Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 6 năm học 2011- 2012 Môn Ngữ Văn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 6 năm học 2011- 2012 Môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
®Ò thi chÝnh thøc

®Ò thi häc sinh giái cÊp huyÖn líp 6
 n¨m häc 2011- 2012


Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 1

………………….

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 2
…………………..
 M«n: NGỮ VĂN
 Ngµy thi: 18/4/2012
 Thêi gian lµm bµi: 120 phót
 (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

 (§Ò thi nµy cã 01 trang)


Câu 1: (4,0 điểm).
1. Chỉ ra các kiểu so sánh được sử dụng trong các câu sau:
Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
Tôi chợt nhận ra tình cảm của bà dành cho tôi hơn rất nhiều những quan tâm chợt đến của tôi với bà.
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
2. Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau:
a) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
b) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
c) Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
Câu 2: (6,0 điểm).
Trong văn bản “Cô Tô”, cảnh đẹp của Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả vào những thời điểm nào? Em thích bức tranh Cô Tô vào thời điểm nào nhất? Vì sao?
Câu 3: (10,0 điểm).
Ngày tết cổ truyền thường là dịp sum họp đầm ấm của mỗi gia đình. Hãy viết bài văn tả lại không khí đón giao thừa ở quê hương em.
 ………....Hết………….



 
ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn lớp 6
Năm học: 2011 – 2012


Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 đ)
1. 
- Câu a và d là so sánh ngang bằng.
- Câu b và c là so sánh không ngang bằng
2. 
a) Đây mới chỉ là 1 cụm từ, chưa thành câu (câu thiếu vị ngữ)
Sửa theo 1 trong các cách sau:
- Thêm vị ngữ: Bạn lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
- Biến thành cụm chủ vị: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
- Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
b) Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Cách sửa: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.
c) Câu dùng từ sai. Vị ngữ 2: bóp còi rộn vang không phù hợp với chủ ngữ.
Cách sửa: Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và xe bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

0,5
0,5

0,5


0,5



0,5
0,5


0,5

0,5


2
(6,0đ)
 Trong văn bản “Cô tô” vẻ đẹp của Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả quả các thời điểm sau:
Vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau trận bão.
Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
Bức tranh sinh hoạt và lao động của những người dân chài vào buổi sáng sớm.
HS lựa chọn và giải thích đúng, sâu sắc bức tranh Cô Tô vào 1 trong 3 thời điểm trên, đảm bảo được các ý cơ bản: 
- Vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau trận bão: tác giả đã dùng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (tươi sáng, vàng giòn, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc...). Các hình ảnh, chi tiết miêu tả đặc sắc có chọn lọc (bầu trời, biển, cây trên núi đảo, bãi cát). Chọn vị trí quan sát từ cao xuống -> khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của Cô Tô.
- Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô: được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo tinh khôi. Tác giả dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phục hậu như lòng đỏ một quả trứng...”
- Bức tranh sinh hoạt và lao động của những người dân chài vào buổi sáng sớm: được tác giả miêu tả tập trung vào địa điểm quanh cái giếng nước ngọt ở ria đảo... Cảnh lao động sinh hoạt khẩn trương, tập nập và thanh bình gợi đến sự đông vui của bến hay đất liền. Nhưng sự tập nập ở đây gợi cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành...


1,0
1,0

1,0


3,0














3
(10 đ)
a) Về kĩ năng 
- Viết đúng kiểu bài miêu tả. Bài viết phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài; diễn đạt lưu loát, hình ảnh sinh động kết hợp được phương pháp tả cảnh và tả người.
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc, trôi chảy.
b) Kiến thức: 
Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung.
Thân bài: HS có thể miêu tả bằng nhiều cách khác nhau ( theo trình tự thời gian hoặc không gian song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Cảnh vật trong thời khắc giao mùa: thời tiết (se lạnh, trời trong sáng), cây cối đâm chồi nảy lộc....
- Không khí: trong gia đình, ngoài đường...
- Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng...
- Hoạt động: của mọi người trong gia đình (gắn vào các hoạt động mang tính phong tục truyền thống như: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới, lì xì...) và những người đi hái lộc, lễ chùa, đi xông nhà.... vào thời khắc giao mùa.
Trong quá trình miêu tả cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình (miêu tả tâm trạng).
Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về đêm giao thừa khiến em nhớ mãi.


1,0 





1,0 





1,5

1,5 

1,5 


1,5 


1,0 


1,0 

............Hết..........

File đính kèm:

  • docDe thi HSG van 6 QH.doc
Đề thi liên quan