Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 7 năm học 2011- 2012

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 7 năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn tiªn yªn

®Ò thi häc sinh giái cÊp huyÖn líp 7
 n¨m häc 2011- 2012

®Ò thi chÝnh thøc

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 1

………………….

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 2
…………………..
 M«n: NGỮ VĂN
 Ngµy thi: 18/4/2012
 Thêi gian lµm bµi: 120 phót
 (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

 (§Ò thi nµy cã 01 trang)




Câu 1 (2,0 điểm):
Chỉ rõ và phân tích nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau:
Cô Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về chợ hãy còn đông.

Câu 2 (8,0 điểm): 
 a) Chỉ ra nét tương đồng và đặc sắc của hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.

 b) Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng ít nhất hai từ láy và một thành ngữ (gạch chân những từ láy và thành ngữ đó).
Câu 3 (10,0 điểm):
Em hãy làm rõ nhận định sau: Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất tên quan phủ. 

...........................Hết...........................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!





 PHÒNG GD&ĐT 
HUYỆN TIÊN YÊN
 
ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn lớp 7
Năm học: 2011 – 2012



Câu
Nội dung
Điểm
1
Chỉ nghệ thuật dùng các từ đồng âm: xuân, thu, đông.
Phân tích giá trị:
Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông.
Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa.
1

0,5


0,5
2
a) Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.
b)HS đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về hình thức: (2 điểm)
Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định
Ít sai lỗi câu từ, chính tả.
Có sử dụng từ láy và thành ngữ theo số lượng yêu cầu.
* Về nội dung: (3 điểm)
- Cảnh Đèo Ngang hoang sơ lúc chiều ta lại được nhìn qua đôi mắt người xa quê nên gợi nỗi buồn vắng, cô đơn. Tâm trạng ấy càng được tô đậm trong 2 câu thơ cuối: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
 Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Bà Huyện Thanh Quan vẽ nên cảnh đối lập giữ trời, non, nước và một mảnh tình riêng. Cảnh càng rộng con người càng trở nên nhỏ bé, càng thấy cô đơn.
- Cụm từ “ta với ta” trong câu kết của bài gợi nhớ đến ta với ta trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nhưng không phải là sự tay bắt mặt mừng, vui vầy, ấm áp. Ở đây chỉ có ta với ta, một mình người thơ đối diện với chính mình, không ai chia sẻ mảnh tình riêng cô đơn, buồn bã.



1






1





1






0,5
0,5
1,0



1,0



1,0


1,0


3
a) Về kĩ năng 
- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh. Bài viết phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết luận. Lập luận chặt chẽ; dẫn chứng xác thực, phong phú; diễn đạt lưu loát.
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc, trôi chảy.
b) Kiến thức: 
Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận: 
Thân bài: 
* Giải thích rõ thế nào là nghệ thuật tương phản: là việc tạo ra những hành động, cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
* Chỉ rõ và chứng minh được hai mặt tương phản qua những chi tiết tiêu biểu trong truyện “Sống chết mặc bay” (cảnh dân hộ đê và cảnh tên quan chơi bài). Cụ thể:
- Cảnh hộ đê khốn khó của người dân: thời gian, mức độ nguy kịch, cảnh hộ đê...
- Cảnh chơi bài ung dung, sung sướng của quan phụ mẫu, chứng tỏ sự vô cảm nhẫn tâm: địa điểm (đình cao, vững chãi, nước to cũng không việc gì), cảnh nhàn nhã (đèn thắp sáng, nhộn nhịp người đi lại), quan phụ mẫu (uy nghi, chễm chệ ngồi, say mê ván bài, mặc kệ khi được báo tin đê vỡ, sung sướng khi ù ván bài...)
* Ý nghĩa của nghệ thuật tương phản: 
- Khắc họa rõ nét cảnh khốn khổ, cực nhọc, điêu linh của người dân và sự thờ ơ, vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của bọn quan lại (đại diện là tên quan phụ mẫu) -> tố cáo thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của bè lũ quan lại.
HS lấy được các dẫn chứng trong tác phẩm để chứng minh luận điểm trên
Kết bài:- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.


1,0 đ





0,5 đ


1,0 đ





2,0 đ



3,0 đ





2,0 đ



0,5 đ































File đính kèm:

  • docDe HSG Ngu van 7.doc
Đề thi liên quan