Đề thi học sinh giỏi Các môn Lớp 4, 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Khánh

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Các môn Lớp 4, 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trắc nghiệm học sinh giỏi lớp 5
Năm học 2006 - 2007
Đơn vị: trường Tiểu học Xuân Khánh
Phần I Đề bài:
(Thời gian 90 phút)
Môn toán:
Câu 1: Tổng của một số lẻ và một số chẵn ( hoặc một số chẳn với một số lẻ ) là:
A. Số chẳn	B. Số chẳn hoặc lẻ	C. Số lẻ
Câu 2: Câu nào sau đây viết đúng.
	A. Hai tam giác có diện tích bằng nhau khi chúng có đáy bằng nhau.
	B. Hai tam giác có diện tích bằng nhau khi chúng có chiều cao bằng nhau.
C. Hai tam giác có diện tích bằng nhau, chiều cao bằng nhau thì hai đáy của hai tam giác đó ứng với hai chiều cao bằng nhau cũng bằng nhau.
Câu 3: Phân số không thể rút gọn được nữa gọi là:
	A. Số thập phân
	B. Phân số tối giản.
	C. Phânn số bé hơn1
	D. Phân số lớn hơn 1.
Câu 4: Giữa hai số 0, 3 và 0,4 có:
	A.1 số thập phân.
	B. 10 số thập phân.
	C. 100 số thập phân.
	D. Nhiều số thập phân.
Câu 5: Có bao nhiêu kg trong 0,65 tấn.
	A. 65	B. 650
	C. 1538	D. 6.500
Câu 6: :
A. 	B.	C. 	D. 	
Câu 7: Số 2007 bớt ít nhất bao nhiêu thì được số chia hết cho 4.
A. 3 lần	B. 3 đơn vị
C. 7 đơn vị	D. 8 đơn vị
Câu 8: Số gồm 32 đơn vị, 5 phần nghìn đơn vị được viết là:
A.32,5	B 32,05	C. 3,25	D. 32,005
Câu 9: Số tiếp theo của dãy số sau là: 1, 4, 9, 16, 25, .....
A 28	B. 30	C. 36	D. 38
Câu 10: Số nào là một nửa của một phần tư của một phần mười của 400.
	A. 2	B. 5	C. 8	D.10
Câu 11: Có một số hộp bánh và một số gói kẹo như nhau. Cứ 3 hộp bánh và 5 gói kẹo nặng 2500 g, 4 hộp bánh và 4 gói kẹo nặng 2.800 g. Hỏi 5 hộp bánh và 3 gói kẹo thì nặng bao nhiêu gam?
	A. 2900g	B. 3000g	C. 3.100g	D. 3.200g
Câu 12: Cho phép chia 72,26 19
 152 3.80
 06
	 Số dư trong phép chia này là:
	A. 6	B. 0.06	C. 0. 6 	D. 0.0006
Môn tiếng việt:
Câu 13: Trong bài thơ : “Bài ca về Trái Đất” của nhà thơ Định Hải ( TV 5 tập 1), khổ thơ nào nói về vẻ đẹp bình yên củaTrái đất ?
	A. Khổ thơ thứ nhất
	B. Khổ thơ thứ 2
	C. Khổ thơ thứ 3
Câu 14: Trong câu chuyện: “Pa-xtơ và em bé”, nhà bác học Pa- xtơ đã tìm ra văcxin nào dưới đây.
	A. Văc-xin chống bệnh sởi.
	B. Văc-xin chống bệnh bại liệt
	C. Văc-xin chống bệnh ho gà.
	D. Văc-xin chống bệnh dại.
Câu 15: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng:
	A. Làm nổi bật những sự vật, sự việc.
	B. Làm nổi bật những hoạt động đối lập nhau.
	B. Làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái ...đối lập nhau
Câu 16: Có mấy cách mở bài trong bài văn tả cảnh?
