Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2011- 2012

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3409 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn tiªn yªn

®Ò thi häc sinh giái cÊp huyÖn líp 9
 n¨m häc 2011- 2012

®Ò thi chÝnh thøc

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 1

………………….

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 2
…………………..
 M«n: ng÷ v¨n
 Ngµy thi: 5/01/2012
 Thêi gian lµm bµi: 150 phót
 (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

 (§Ò thi nµy cã 01 trang)


Câu 1: (3 điểm)
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.
	(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 2: (7,0 điểm)
“Ở nước ta, cứ 15 phút lại có thêm một người nhiễm HIV/AIDS... cứ sau mỗi ngày, ta lại có thêm 96 người bị nhiễm HIV/AIDS, mỗi tuần là 672 người, mỗi tháng là 2.920 người, và sau mỗi năm là 35.040 người, bằng dân số của một huyện...
Điều đau lòng hơn nữa là những người bị HIV/AIDS luôn bị cô lập, xa lánh và bị đẩy ra ngày một xa khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống đang diễn ra quanh họ...”
(Theo Phương Anh, Lòng nhân ái không thể nhiễm HIV, vietimes, 19-3-1998)
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) để làm rõ hiện tượng nói trên.
Câu 3: (10 điểm)
Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).

=====Hết=====


phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn tiªn yªn

HDc thi häc sinh giái cÊp huyÖn líp 9
 n¨m häc 2011- 2012
MÔN NGỮ VĂN
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); 
- GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định.
- GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm):
1.1. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Nhân hoá (1,0 điểm)
- Phân tích được tác dụng của các phép tu từ:
Trong khổ thơ cây tre được nhân hóa có những hành động cử chỉ, tình cảm của con người. Dùng hình ảnh : thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu… vừa miêu tả rất sinh động cành tre, cây tre quấn quýt trong gió bão, vừa gợi hình ảnh con người gắn bó, che chở, kiên cường. (2,0 điểm)
Câu 2: (7,0 điểm)
1.Về kĩ năng: 
- Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh ;
- Bài viết có kết cấu, lập luận chặt chẽ; 
- Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối ; diễn đạt trôi chảy ;
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
2. Về kiến thức:
2.1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu chung về đại dịch HIV/AIDS và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
2.2. Thân bài : (6,0 điểm)
- Làm rõ : đoạn trích của Phương Anh đề cập 2 vấn đề :
+ Tình hình gia tăng đáng lo ngại bệnh nhân HIV/AIDS trong cộng đồng.
+ Sự kì thị của cộng đồng đối với bệnh nhận HIV/AIDS và sự mặc cảm của bệnh nhân.
- Chứng minh và bình luận :
+ Đó là nguy cơ rất lớn đối với đất nước : bệnh nhân HIV/AIDS tăng nhanh tạo nên những hậu quả khôn lường : sự tổn hại về sinh mạng, sức khỏe, suy thoái nòi giống, tan vỡ các gia đình, suy giảm nguồn lực kinh tế, gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, văn hóa.. (dẫn chứng)
+ Sự kì thị của cộng đồng đối với bệnh nhân gây đau khổ, thiệt thòi cho người bệnh, không những không làm giảm tỷ lệ gia tăng bệnh nhân mà ngược lại khiến cho bệnh nhân quẫn trí làm liều, tạo nên gánh nặng cho xã hội (dẫn chứng)
+ Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do hậu quả của tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội của một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, thác loạn, sự suy thoái đạo đức xã hội, sự yếu kém của các cơ quan chức năng, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS còn hạn chế : chưa hiểu rõ nguy cơ, tác hại, cơ chế lây lan, biện pháp phòng tránh nên có sự kì thị đối với người bệnh.
2.3. Kết bài : (0,5 điểm)
- Để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS cần phải có sự nỗ lực của cả cộng đồng với những giải pháp tổng thể, trong đó quan trọng là ý thức của thanh niên : sống có lý tưởng cao đẹp, lành mạnh và ý thức trách nhiệm phòng chống các tệ nạn xã hội
- Suy ngĩ, liên hệ bản thân, đề xuất sáng kiến.
Câu 3: (10 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề trong nhóm các tác phẩm thơ; thao tác tổng hợp tốt. 
- Kết cấu chặt chẽ; bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát; trình bày sạch đẹp; ít mắc lỗi câu, từ, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
2.1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu vấn đề bàn luận truyền thống ân tình, chung thủy của con người Việt Nam và hai tác phẩm Bếp lửa và Ánh trăng
2.2. Thân bài: (9 điểm)
* Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành (3,5 điểm)
+ Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình thương yêu chăm sóc của bà
Giờ cháu đã đi xa.........
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở...
+ Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan, cơ cực: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa...
+ Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, tỏa sáng và sưởi ấm cuộc đời cháu...
Nhóm dậy cả những ân tình...
Ôi kì lạ và thiêng liêng....
* Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện qua tâm tình người chiến sĩ (3,5 điểm)
+ Anh (nhân vật trữ tình) gắn bó với trăng, với thiên nhiên nghĩa tình khi là người chiến sĩ...
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
+ Anh đau xót nghĩ tới những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng với ân nghĩa vừa trải qua...
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
+ Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức...
Có cái gì dưng dưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
+ Anh suy ngẫm và nhắn nhủ mọi người: Nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình thủy chung với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước:
Trăng cứ tròn vành vạnh...
....đủ cho ta giật mình
* Vài nét về nghệ thuật thể hiện:(1,0 điểm)
Bếp lửa: 
- Thể thơ 8 chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc...
- Hình ảnh thơ (bà, bếp lửa...) bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt.
Ánh trăng:
- Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day dứt.
- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa... 
* Đánh giá(1,0 điểm)
Ân tình, chung thủy luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài Ánh trăng, người cháu trong bài Bếp lửa.
2.3. Kết bài: (0,5 điểm:) Khái quát vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
==== Hết====




















phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn tiªn yªn

®Ò thi häc sinh giái cÊp huyÖn líp 8
 n¨m häc 2010- 2011

®Ò thi chÝnh thøc

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 1

………………….

Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 2
…………………..
 M«n: ng÷ v¨n
 Ngµy thi: 28/12/2010
 Thêi gian lµm bµi: 150 phót
 (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

 (§Ò thi nµy cã 01 trang)


Câu 1: (4,0 điểm)
 Vận dụng kiến thức đã học về Trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ sau:
“Áo đỏ em đi khắp phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không”.
Câu 2: (6,0 điểm) 	 
Em hãy giới thiệu về một loài hoa mà mình yêu thích bằng một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 3: (10 điểm)
Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri (Ngữ văn 8 – Tập 1) em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình yêu thương con người.
=====Hết=====



phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn tiªn yªn

HDc thi häc sinh giái cÊp huyÖn líp 8
 n¨m häc 2010- 2011

MÔN NGỮ VĂN 8

I. YÊU CẦU CHUNG:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý; giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức thuyết phục “có giọng điệu riêng” song hợp lý.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, điểm lẻ chi tiết đến 0,5
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1: (4,0 điểm)
Gợi ý trả lời:
- Các từ: đỏ, xanh, hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng (1,0 điểm)
+ Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng (0,5đ)
+ Trường từ vựng lửa và những sự vật có liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro (0,5đ)
- Các từ thuộc hai trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu đỏ của áo cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác). Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm ngất ngây ( đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra không gian làm cho không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh lên hồng) (2,0 điểm)
Câu 2: ( 6,0 điểm)
Về kĩ năng: (1,5 điểm)
Làm đúng kiểu bài thuyết minh.
Văn viết mạch lạc trôi chảy; bố cục cân đối, đầy đủ ba phần.
Ít lỗi câu từ, chính tả
* Về kiến thức: ( 6,5 điểm). Đảm bảo được các ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu được loài hoa mà mình yêu thích (0,5 điểm)
Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của hoa.
- Hoa có những đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, nụ, hoa... (2,5 điểm)
- Vai trò và tác dụng của hoa: hoa cảnh, làm trang trí hay các tác dụng khác nữa... (3,0 điểm)
(Khi giới thiệu, nếu có những số liệu cụ thể, chính xác càng tốt).
Kết bài: Có thể nêu cảm nghĩ của mình đối với loài hoa mà mình yêu thích hoặc rút ra bài học về niềm vui sống giữa thiên nhiên, hoa cỏ (0,5 điểm)
Câu 3: (10,0 điểm)
Gợi ý:
* Về kỹ năng: (2,0 điểm)
- Bố cục 3 phần cân đối;
- Diễn đạt lưu loát; Văn viết giàu cảm xúc;
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Về Kiến thức: (8,0 điểm) cần đảm bảo được các ý theo gợi dẫn:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- HS giới thiệu được vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm: O Hen-ri là nhà văn Mĩ nổi tiếng, truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc, “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm hay giúp cho chúng ta hiểu được tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
2. Thân bài: (7,0 điểm)
* Tình yêu thương con người được thể hiện trong tác phẩm: (4,0 điểm)
- Sự động viên chăm sóc nhiệt tình và chu đáo của Xiu đối với Giôn-xi: Xiu chăm sóc, lo lắng cho bạn, cô đã khóc ướt mủn cả chiếc khăn giấy Nhật bản, cô đã an ủi, thậm chí nói dối bạn về tình trạng bệnh tình để động viên bạn chống chọi với bệnh tật.
- Xiu và cụ Bơ-men đều lo lắng cho số mệnh của Giôn –xi. Cụ Bơ men vô cùng lo lắng đến nỗi cáu bẳn vì ý nghĩ kì quặc của Giôn xi.
- Tình yêu được thể hiện ở hành động cao cả của cụ Bơ-men: bất chấp gió rét, mưa tuyết; một mình lặng lẽ đứng trong đêm bão tuyết vẽ lên 1 kiệt tác, kiệt tác ấy đã cứu sống Giôn-Xi.
- Tình yêu thương còn được thể hiện ở sự hy sinh bản thân mình vì người khác: Cụ Bơ men đã lẳng lặng vẽ chiếc lá cuối cùng, đem sinh mạng của mình đổi lấy chiếc lá cũng có nghĩa là đổi lấy mạng sống cho cô hoạ sĩ trẻ mắc bệnh hiểm nghèo.
* Suy nghĩ của bản thân: (3,0 điểm)
- Về ý nghĩa của tình yêu thương con người được thể hiện trong tác phẩm: (2,0 đ)
+ Giúp cho những người nghèo khổ thêm gần nhau hơn.
+ Lạc quan, tin tưởng vào sự sống.
+ Giúp họ chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo mà y học phải chịu bó tay.
+ Con người có thể hy sinh bản thân mình vì người khác.
- Liên hệ mở rộng: Tình yêu thương con người trong xã hội ta hiện nay: (1,0đ)
Các phong trào, các cuộc vận động “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”… đều thể hiện tình yêu thương chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị thiệt thòi… được nhiều người tích cực tham gia ủng hộ đây là nghĩa cử cao đẹp tô thêm thắm cho truyền thống “Tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam…
3. Kết bài: (0,5 điểm)
* Khái quát chung ý nghĩa tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo của nghệ thuật: nghệ thuật chân chính: vì sự sống của con người.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Ngu van 9(3).doc
Đề thi liên quan