Đề thi học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS - Môn: Sinh học khối 9

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS - Môn: Sinh học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện
Yên Mỹ
đề thi học sinh giỏi cấp huyện bậc thcs
Năm học: 2005 - 2006
đề thi môn : Sinh Học lớp 9 Thời gian : 90’
(Không kể thời gian giao đề )
A. phần trắc nghiệm (7đ)
Bài 1 (4đ) : Chọn và ghi lại đáp án đúng trong mỗi trường hợp sau : 
Câu 1: 
ở lúa gen (A) qui định thân cao trộ hoàn toàn so với gen (a) qui định thân thấp. Khi cho lai hai giống lúa thân cao với nhau đời con thức nhất thu được 666 thân cao và 225 thân thấp. Kiểu gen của P phù hợp cho phép lai trên là:
 1. AA Í Aa 3. Aa Í Aa 5. aa Í aa 
 2. aa Í AA 4. AA Í AA 6. Aa Í aa 
Câu 2 :
Một gen có 2700 nuclêôtit và hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
1. A = T = 540 (nuclêôtit) và G = X = 270 (nuclêôtit)
2. A = T = 405 (nuclêôtit) và G = X = 270 (nuclêôtit)
3. A = T = 1520 (nuclêôtit) và G = X = 1250 (nuclêôtit)
4. A = T = 810 (nuclêôtit) và G = X = 540 (nuclêôtit)
 Câu 3 :
Một tế bào sau 6 lần phân bào nguyên phân liên tiếp thì số tế bào con được sinh ra là:
 A. 63 tế bào B. 64 tế bào C. 65tế bào D. 66 tế bào 
 Câu 4 :
 Để có 6 hợp tử được tạo thành mà hiệu suất thụ tinh của trứng là 20% thì số tế bào sinh dục đực ở giai đoạn chín cần là:
A. 29 B. 30 C. 31 D. 32
Bài 2 (3đ) :
Ghép các nội dung ở cột B với nội dung tương ứng ở cột A để thấy được ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
1. Nguyên phân
a. Sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
b. Phục hồi bộ NST của loài.
2. Giảm phân
c. Tạo nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc.
d. Phân li đồng đều tế bào chất của 2 tế bào mẹ cho tế bào con.
3. Thụ tinh
e. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
f. Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính qua thế hệ tế bào của cơ thể.
B. phần Tự luận (13đ)
Bài 1 (7đ) :
So sánh thường biến và đột biến?
Bài 2 (6đ) :
 1. Chỉ ra những nguyên nhân phát sinh bệnh tật di truyền ở người và các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ở người.
 2. Lập sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa gen và tính trạng và cho biết bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng. 

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh Hoc 9 Yen My 0506.doc
Đề thi liên quan