	A. 1 cách	B. 2 cách	
	C. 3 cách	D.4 cách
Câu 17: Từ viết sai chính tả là: 
	A. sum sê	B. xum xuê
	C. Sung túc	D. Cây xung
Câu 18: Từ nào sau đây không phải từ láy:
	A. Nhỏ nhẹ	B. Nhỏ nhoi
	C. Nhỏ nhắn	D. Nho nhỏ
Câu 19: Từ nào dưới đây là động từ:
	A. Giàu sang	B. Pháp luật
	C. Suy nghĩ	D. Hiền hậu	
Câu 20: Thành ngữ nào nói về cảnh vật thiên nhiên:
	A. Trong xóm ngoài làng
	B. Biển rộng sông dài
	C. Thẳng cánh cò bay
	D. Gần nhà xa ngõ.
Câu 21: Nghĩa của từ “hối hả”là:
A. Rất vội vã , muốn là gì đó cho thật nhanh.
B. Mừng vui,phấn khởi vì được như ý.
C. Vất vã vì dốc sức để làm việc cho thật nhanh.
D. Vội vàng, nuốn mọi người cùng tham gia.
Câu 22: Câu nào dưới đây có vị ngữ trả lời cho câu hỏi là cái gì ?(hoặc là ai?)
	A. Bọn giặc ra lệnh cấm lưu giữ bức tranh.
	B. Bức tranh vẽ cụ già ngồi câu cá rất hấp dẫn.
	C. Tác giả của bức tranh là cụ Sáu ở trong phố.
Câu 23: Từ “Thật thà” trong câu dưới đây thuộc từ loại: 
Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe
	A. Danh từ	B. Động từ
	C. Tính từ	D. Đại từ
Câu 24: Đọc câu thơ sau: “Rừng mơ ôm lấy núi”.
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
	A. Rừng mơ	B. Ôm
	C. Núi	D. Lấy
Câu 25: Câu nào dưới đây được viết bằng biện pháp so sánh vật với vật:
	A. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng thêm lóng lánh.
B. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.
	C. Màu lòng đỏ trứng một lúc một sáng hồng lên rất trong.
Câu 26: Đọc bài sau:
	 “Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
	Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?
	 Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
	Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?”
	 (Ca dao)
Bài ca dao muốn cho chúng ta biếtđiều gì ?
	A. Trăng sáng hơn đèn	
	B. Đèn sáng hơn trăng
	C. cả đèn và trăng không nên tự khoe mình.
	D. Mỗi người cần nhận ra chỗ yếu của mình.
Đạo đức
Câu 27: Trong những ngày dưới đây ngày nào dành riêng cho trẻ em:
	A. Ngày 1tháng 6	B. Ngày 15 tháng 5
	C. Ngày 15 tháng 8 ( âm lịch)	D. Ngày 1 tháng 5.
Câu 28: Trong những sự việc sau,việc nào cần đến UBND xã:
	A. Đăng ký tạm trú cho khách ở lại nhà qua đêm.
	B. Cấp giấy khai sinh cho em bé.
	C. Mừng thọ cho người già.
	D Tổ chức các hoạt động khuyến học ( khen thưởng học sinh giỏi ...)
	E. Tổ chức lễ kết hôn cho thanh niên.
Câu 29: Em không tán thành với những ý kiến nào dưới đây:
	A. Văn Miếu là trường Đại học đầu tiên của nước ta.
	B. Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Lý Thường Kiệt chống quân Tống.
	C. Bài hát “Nối vòng tay lớn” ca ngợi Đất nước Việt Nam giàu đẹp.
D. Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc tỉnh Quảng Bình
Môn khoa học
Câu 30: Gang là hợp kim của :
A . Sắt và đồng	B. Sắt và các bon	
C. Đồng và thiếc	D. Đồng và nhôm.
Câu 31: Trường hợp nào dưới đây không lây truyền HIV.
