Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh học 9 - Vòng 1

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh học 9 - Vòng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	7	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN SINH HỌC 9
 VÒNG 1 (NĂM HỌC 2008-2009)
Thời Gian : 150 phút ( không kể thời gian chép đề ) 
Trắc nghiệm : 
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây :
Câu 1: Điều kiện quan trọng nhất để nghiệm đúng định luật phân li độc lập của Men Den là :
a.Khảo sát một số lượng lớn cá thể 
b.Mỗi gen qui định một tính trạng 
c.Mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau 
d.Các cá thể thê hệ P phải thuần chủng 
Câu 2: Lấy cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được kết quả :
a.112 cây quả đỏ : 125 cây quả vàng b. 108 cây quả đỏ : 36 cây quả vàng 
c.Toàn cây quả đỏ 	 d. Toàn cây quả vàng 
Câu 3 : Phát biểu nào không đúng với tính trạng trội không hoàn toàn ?
 a.Cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian b.Cơ thể F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1
 c.Cơ thể F2 có tỉ lệ kiểu gen : 1:2:1	 d Cơ thể lai F1 có kiểu gen dị hợp 
Câu 4: Số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào ở ở giai đoạn kì trước giảm phân 2 là 
 a.1n nhiễm sắc thể đơn 	b. 2n nhiễm sắc thể đơn 	
 c. 2n nhiễm sắc thể kép 	d. 1n nhiễm sắc thể kép 	
Câu 5: Cơ chế xác định giới tính ở các loài sinh vật đơn tính 
Do con đực quyết định 	b. Do con cái quyết định 
Tùy thuộc giới nào là giới dị giao tử 	d. Cả 3 ý a,b,c đều đúng 	
Câu 6: Một đoạn phân tử ADN gồm 5 gen dài bằng nhau , mỗi gen có 20% nucle6otit1 loại A và 30% nucle6otit loại G thì tỉ lệ A / G của đoạn ADN này là :
 a .2/3	b. 1/1	c.1/5 	d. 3/2
Câu 7: Một gen tự nhân đôi n lần lien tiếp sẽ tạo ra được bao nhiêu gen giống nó ?
2 gen 	 b. n gen 	c. 2n gen 	d. n2 gen 
Câu 8 : Quá trình tổng hợp pro6te6in diễn ra mạnh nhất vào giai đoạn nào trong đời sống tế bào 
 a.Trong giai đoạn phân chia tế bào 	b.Giữa hai lần phân chia tế bào 
 c. Trước khi phân chia tế bào 	d.Giai đoạn G1 và G2 của chu kì tế bào
Câu 9: Ở sinh vật , đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào ?
 a.Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi 
 b. Cấu trúc của gen bị biến đổi gây ảnh hưỡng đến kiểu gen 
 c. Ở thể đồng hợp và khi gặp điều kiện môi trường thích hợp 
 d. Khi quá trình tổng hợp Protein bị rối loạn 
Câu 10: Bệnh bạch tạng do một gen lặn qui định . Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là : 
 a.25%	 b. 50%	 c. 75%	d.100% 
Câu 11: Ở cây lai có bộ NST 2n(Aa) khi tứ bội hóa thì bộ NST 4 n sẽ là 
AAAA	b. AAaa	 c. AAAa	d. aaaA
Câu 12: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST , dạng đột biến nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể 
Mất đoạn NST 	b. Đảo đoạn NST	c. Lặp đoạn NST 	d. Chuyển đoạn NST
Câu 13: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh bạch tạng là : 
2n= 44	b. 2n =45	c. 2n = 46	d. 2n = 47 
Câu 14: Trong chọn giống người ta dùng phương pháp nào sau đây được dung để kiểm tra kiểu hình của cá thể 
Chọn lọc cá thể 	 b. Chọn lọc hàng loạt 	
 c.Chọn lọc nhân tạo 	 d. Chọn lọc cơ bản 
Câu 15: Khi các cá thể có kiểu gen Bb tự thụ phấn , ở F2 có tỉ lệ 
 a.Bb =100%	 b. Bb =75%, BB+bb = 25%	
 c.Bb = 50%, BB+bb = 50%	 d. Bb = 25% , BB +bb= 75 % 
 Câu 16: Bệnh di truyền nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây ra :
 a.Bệnh bạch tạng , bệnh câm điếc bẩm sinh 	 b.Bệnh đao , Tớc nơ
 c. Bệnh Tớc nơ, Bệnh Bạch tạng	d. Bệnh ung thư máu , Tớc nơ 
Tự luận (6 đ)
Câu 1: Giải thích tại sao ở thế hệ F2 trong phép lai phân tính của Men Den vừa có thể đồng hợp , vừa có thể dị hợp ? (1đ)
Câu 2: Vì sao nói nhiễm sắc thể có hoạt tính di truyền và sinh lý mạnh mẽ ở kì trung gian trong quá trình phân bào (0.5đ)
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ARN và ADN là gì ? (1.5 đ)
Câu 4: Cho các phép lai sau :
Lần 1 : Cho lai các loại cây lúa thân cao A với cây lúa thân thấp B thuần chủng , ta có được các loại cây lúa thân cao và các loại cây lúa thân thấp , mỗi loại chiếm tỉ lệ 50%
Lần 2: cho lai cây lúa thân thấp C với cây lúa thân thấp D ta được toàn bộ cây lúa thân thấp 
