Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh học khối lớp 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh học khối lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA 	KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
	KHOÁ NGÀY 10/02/2012
	Đề thi môn: Sinh học 9
	Thời gian làm bài: 150 phút
I (5 điểm).
1. Dòng thuần chủng là gì? Những cá thể thuộc dòng thuần chủng có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
2. Làm thế nào để xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan có hoa đỏ?
3. Kể tên các dạng đột biến gen thường gặp, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
II (3 điểm). Kiểu nhiễm sắc thể giới tính XO có ở dạng cơ thể nào? Viết sơ đồ lai thể hiện cơ chế hình thành các dạng đó. Cho ví dụ.
III (3 điểm). Phân biệt gen và mARN về cấu trúc và chức năng..
IV (4 điểm). Cho lai thỏ lông đen, xù với thỏ lông trắng, trơn thì thu được thế hệ con có tỉ lệ 25% đen xù, 25% đen trơn, 25% trắng xù, 25% trắng trơn. Cho biết gen A quy định lông đen là trội so với lông trắng (a), gen B quy định lông xù là trội so với lông trơn (b).
Biện luận và viết sơ đồ lai giải thích.
V (5 điểm). Hai cặp gen dị hợp nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cặp gen thứ nhất dài 2550 Ăngstrong có gen A chứa 20% Ađenin, gen a có số lượng Ađênin nhiều hơn Guanin là 10 nuclêotit.
Cặp gen thứ hai dài 1360 Ăngstrong có gen B chứa 15% Ađenin, gen lặn tương phản có số lượng từng loại nuclêotit bằng nhau.
Trong một đợt sinh sản, 1000 tế bào sinh dục có kiểu gen giống nhau chứa hai cặp gen dị hợp nói trên đã giảm phân bình thường cho 1000 giao tử, trong đó có 100 giao tử mà mỗi giao tử chứa 500 Ađênin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêotit của mỗi gen nói trên.
2. Tính số lượng từng loại nuclêotit trong mỗi loại giao tử sinh ra từ 1000 tế bào sinh dục nói trên.
-------------------HẾT-------------------
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:........................................................Số báo danh:............
Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
 	NĂM HỌC 2011 – 2012
 HUYỆN KRÔNG ANA	Môn: Sinh học – Lớp 9
	 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
	I. 1.
	- Dòng thuần chủng là tập hợp của những cá thể cùng loài qua nhiều thế hệ đều mang kiểu gen đồng hợp tử và đều có kiểu hình giống nhau.	(0,5đ)
	- Những cá thể trong dòng thuần chủng thuộc giới dị giao tử (XY) có thể cho tối đa 2 loại giao tử.	(0,5đ)
	2. Để xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan có hoa đỏ ta thực hiện phép lai phân tích: Lai cây hoa đỏ cần xác định kiểu gen với cây hoa trắng, dựa vào kết quả phép lai để xác định cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp (AA) hay dị hợp (Aa).	(1đ)
	- HS viết được 2 sơ đồ lai.	(1đ)
	3. * Các dạng đột biến gen thường gặp: 	(1đ)
	- Mất 1 hoặc vài cặp nuclêotit
	- Thêm 1 hoặc vài cặp nuclêotit
	- Thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêotit
	- Đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nuclêotit
	* Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:	(1đ)
	- Mất đoạn
	- Lặp đoạn
	- Đảo đoạn
	- Chuyển đoạn
	II. Kiểu NST giới tính XO có ở 2 dạng cơ thể:
	* Kiểu NST giới tính XO: Có ở bộ xít, châu chấu, rệp, bọ nhạy	(0,75đ)
	- Sơ đồ lai:Châu chấu (hoặc bọ xít, rệp); còn bọ nhạy đực (XX), cái (XO)
P: XX x XO
GP: X X, O
F1: XX : XO
 (châu chấu cái : châu chấ đực)	(0,75đ)
	* Có ở người bị đột biến dị bội cặp NST giới tính:	(0,75đ)
	Tế bào của cơ thế của người chỉ có 1 NST giới tính X (hội chứng Tớcnơ)
	- Sơ đồ lai:	(0,75đ)
P:	 XX x	XY
	(trứng đột biến)
GP: XX, O	X, Y
F1: 	XXX : XXY : XO : YO
(Hội chứng siêu nữ; claifentơ, tớcnơ, siêu nam)
Hoặc:
P:	 XX x	XY
GP: X, X	XY, O
F1: 	XXX : XXY : XO : YO
	III (3 điểm) 
Gen
mARN
- Về cấu trúc:
+ Gồm 2 mạch xoắn quanh 1 trục.