	A. Dùng chung kim tiêm	
	B. Bị muỗi cắn
	C. Từ mẹ sang con	lúc mang thai hoặc khi sinh con	
	D. Dùng chung khăn mặt.
Câu 32: Trong các biến đổi dưới đây biến đổi nào là biến đổi hóa học ?
	A. Đinh mới, đinh gỉ	B. Trộn đường vào muối
	C. Đốt cháy sợi vải	D. Hòa tan đường vào nước.
Phân môn lịch sử:
Câu 33: Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
	A. 1- 8 - 1858	B. 1- 9 - 1858
	C. 11 - 9 - 1858	D. 1 - 9 - 1958
Câu 34: Câu nào dưới đây viết đúng:
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 và kết thúc vào ngày 7 tháng 5.
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 và kết thúc vào ngày 7 tháng 5.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 và kết thúc vào ngày 7 tháng 5.
Câu 35: Vì sao chỉ có sự lãnh đạo của Nguyễn ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ?
	A. Nguyễn ái Quốc là người yêu nước.
B. Nguyễn ái Quốc có hiểu biết sâu sắc về lý luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế.
	C. Nguyễn ái Quốc được những người yêu nước Việt Nam ủng hộ.
	D. Cả 3 ý trên.
Câu 36: Khoáng sản A - pa - tit có nhiều ở tỉnh nào ? 
	A. Quảng Ninh	B. Hà Tỉnh 	
	C. Ninh Bình 	D. Lào Cai
Câu 37: Rừng ngập mặn là:
	A. Rừng ven biển để nước mặn chàn vào.
	B. Rừng ngập sâu trong nước mặn.
	C. Rừng ven biển phần gốc cây bị ngập trong nước mặn.
Câu 38: Ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển do:
	A. Khoảng 3/4 dân số của nước ta sống ở nông thôn.
	B. Nước ta trồng nhiều lúa - ngô - sắn, ... phục vụ cho chăn nuôi.
C. Nguồn thức ăn chăn nuôi ngày càng đảm bảo nhu cầu thực phẩm của nhân dân tăng.
	D. Cả A và B
Môn kỹ thuật:
Câu 39: Thêu chữ V được thực hiện theo thứ tự nào ?
	A. Thêu theo chiều từ trái sang phải
	B. Thêu theo chiều từ phải sang trái
	C. Các mũi thêu được luôn phiên thực hiện trên hai đường dấu song song.
	D. Thêu từ trên xuống dưới
Câu 40: Lắp xe ben được thực hiện theo mấy bước.
	A. 3 bước	B. 2 bước	C. 4 bước 	D. 5 bước
Câu 41: Loại thức ăn nào có tác dụng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống hằng ngày của gà và chuyển hóa thành chất béo tích lũy trong thịt và trứng gà ?
	A. Thức ăn cung cấp chất đạm.
	B. Thức ăn cung cấp chất béo.
	C. Thức ăn cung cấp chất bột đường.
	D. Thức ăn cung cấp chất khoáng.
Môn âm nhạc:
Câu 42: Đàn bầu có tên gọi khác là gì?
	A. Đàn kìm	B. Đàn nguyệt
	C. Đàn nhị	D. Đàn độc huyền.
Câu 43: Bài hát: “Đất Nước tươi đẹp sao” của nhạc sỹ Vũ Trọng Tường được viết theo nhạc của nước nào ?
	A. Ma-lai- xi-a	B. Phi-líp-pin
	C. In-đô-nê-xi-a	D. Sin-ga-po
Câu 44: Bài hát nào dưới đây được hát với giọng thiết tha, trìu mến ?
	A. Reo vang bình minh	B. Ước mơ
	C. Hát mừng	D. Tre già bên Lăng Bác.
Môn Mỹ thuật:
Câu 45: Tượng “Phật Adiđà” (chùa Phật Tích - Bắc Ninh) là điêu khắc cổ được làm bằng chất liệu: 
A. Đất nung	B. Thạch cao.	C. Đồng 	D. Đá
Câu 46: Màu đỏ pha với màu vàng được màu:
	A. Da cam	 B Tím	 	C. Đỏ cờ	D. Nâu
Câu 47: Trong trang trí, những họa tiết (mảng hình) giống nhau nên vẽ màu như thế nào?
