Đề thi học kỳ II - Năm học 2012- 2013 môn: văn - lớp 11

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II - Năm học 2012- 2013 môn: văn - lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ 
 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN 
 
 ĐỀ THI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2012- 2013
 	MÔN: VĂN - LỚP 11 
 Thời gian làm bài :90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 

Câu 1 ( 1,5 điểm): Nêu các đặc điểm loại hình của tiếng Việt? Chỉ ra sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ được in đậm trong câu ca dao sau:
“Ta về ta tắm ao ta
Dầu trong, dầu đục ao nhà vẫn hơn”

Câu 2 ( 1,5 điểm): Trình bày nguyên tắc và lí giải nguyên nhân xác định tinh thần của 2 thời đại thơ trong “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh?

Câu 3 ( 7 điểm): Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ( SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007)


----------------- Hết --------------
























V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM



HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11
(KIỂM TRA HỌC KÌ II )



CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
* Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
- Từ không biên đổi hình thái:
- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ 
trước sau và sử dụng các hư từ
* Phân tích sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ được in đậm: 
- Ta(1)(2) là chủ ngữ
- Ta(3) : là bổ ngữ

0,75 
(0,25)
(0,25)
(0,25)


0,75

(0,5)
(0,25)

Câu 2
 Trình bày nguyên tắc và lí giải nguyên nhân xác định tinh thần của 2 thời đại thơ trong “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh?
* Nguyên tắc xác định tinh thần của 2 thời đại thơ của Hoài Thanh.
- Tinh thần thơ cũ là chữ “ta”
- Tinh thần thơ mới là chữ “tôi”
* Nguyên nhân để Hoài Thanh xác định được các nguyên tắc đó.
- Mỗi thời đại thi ca đều có những bài thơ hay
- Giữa các thời đại thi ca đều có sự tiếp nối, qua lại giữa cái mới và cái cũ.


1,0
(0,5)
(0,5)
0,5
(0,25)

(0,25)
Câu 3
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ( SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007)a/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu. 
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: 
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, nêu được ND chính của bài thơ: Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ với những cảm xúc, suy tư chân thật; đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi gặp lý tưởng của Đảng.

- Phân tích niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng trong khổ thơ thứ nhất
+ Dùng hình ảnh “ nắng hạ” và “mặt trời chân lí” → Nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản.
+ Sử dụng các động từ mạnh“Bừng” “Chói”: → Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản tràn đầy sức sống và hương sắc
- Phân tích rõ những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai
+ Từ ngữ đặc sắc “Buộc” “Trang trải” “Gần gũi”
+ Hình ảnh ẩn dụ “ Khối đời”, điệp từ “để”
→ Diễn tả nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu : hài hòa giữa riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, đoàn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng.
- Phân tích sự chuyển biến mãnh mẽ về tình cảm ở khổ thơ thứ 3.
+ Lặp cấu trúc “ Tôi đã là...” → Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả.
+ Điệp từ, số từ ước lệ, từ ngữ biểu cảm → Khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt. Tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vảcủa nhà thơ.
- Tóm lược ND đã phân tích, có liên hệ thực tế
- Bài viết rõ ràng, chữ viết cẩn thận
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….








0,75




1,75









1,75





1,75





0,75
0,25

File đính kèm:

  • docDe thi mon van HKII.doc