Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 - Môn: Sinh học – Đề 1

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 - Môn: Sinh học – Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
Môn: Sinh học – Đề 1
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 3 điểm 
Chứng minh rằng: prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 2: 5,5 điểm 
Khi lai giữa hai giống lúa, người ta thu được kết quả như sau: 120 cây thân cao, hạt dài, 119 cây thân cao, hạt tròn, 121 cây thân thấp, hạt dài; 120 cây thân thấp, hạt tròn
Biết rằng tính trạng chiều cao của thân và hình dạng của hạt di truyền độc lập với nhau; thân cao, hạt dài là tính trạng trội hoàn toàn. 
Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P, lập sơ đồ cho pháp lai.
Câu 3 : 4 điểm
Một tế bào sinh dục của gà 2n = 78 NST, mỗi nhiễm sắc thể đơn trong từng cặp NST khác nhau, khi giảm phân không có trao đổi đoạn. Tế bào này nguyên phân 5 đợt ở giai đoạn sinh sản rồi lớn lên về kích thước, sau đó trải qua giảm phân để tạo ra các tinh trùng bình thường.
a. Ở giai đoạn sinh sản môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân tương ứng với bao nhiêu NST đơn mới.
Ở giai đoạn chín (giảm phân) cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn mới?
Số lượng tinh trùng được tạo ra là bao nhiêu?
Câu 4: 4,5 điểm 
 Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
 ATA XAT AAX XTA TAG GXA
a. Viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch trên?
b. Viết trình tự các nuclêôtit của mARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên?
c. Xác định tỉ lệ A/G của đoạn gen trên? 
d. Một đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen, em hãy xác định đó là loại đột biến gì? 
e. Đột biến trên ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin như thế nào?
Câu 5: 3 điểm
	 Một người có bộ nhiễm sắc thể là 44A + X thì bị bệnh gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của bệnh này ?
 NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
Nguyễn Thị Nghiêm Nguyễn Thị Bích Hòa
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC SINH HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
Môn: Sinh học – Đề 1
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1 
3 điểm
Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì. 
Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng: Là thành phần cấu trúc của tế bào, thành phần chủ yếu của enzim làm xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất, bảo vệ cơ thể, vận chuyển, cung cấp năng lượngliên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
a. Chức năng cấu trúc:
- Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. 
- VD: Histôn là loại tham gia vào cấu trúc của NST. 
Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
- Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hóa sinh được xúc tác hay tham gia của các enzim. 
- VD: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN có sự tham gia xúc tác của enzim ARN-pôlimeaza.
Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
- Do sự điều khiển của các hoocmôn. Các hoocmôn phần lớn là prôtêin.
 - VD: isulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu.
Chức năng bảo vệ : prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể
- VD: bạch cầu 
e. Chức năng vận động: prôtêin tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể và giúp các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng.
 - VD: như co bóp tim, vận động cơ chân, cơ tay
 g. Cung cấp năng lượng : Khi thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho tế bào để cơ thể hoạt động.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
5,5 điểm
a. Giải thích và viết sơ đồ lai 
 * Gọi gen A quy định tính trạng thân cao, a quy định tính trạng thân thấp
 Gen B quy định tính trạng hạt dài, b quy định tính trạng hạt tròn.
 * Xét riêng từng cặp tính trạng
 Thân cao 120 + 119 1
 = = 
 Thân thấp 121 + 120 1
Tỷ lệ này là tỷ lệ phép lai phân tích => P: Aa x aa
 Hạt tròn 119 + 120 1
 = = 
 Hạt dài 120 + 121 1
Tỷ lệ này là tỷ lệ phép lai phân tích => P: Bb x bb
 * Kết hợp 2 cặp tính trạng ta được 2 trường hợp 
PB : AaBb ( thân cao, hạt dài) x aabb (Thân thấp, hạt tròn)
PB : Aabb ( thân cao, hạt tròn) x aaBb (Thân thấp, hạt dài)
 * Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 1: 
PB : AaBb ( thân cao, hạt dài) x aabb (Thân thấp, hạt tròn)
 G : AB, Ab, aB, ab ab
FB : Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
 Kiểu hình :1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt tròn 
 1 thân thấp, hạt dài: 1 thân thấp, hạt tròn
+ Trường hợp 2: 
PB : Aabb ( thân cao, hạt tròn) x aaBb (Thân thấp, hạt dài)
G: Ab ; ab aB, ab
FB : Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
 Kiểu hình :1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt tròn 
 1 thân thấp, hạt dài: 1 thân thấp, hạt tròn
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
1,25
1,25
Câu 3
4 điểm
Ở giai đoạn sinh sản, số lượng NST cần cung cấp là:
 (25 – 1) x 78 = 2418 NST
b. Số lượng NST cung cấp ở giai đoạn chín là:
 25 x 78 = 2496 NST
c. Số lượng tinh trùng được tạo ra là:
 25 x 4 = 128 tinh trùng
1,5
1,5
1,0
Câu 4 
4,5 điểm
a. Đoạn mạch bổ sung có trình tự như sau:
 TAT GTA TTG GAT ATX XGT
b. Trình tự các nuclêôtit của mARN:
 UAU GUA UUG GAU AUX XGU
c. Tỉ lệ A/G của đoạn gen
	A = 12 ; G = 6 => A = 12 = 2
 G 6 1
d. Đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen thì đó là đột biến thay thế .
e. Ảnh hưởng của đột biến đến cấu trúc của prôtêin
 Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong bộ ba nào đó thì sẽ làm thay đổi bộ ba được mã hóa tương ứng. Nếu bộ ba mới và cũ quy định axit amin khác nhau thì sẽ làm thay đổi axit amin của prôtêin.
0,75
0,75
1,0
0,75
1,25
Câu 5
3 điểm
- Người có bộ NST 44A + X là người bị hội chứng tơcnơ.
- Biểu hiện: Là nữ người lùn cổ rụt, tuyến vú không phát triển, si đần bẩm sinh và không có con. 
- Cơ chế phát sinh: Do rối loạn trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố hoặc của mẹ.
Trường hợp 1: P: XX x XY Trường hợp 2: P: XX x XY 
 G: O X G: X O
 F1: XO F1: XO
0,5
0,5
1,0
1,0
NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
Nguyễn Thị Nghiêm Nguyền Thị Bích Hòa

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Binh Minh.doc
Đề thi liên quan