	 Trong trang trí, nhưng họa tiết ( mảng hình) giống nhau nên vẽ màu như thế nào ?
	A. Vẽ giống nhau	
	B. Vẽ màu khác nhau
	C. Vẽ màu giống nhau và cùng độ đậm nhạt
	D. Vẽ màu giống nhau và khác độ đậm nhạt
Môn: thể dục:
Câu 48: Động tác “ Thăng bằng” là động tác ở vị trí số mấy trong bài thể dục phát triển chung ?
	A. Thứ 4 	B. Thứ 5	C. Thứ 6	D. Thứ 7
Câu 49: Trờ chơi nào có mục đích rèn luyện phản xạ nhanh, sự tập trung chú ý ?
A. Chạy nhanh theo số	B. Ai nhanh và khéo hơn
C. Chạy tiếp sức theo vòng tròn	D. Qua cầu tiếp sức.
Câu 50: Những trường hợp nào dưới đây bị xem là phạm quy trong khi chơi trò chơi “ chạy tiếp sức theo vòng tròn”?
	A. Xuất phát trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định
	B. Không chạy qua vòng phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.
	C. Chạy theo đường kẻ của vòng tròn.
	D. Chạy ngược chiều kim đồng hồ.
Phần II: Đáp án
Mỗi câu học sinh trả lời đúng cho 2 điểm.
	- Trường hợp học sinh trả lời chưa đủ ý (đối với những câu khoanh vào 2 hoặc 3 ý thì giáo viên cho 0,5 hoặc 1 điểm)
Câu 1: C 
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7: B
Câu 8: D
Câu 9: C
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: B
Câu 13: A
Câu 14: D
 Câu 15: C
Câu 16: B
Câu 17: D
Câu 18: A
Câu 19: C
Câu 20: B, C
Câu 21: A
Câu 22: C
Câu 23: C
Câu 24: B
Câu 25: B
Câu 25: D
Câu 27: A - C
Câu 28: B - D
Câu 29: B - C - D
Câu 30: B
Câu 31: B, D
Câu 32: A, C
Câu 33: B
Câu 34: A
Câu 35 B, C
Câu 36: D
Câu 37: C
Câu 38: C
Câu 39: A
Câu 40: B
Câu 41: C
Câu 42: D
Câu 43: A
Câu 44: B
Câu 45: D
Câu 46: A
Câu 47: C
Câu 48: C
Câu 49: B
Câu 50: A, B
Đề thi học sinh giỏi lớp 4: 
năm học 2006 - 2007
Đơn vị: Trường tiểu học xuân khánh
Phần I: Đề bài:
Môn: toán: Thời gian: (90 phút)
Câu 1: Phép cộng có những tính chất nào sau đây
	A. Giao hoán	B. Kết hợp
	C. Cộng với 1	D. Cả 3 ý trên
Câu 2: Thương của 2 số lẻ là:
	A. Số lẻ	B. Số chẳn	C. Cả 2 ý trên
Câu 3: Công thức tính hình thoi là:
	A. a x b	B. 	C. r x r	D. 
Câu 4: Trong 2 phân số ( khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mâu số bé hơn thì.
	A. Phân số đó lớn hơn	B. Phân số đó bé hơn.
Câu5: Dãy số nào sau đây là dãy số tự nhiên.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, ....
B. 0, 3, 9, 18, 29, ...
C. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, ...
D. 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 6: Tú đã, tính giá trị một biểu thức như sau:
	A. Tú đã thực hiện đúng
	B. Tú đã thực hiện sai
	C. Tú đã làm đúng nhưng bỏ bước.
Câu 7: Số nào lớn hơn 6066 ( là) 106 đơn vi.
