Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Bích Sơn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Bích Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd-đt việt yên Trường thcs bích sơn đề thi học sinh giỏi cầp huyện năm học 2009-2010 môn: ngữ văn 7 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2điểm) Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ) nói với con trai mình: "Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi Con là trái xanh mùa gieo vãi Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!" (Trích bài thơ "Mẹ", Phạm Ngọc Cảnh) a. Tìm hiểu ý nghĩa dấu chấm câu giữa câu thơ thứ 3 và từ "Nhưng" trong khổ thơ trên. Tác dụng của hai dấu hiệu ấy với nội dung đoạn thơ như thế nào? b. Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ trên. Phân tích tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ. Câu 2: (1điểm) Các từ “châu” dưới đây có đồng âm không? Tại sao? a. Nhả ngọc phun châu. d. Châu chấu đá xe. b. Gạo châu củi quế. e. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi. c. Vàng bạc châu báu. f. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều. Câu 3 (1đ) Thay các từ gạch chân bằng ngữ cố định trong các câu sau: a. Nghe vậy, nó vô cùng sung sướng. b. Chị ấy vất vả suốt ngày mà vẫn vui tươi. c. Thằng bé vội vã chạy về nhà. d. Với tinh thần đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khắp nơi đều chia sẻ khó khăn, giúp đỡ đồng bào Sơn La. Câu 4 (6đ) em hiểu như thế nào về nhan đề những trò lố ? hãy làm sáng tỏ những trò lố của bọn thực dân pháp qua tác phẩm “Những trò lố hay là va-ren và phan bội châu”. Hướng dẫn chấm thi HSG cấp huyện Năm học 2009 – 2010 Môn: Ngữ văn 7 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Dấu chấm câu giữa câu thơ thứ 3 và từ "Nhưng" tách hai ý của khổ thơ (hai ý như là đối lập): - Con là lửa ấm, là trái xanh, con là cuộc sống là tương lai của mẹ. Mẹ nâng niu giữ gìn….. - Nhưng giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Động viên con trai lên đường đánh giặc… b. Học sinh viết thành một đoạn văn ngắn: - Chỉ ra và phân tích các hình ảnh nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ: so sánh, ẩn dụ, cách dùng dấu câu, cách dùng từ chỉ ý đối lâp... để thấy được tình cảm sâu nặng của người mẹ Việt Nam: Càng yêu quý con trai của mình bao nhiêu thì càng thể hiện rõ lòng yêu nước, sự hy sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước. 0,5đ 0,5đ 1đ Câu 2 - Từ “châu” ở câu a, b, c không đồng âm vì chỉ là một từ “châu” chỉ một loại ngọc quý hiếm. - Từ “Châu” ở câu d, e, f là những từ đồng âm, vì: + Từ “châu” ở phần d: tên một loài côn trùng e: tên một châu lục f: tên người 0,5đ 0,5đ Câu 3 a. Nghe vậy, nó như mở cờ trong bụng. b. Chị ấy đầu tắt mặt tối suốt ngày mà vẫn vui tươi. c. Thằng bé cắm đầu cắm cổ chạy về nhà. d. Với tinh thần lá lành đùm lá rách (hoặc tương thân tương ái) khắp nơi đều chia sẻ giúp đỡ đồng bào Sơn La. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4 MB: - Giới thiệu về Nguyễn ái Quốc và hoàn cảnh ra đời tác phẩm; nêu vấn đề cần giải thích và chứng minh TB: i. Giải thích thế nào là những trò lố (những trò nhố nhăng, bịp bợm, kệch kỡm, thô bỉ ....), tại sao thực dân Pháp lại làm những trò ấy tại Việt Nam? mục đích của những trò lố ấy là gì? ii. Chứng minh những trò lố mà Pháp đã thực hiện tại Việt Nam: 1. Pháp đưa ra luận điệu “khai hóa văn minh”, xây dựng Việt Nam thành nước Pháp giầu có ở châu á thực chất là để lừa bịp nhằm đô hộ và khai thác của cải tài nguyên và làm suy thoái giống nòi Việt Nam... 2. Để đạt mục đích đô hộ, Pháp đã tìm cách mua chuộc dụ dỗ những người cách mạng hợp tác với Pháp - Chúng tìm cách đẩy những người cách mạng vào tù rồi lại hứa chăm sóc, xem xét… - Trước mặt người cách mạng chúng đưa ra những lời nói, cử chỉ hào hiệp nhưng kèm thêm các điều kiện để trao đổi để người cách mạng hợp tác với chúng. - Chúng dùng những lời ca tụng đường mật nhằm đánh vào tâm lí của người cách mạng song sau đó lại bác bỏ cho rằng lí tưởng cách mạng dù tốt đẹp nhưng chỉ là viển vông để lôi kéo người cách mạng theo con đường của chúng. - Thực dân Pháp còn dùng tiền bạc, chức tước để dụ dỗ người cách mạng chúng trơ trẽn đưa ra những tấm gương phản bội chạy theo tiền tài, danh vọng để thuyết phục… ( mỗi ý lấy dẫn chứng từ tác phẩm những trò lố để chứng minh) KB: - Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh - Ngợi ca ngòi bút của NAQ trong việc tố cáo, vạch trần tội ác của thực dân Pháp 0,5đ 0,75đ 1đ 0,75đ 0,75đ 1đ 0,75đ 0,5đ Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm, giáo viên cần vận dụng linh hoạt tuỳ theo mức độ trình bày nội dung và sai phạm về hình thức mà trừ điểm cho phù hợp.
File đính kèm:
- De thi HSG Ngu van 7.doc