Lần 3: cho lai cây lúa thân cao E với cây lúa thân cao F, ta thu được toàn cây lúa thân cao 
Hãy biện luận xác định tính trội lặn và kiểu gen của P trong các thí nghiệm trên (2.5đ)
 Câu 5: Tại sao Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm ?(0.5đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC 9 (NĂM HỌC 2008-2009 ) 
VÒNG 1
A . Trắc nghiệm : (4đ)
 Mỗi câu trả lời đúng (0.25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
c
c
b
d
c
a
d
d
c
a
b
a
c
b
c
b
B Tự luận (6đ)
Câu 1: Giải thích tại sao thế hệ F2 vừa có thể đồng hợp , vừa có thể dị hợp ? 
Do F1 là cơ thể lai mang cặp gen dị hợp Aa , khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử A và a (0.25đ)
Sự thụ tinh giữa một giao tử đức A với một giao tử cái A cho thể đồng hợp AA (0.25đ)
Sự thụ tinh giữa một giao tử đức a với một giao tử cái a cho thể đồng hợp aa (0.25đ)
Sự thụ tinh giữa một giao tử đức A với một giao tử cái a hoặc Sự thụ tinh giữa một giao tử đức a với một giao tử cái A cho thể dị hợp Aa (0.25đ)
Câu 2: Vì sao nói nhiễm sắc thể có hoạt tính di truyền và sinh lý mạnh mẽ ở kì trung gian trong quá trình phân bào 
Ở kì trung gian trong quá trình phân bào , nhiễm sắc thể tháo xoắn toàn bộ hoặc từng phần nên có dạng sợi mảnh ( Sợi ADN) Các gen trên nhiễm sắc thể hoạt động ( tự sao hay sao mã ) , do vậy nhiễm sắc thể có hoạt tính di truyền và sinh lý mạnh mẽ (0.5 đ)
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ARN và ADN là gì ? (1.5 đ)
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
-Xảy ra trên toàn bộ hai mạch đơn của phân tử AND 
-Nguyên liệu tổng hợp : A, T, G, X 
-Nguyên tắc : nguyên tắc bổ sung A-T, G- X, và nguyên tắc bán bảo toàn
-Enzim xúc tác : ADN- pôlimeraza 
-Kết quả : Từ một ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ , trong mội ADN con có một mạch đơn mới được tổng hợp nên 
-Tổng hợp ADN là cơ chế đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ tế bào và sinh vật nhờ cơ chế nguyên phân , giảm phân và thụ tinh 
- Xảy ra trên từng gen riêng lẽ ở tại một mạch đơn của phân tử AND
-Nguyên liệu tổng hợp : A, T, G, X
--Nguyên tắc : nguyên tắc bổ sung A- U, G- X, T- A 
-Enzim xúc tác : ARN- pôlimeraza
-Kết quả : Tạo ra một mạch ARN có số lượng , thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen ( chỉ khác T được thay bằng U )
-Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen truyền đạt thong tin di truyền từ nhân ra tế bào chất nhờ cơ chế sao mã và giải mã 
Câu 4: (2.5đ)
xác định tính trội lặn (0.5 đ)
Nhận xét phép lai ta thấy :
Khi lai cơ thể A với cơ thể B thuần chủng , F1 xuất hiện các tính trạng thân cao và thân thấp với tỉ lệ 1:1 . Dây là kết quả của phép lai phân tích , cơ thể của kiểu hình trội có kiểu gen di hợp tử (0.25)
Vây cơ thể A thân cao là cơ thể có kiểu hình trội di hợp tử một cặp gen , cơ thể B thân thấp thuần chủng có kiểu đồng hợp lặn do đó :
Tính trạng thân cao là tính trạng trội , tính trạng thân thấp là tính trạng lặn (0.25)
Xác định kiểu gen của P ở mỗi thí nghiệm (2đ)
Qui ước gen : Gen H : Thân cao 
 Gen h : Thân Thấp 
Cơ thể mang tính trạng thân cao là : HH và Hh (0.5 )
Cơ thể mang tính trạng thân thấp là : hh (0.25)
Cây lúa thân cao A là cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen là di hợp “ Hh
Cây lúa thân thấp B là cơ thể mang kiểu hình lặn có kiểu gen là đồng hợp lặn : hh
P 1: Cây A thân cao ( Hh ) x Cây B thân Thấp ( hh) (0.25d)
Cây lúa thân thấp C và D là cơ thể mang kiểu hình lặn có kiểu gen là đồng hợp “ hh
P2: Cây C thân thấp ( hh ) x Cây D thân Thấp ( hh) (0.25 )
P 3: Cây lúa thân cao E và F là cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen : HH và Hh 
Có 3 trường hợp : 1. Cây lúa thân cao E( HH) x Cây lúa thân cao F ( HH) (0.25)
 2. Cây lúa thân cao E ( HH) x Cây lúa thân cao F ( Hh) (0.25)
 3. Cây lúa thân cao E( Hh) x Cây lúa thân cao F ( Hh) (0.25)
Câu 5 : Vì ruồi giấm dễ nuôi , sinh sản nhanh , mỗi thế hệ có hang ngàn con , nhiều biến dị để so sánh , dễ lai giống , số lượng nhiễm sắc thể ít (2n= 8) , tuyến nước bọt của ruồi giấm có nhiễm sắc thể lớn dễ quan sát .

File đính kèm:

  • docDe7.doc