	A. 6166	B. 6666	C. 6172	D. 7666
Câu 8: Kết quả của phép nhân nào có nhiều chữ số 0 nhất
A. 7 x 6000	B. 12 x 8000	C. 25 x 400	D. 12 x 400.
Câu 9: Một hình vuông có cạnh dài 4 cm. ý nào sau đây là đúng.
	A. Diện tích hình vuông bằng chu vi hình vuông
	B. Diện tích hình vuông lớn hơn chu vi hình vuông
	C. Chu vi hình vuông bé hơn diện tích hình vuông
	D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 10: Ngày 9 tháng Hai là thứ ba
	Ngày 30 tháng Giêng là ngày nào ?
	A. Thứ năm	 	B. Thứ sáu	C. Thứ bảy	D. Chủ nhật
Câu 11: Có bao nhiêu chấm tròn ở hàng thứ 7
Hàng thứ nhất
Hàng thứ 2
Hàng thứ 3
Hàng thứ 4
	A. 7	B. 11	C. 13	D. 15
Câu 12: Bác Long thả một cây bèo xuống hồ. Ngày hôm sau bác thấy trên hồ có 2 cây bèo, ngày thứ ba trên hồ xuất hiện 4 cây bèo. Ngày thứ tư xuất hiện 8 cây bèo. Cứ như thế đến ngày thứ 18 kể từ ngày bác thả cây bèo đầu tiên, bác thấy bèo đã nở phủ kín hồ. Hỏi khi bèo nở đầy hồ thì trên hồ có bao nhiêu cây bèo ?
A. 13107	B. 131072	C. 524280	D. 524288
Môn: Tiếng việt:
Câu 13: Tiếng dùng để tạo nên
	A. Vần 	B. Câu 	C. Từ	D. Đoạn văn
Câu 14: Có mấy cách chính để tạo từ phức.
A. 1 cách	B. 3 cách	C. 2 cách	D. 4 cách
Câu 15: Câu chuyện thường gồm mấy phần
A. 1 phần 	B. 3 phần	C. 2 phần	D. 4 phần
Câu 16: Bu- ra - ti - nô trong truyện “Ba cá Bống” là một chú bé
	A. Bằng đất	B. Bằng gỗ	C. Bằng nhựa
Câu 17: Định nghĩa nào đúng nhất về danh từ:
	A. Danh từ là từ chỉ người
	B. Danh từ là những từ chỉ sự vật, người, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị.
	C. Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Câu 18: Từ nào sau đây viết đúng chính tả
A. Sản xuất	B. Suất sắc	C. Xan sẻ	D. Sung sướng
Câu 19: Từ nào là từ láy trong các từ dưới đây.
A. Nhỏ nhẹ	B. Tươi tốt	C. Dẻo dai	D. Cheo leo
Câu 20: Chủ ngữ trong câu: “ Những chú gà nhỏ như những hòn tơ nhỏ lăn tròn trên bãi cỏ” là:
A. Những chú gà	B. Những chú gà nhỏ
C. Những chú gà nhỏ như	D. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ nhỏ
Câu 21: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm gia đình
	A. Đứng núi này trông núi nọ
	B. Lửa thử vàng gian nan thử sức
	C. Máu chảy ruột mềm
	D. Môi hở răng lạnh
Câu 22: Bài thơ “ Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ miêu tả phiên chợ tết ở vùng nào?
	A. Miền trung du	B. Miền đồng bằng
	C. Miền ven biển	D. Miền núi
Câu 23: Câu “ Anh sẽ mang theo đồng hồ chứ ?” dùng với mục đích:
	A. Dùng để hỏi	B. Dùng thay lời chào
	C. Dùng để yêu cầu, đề nghị	D. Dùng để khen
Câu 24: Từ nào dưới đây điền vài chỗ trống trong câu là phù hợp nhất.
