thanh cao toát ra từ toàn bộ bài thơ… (2,5 điểm)
4. Bài thơ Tràng giang cũng mang phong cách hiện đại:
- Vận dụng linh hoạt thể thơ bảy chữ.
- Bên cạnh thi liệu cũ, tác giả còn sử dụng thi liệu mới.
- Cách cảm nhận sự vật: “cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô” (Xuân Diệu). (2,5 điểm)
---- Hết ----
 
	 Giáo viên ra đề:


 Phạm Thị Bích Huệ













SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT Vân Canh 
ĐỀ THI HỌC KỲ II - Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
 Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Các trận thủy chiến lớn như: năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giết Lưu Hoằng Thao; năm 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi… được nhắc đến trong tác phẩm nào sau đây?
A.Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). B.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên).
C.Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn). D.Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).
Câu 2: Ông là một vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông cũng là người đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt. Ông là ai?
A.Nguyễn Du. B.Trương Hán Siêu. C.Nguyễn Trãi. D.Ngô Sĩ Liên.
Câu 3: Hai câu sau trích từ tác phẩm nào?
	“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
	Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.”
A.Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên). B.Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).
C.Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão). D.Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).
Câu 4: Câu nói nổi tiếng sau đây của ai?
 “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.”
A.Thân Nhân Trung. B.Hoàng Đức Lương. C.Trần Đức Lương. D.Nguyễn Trãi.
Câu 5: Tính chuẩn xác, hấp dẫn là đặc trưng cơ bản của loại văn bản nào?
A.Văn bản thuyết minh. B.Văn bản tự sự. C.Văn bản nghị luận.
Câu 6: Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của lịch sử tiếng Việt, tiếng Việt ta đã có những loại chữ viết nào?
A.Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. B.Chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
C.Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp, chữ quốc ngữ. 
Câu 7: Chàng Ngô Tử Văn (nhân vật chính trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) là người như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Phát hiện và sửa lỗi cho câu sau:
 Nam là một học sinh giỏi toàn diện, cậu ấy không những giỏi môn toán, không những giỏi môn văn.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) là một bộ tiểu thuyết kinh điển của nền văn học nào?
A.Văn học Việt Nam. B.Văn học Nga. C.Văn học Trung Quốc. D.Văn học Pháp.
Câu 10: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
	Lòng này gửi gió đông có tiện?
	………………………………..
	………………………………..
	………………………………..
	………………………………..
	Nối nhớ chàng đau đáu nào xong. (Chinh phụ ngâm)
Câu 11: Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Đoạn thơ sau đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào?
	Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
	Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
	Đưa chàng lòng rượi rượi buồn,
	Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. (Chinh phụ ngâm)
A.Ẩn dụ. B.Hoán dụ. C.Phép điệp. D.Phép đối.
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
	Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong mười sáu câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều, Nguyễn Du).
---- Hết ----



































 
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT Vân Canh 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II - Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn 10

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm.
Câu: 1D, 2C, 3B, 4A, 5A, 6B, 9C, 12D,
Câu 7: Chàng Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa; dũng cảm , kiên cường và giàu tinh thần dân tộc.
Câu 8: Nam là một học sinh giỏi toàn diện, cậu ấy không những giỏi môn toán, mà còn giỏi môn văn.
Câu 10: Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
	 Non Yên dù chẳng tới miền, 
 Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
 Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Câu 11: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
II.PHẦN TỰ LUẬN:
Học sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách, tự do phát biểu suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề đặt ra của đề bài. (1 điểm).
2. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
-Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
-Từ chỗ nói với em (ở đoạn đầu), Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho thân phận khổ đau, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. (4 điểm).
3. Vẻ đẹp nhân cách của Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hi sinh quên mình vì gia đình, người thân. (1 điểm).
4. Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ đọc thoại nội tâm sinh động. (1 điểm).
	---- Hết ---- 
 
 Giáo viên ra đề:


 Phạm Thị Bích Huệ



File đính kèm:

  • docDE THI NGU VAN HK II NH 2010 2011.doc