+ Đơn phân chứa đường deoxiriboza.
+ Đơn phân chứa Timin.
- Về cấu trúc
+ Có cấu trúc 1 mạch.
+ Đơn phân chứa đường riboza.
+ Đơn phân chứa Uraxin.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
- Về chức năng:
+ Có khả năng tự nhân đôi và phiên mã ra mARN.
+Lưu trữ thông tin di truyền.
+ Sự biến đổi cấu trúc của gen à thay đổi cấu trúc mARN à thay đổi cấu trúc protein à xuất hiện tính trạng đột biến.
- Về chức năng:
+ Trực tiếp tham gia vào quá trình giải mã.
+ Bản sao thông tin di truyền.
+ Sự phân hủy mARN khi già cỗi à không làm thay đổi vật liệu di truyền à không tạo biến dị mới.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
	IV (4 điểm)
	- Lông trắng, trơn đều là tính trạng lặn à phép lai này là phép lai phân tích.
	(1đ)
	- Cá thể lông trắng trơn này chỉ cho 1 loại giao tử ab à kết quả phép lai tùy thuộc tỉ lệ và loại giao tử của cá thể lông đen xù cần tìm.	(1đ)
	- Thế hệ con có tỉ lệ 25% đen xù, 25% đen trơn, 25% trắng xù, 25% trắng trơn à đen xù cần tìm cho 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab có tỉ lệ bằng nhau à 2 cặp gen Aa và Bb của đen xù nằm trên 2 cặp NST khác nhau (di truyền độc lập)
	(1đ)
	- Sơ đồ lai: AaBbx aabb	(1đ)
	(Phần biện luận HS cơ thể dùng cách xét tích tỉ lệ từng loại tính trạng)
	V (5 điểm)
Số lượng nuclêotit từng loại của mỗi gen:
* Số lượng nuclêotit từng loại của mỗi gen A:	(0,5đ)
	+ Tổng số nuclêotit của gen A: (2550 : 3,4) x 2 = 1 500 nuclêotit
	+ Số nuclêotit từng loại của gen A:
	A = T = 1500 x 20% = 300 nuclêotit
	G = X = 1500 x 30% = 450 nuclêotit
* Số lượng nuclêotit từng loại của mỗi gen a:	(0,5đ)
	A + T + G + X = 1500 nuclêotit
	Vì A = G + 10 à 4.A + 20 = 1500 à A = 380 nuclêotit
	Vậy A = T = 380 nuclêotit
	 G = X = A – 10 = 370 nuclêotit
* Số lượng nuclêotit từng loại của gen B:	(0,5đ)
	+ Tổng số nuclêotit của gen B: (1360 : 3,4) x 2 = 800 nuclêotit
	+ Số nuclêotit từng loại:
	A = T = 800 x 15% = 120 nuclêotit
	G = X = 800 x 35% = 280 nuclêotit
* Số lượng từng loại nuclêotit của gen b:	(0,25đ)
	A = T = G = X = 800 : 4 = 200 nuclêotit
	b. 1000 tế bào sinh dục giảm phân bình thường cho 1000 giao tử, do đó đây là tế bào sinh dục cái và giao tử là trứng.	(0,25đ)
- Có 100 giao tử chứa 500 Ađênin, thành phần gen sẽ là Ab hoặc aB, tỉ lệ các giao tử này ít, chúng được tạo ra từ sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp tương đồng của tế bào dinh đục cái là AB	(0,5đ)
 ab
Số lượng nuclêotit từng loại của giao tử cái:	(0,5đ)
	+ AB = ab = (1000 – 100 x 2) : 2 = 400
	+ Ab = aB = 100
Số lượng từng loại nuclêotit trong giao tử cái thuộc mỗi loại:	
	+ Loại giao tử AB có:	(0,5đ)
	A = T = 400 (300 +120) = 168 000 nuclêotit
	G = X = 400 (450 + 280) = 292 000 nuclêotit
	+ Loại giao tử ab có:	(0,5đ)
	A = T = 400 (380 +200) = 232 000 nuclêotit
	G = X = 400 (370 + 200) = 228 000 nuclêotit
	+ Loại giao tử Ab có:	(0,5đ)
	A = T = 100 (300 +200) = 50 000 nuclêotit
	G = X = 100 (450 + 200) = 65 000 nuclêotit
	+ Loại giao tử aB có:	(0,5đ)
	A = T = 100 (380 +120) = 50 000 nuclêotit
	G = X = 100 (370 + 280) = 65 000 nuclêotit

File đính kèm:

  • docDe Thi HSG Sinh 9(3).doc