	Cờ-rít-xtốpCô-lông là người đầu tiên .... ra châu Mĩ
	A. Phát minh	B. Phát hiện	C. Chế tạo	D.Sáng chế
Câu 25: Cho câu văn: “ Nhờ bạn giúp đỡ lại có chí học hành, nhiều năm liền Hanh là học sinh tiên tiến:
	A. 13 từ	B. 14 từ	C. 18 từ 	D. 17 từ
Câu 26: Cho đoạn thơ sau:
	 “Vườn em có một luống khoai
	Có hàng chuối mật với hai luống cà
	 Em trồng thêm một cây na
	Lá xanh vẫy gió như là gọi chim”
 	( Trần Đăng Khoa)
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. Điệp từ	B. Nhân hóa	
	C. So sánh	D. Nhân hóa và só sánh
Môn: Đạo đức:
Câu 27: Tiết kiệm tiền của là:
A. Keo kiệt, bủn xỉn	B. ăn tiêu dè sẻn
C. Cất giữ tiền của	D. Sử dụng đúng mục đích, hợp lý, có ích
Câu 28: Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào ?
	A. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến.
	B. Lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn.
	C. Nêu ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, đưa ra ý kiến mình cho là đúng.
Câu 29: Những việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động
	A. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
	B. Giúp đỡ người khác bất kể là việc gì.
	C. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì.
	D. Đi ngủ đúng giờ quy định.
	E. Chơi ở khu vực dành cho người bán hàng
Môn: Khoa học
Câu 30: Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
	A. Thạch quyển	B. Khí quyển
	C. Thủy quyển	D. Sinh quyển.
Câu 31: “Nếu thiếu .... , cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ”
	Từ cần điền vào dấu .... là:
	A. Can - xi	B. I- ốt
	C. Vi - ta - min A	D. Vi - ta - min D
Câu 32: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
	A. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào ta làm ta thấy mát lạnh.
	B. Có sự truyền nhiệt từ tay sang vật, nên tay ta cảm thấy lạnh.
	C. Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy ta thấy lạnh.
	D. Nhiệt lạnh từ vật truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy ta thấy lạnh.
Môn: Lịch sử:
Câu 33: Bộ sách “Đại thành toán pháp” là bộ sách của
A. Ngô Sỹ Liên	B. Lương Thế Vinh	C. Nguyễn Trãi
Câu 34: Văn Miếu được xây vào thời nào?
	A. Thời Trần	B. Thời Hậu Lê
	C. Thời Lý	D. Thời Tiền Lê
Câu 35: “Thành Thăng Long có thể so với nhiều thành thị ở á châu, nhưng lại đông dân hơn. Những ngày phiên chợ, dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hóa đến đông không thể tưởng tượng được. Các con đường rộng bây giờ đều trở thành chật chội”
Đoạn văn trên miêu tả thành Thăng Long vào thời gian nào?
A. 1220	B. 1228	C. 1460	D. 1685
Môn: Địa lý:
Câu 36: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên?
	A. Sông Hồng	B. Sông Thái Bình
	C. Sông Đuống	D. Cả 3 ý trên
Câu 37: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
	A. Đồng bằng nằm ở ven biển.
	B. Đồng bằng có nhiều cồn cát.
	C. Đồng bằng có nhiều đầm phá
	D. Núi lan ra sát biển.
Câu 38: Dòng nào dưới đây sắp xếp đúng vị trí các tỉnh ( thành phố) theo hướng từ Nam ra Bắc?
	A. Cần Thơ - Đà Lạt - Đà Nẵng - Hải Phòng
	B. Hải Phòng - Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh
	C. Thành Phố Hồ Chí minh - Cần Thơ - Đà Nẵng - Đà Lạt.
	D. Huế - Đà Nẵng - Đà Lạt - Cần Thơ
Môn: Kỹ thuật
Câu 39: Quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường được thể hiện qua:
A. 2 bước	B. 3 bước	C. 4 bước	D. 5 bước
Câu 40: Tác dụng của việc xới đất vun gốc là:
	A. Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.	
	B. Làm cho đất chứa được nhiều nước.
	C. Giúp cho cây không bị đỗ, rễ cây phát triển mạnh.
	D. Cả 3 ý trên.
Câu 41: Cây lấy củ hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón nhiều:
A. Đạm	B. Phân vi sinh	C. Lân	D. Ka li
Môn: âm nhạc:
Câu 42: Đàn tì bà có mấy dây?
A. 2 dây	B. 4 dây	C. 3 dây	D. 5 dây
Câu 43: Bài hát “Khăn quàng thắm mãi vai em”được hát với giọng.
	A. Nhịp nhàng, vui tươi	B. Tha thiết, vui tươi
	C. Hồn nhiên, vui tươi	D. Vừa phải, thiết tha.
Câu 44: Bài hát “Cò lả” (dân ca Bắc Bộ) có giai điệu như thế nào?
	A. Vui tươi, tính chất âm nhạc êm ái, nhẹ nhàng.
	B. Nhịp nhàng, vui tươi, nhí nhảnh và hồn nhiên.
	C. Vui tươi, trong sáng, mượt mà, mềm mại.
Môn: Mỹ thuật
Câu 45: Ba màu cơ bản trong hội họa là:
	A. Đỏ - vàng - tím	B Xanh lam - chàm - tím
	C. Đỏ - vàng - xanh lam	D. Đỏ -xanh - nâu.
Câu 46: Để vẽ được bức tranh con vật cần thực hiện qua:
A. 2 bước	B. 3 bước	C. 4 bước	D. 5 bước
Câu 47: Trong trang trí, những họa tiết (mảng hình) giống nhau nên xvẽ màu như thế nào?
	A. Vẽ màu giống nhau	
	B. Vẽ màu khác nhau
	C. Vẽ màu giống nhau và cùng độ đậm nhạt 
	D. Vẽ màu giống nhau và khác độ đậm nhạt
Môn: Thể dục:
Câu 48: Trò chơi “ Nhảy lướt sóng” thường chơi theo đội hình:
	A. Hàng dọc	B. Hàng ngang	
	C. Vòng tròn	D. Nhiều hàng
Câu 49: Có mấy hình thức tập bài thể dục phát triển chung.
	A. 3	B. 4	C. 5 	D. 6
Câu 50: Mục đích của trò chơi “ Chạy theo hình tam giác” là
	A. Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, phản xạ nhanh.
	B. Rèn luyện sức khéo léo, khả năng giữ thăng bằng
	C. Rèn luyện sức nhanh, phản xạ vận động, khả năng khéo léo.
	D. Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
Phần II. Đáp án
- Mỗi câu học sinh trả lời đúng cho 2 điểm
- Trường hợp học sinh trả lời chưa đủ ý (đối với những câu khoanh vào 2 hoặc 3 ý thì giáo viên cho 0,5 hoặc 1 điểm
Câu 1: A. B
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: C
Câu 6: B
Câu 7: C
Câu 8: C
Câu 9: D
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: D
Câu 13: C
Câu 14: C
Câu 15: B
Câu 16: B
Câu 17: C
Câu 18: D
Câu 19: D
Câu 20: D
Câu 21: C, D
Câu 22: A
Câu 23: C
Câu 24: B
Câu 25: B
Câu 26: D
Câu 27: D
Câu 28: B
Câu 29: A, C
Câu 30: B
Câu 31: B
Câu 32: D
Câu 33: B
Câu 34: C
Câu 35: D
Câu 36: A, B
Câu 37: D
Câu 38: A
Câu 39: B
Câu 40: A, C
Câu 41: C, D
Câu 42: B
Câu 43: A
Câu 44: C
Câu 45: C
Câu 46: B
Câu 47: C
Câu 48: A
Câu 49: B
Câu 50: C

File đính kèm:

  • docDe thi & Dap an L4,5.doc