Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh học lớp 9 - Đề 2

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh học lớp 9 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
 HUYỆN TĨNH GIA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 Năm học: 2012-2013
 Mụn Sinh học -Lớp 9
 Thời gian 150 phỳt(khụng kể thời gian giao đề)
 Câu 1(3.0đ): Xét 2 loài sinh vật: Loài thứ nhất có kiểu gen BbDd, loài thứ 2 có kiểu gen 
 a. Nêu đặc điểm chung và đặc điểm riêng về kiểu gen của 2 loài.
 b. Muốn nhận biết kiểu gen mỗi loài người ta làm thế nào?
Câu 2( 2.5đ):a.Căn cứ vào đâu mà MenĐen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
 b. Mỗi cặp trong 3 cặp gen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau và phân ly độc lập. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định:
 b.1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thểAaBbDd.
 b.2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd.
 b.3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd
 b.4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd
 Câu 3(3.0 đ) a. Quá trình nguyên phân gồm mấy kỳ? Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.
 b. Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
 c. Quan sát tế bào một loài sinh vật đang ở kỳ sau của quá trình giảm phân người ta thấy có 14 nhiễm sắc thể đơn. Hãy cho biết đây là loài sinh vật nào?
 Câu 4( 2.0đ). Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp 1 số đợt. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới tương đương.Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.
 a. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
 b. Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục.
Câu 5( 3.0đ). a. Trình bày sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Điểm mấu chốt nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho hai phân tử ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ?
 b. Một gen có A + T = 1200 nucleôtit. Số nuclêôtit loại T chiếm 30% số nuclêôtit của gen.
 - Xác định chiều dài của gen?
 - Khi gen nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại.
Câu 6(3.0đ). a- Thế nào là thể đa bội? Thể tứ bội và thể tam bội được phát sinh bằng những phương pháp nào?
 b. Biến dị tổ hợp và đột biến có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
Câu 7( 3.5đ). Cho 2 thứ lúa thuần chủng là hạt tròn, chín muộn và hạt dài, chín sớm giao phấn với nhau đươc F1. Tiếp tục cho F1 tạp giao ,F2 thu được tổng số 13200cây, trong đó có 825 cây hạt dài, chín muộn.
a. Biện luận, lập sơ đồ lai và xác định số cây trung bình cho mỗi kiểu hình còn lại ở F2.
b. Cho F1 lai phân tích thu được 5000 cây, xác định số lượng cây trung bình cho mỗi loại kiểu hình.
- Hết-
Đáp án thi học sinh giỏi sinh 9
 Năm học 2012-2013
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
3.0đ
a. Đặc điểm chung vầ đặc điểm riêng về kiểu gen của 2 loài:
* Đặc điểm chung:
- Chứa 2 cặp gen dị hợp tử, thành phần gen như nhau.
- Là cơ thể lưỡng bội, có ưu thế lai cao.
- Có tính phổ biến trong thiên nhiên, có khả năng tạo nhiều loại biến dị qua con đường sinh sản hữu tính.
* Đặc điểm riêng về kiểu gen của 2 loài:
- Đặc điểm riêng về kiểu gen của BbDd:
 + Hai cặp gen dị hợp tử tồn tại trên 2 cặp NST khác nhau, phân ly độc lập,tổ hợp tự do, tạo nên 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau: 1AB : 1Ab : 1aB : 1 ab.
+ Mỗi cặp gen có thể chi phối hình thành 1 tính trạng, biểu hiện theo quy luật di truyền trội lặn hoàn toàn. Cả 2 cặp gen di truyền theo quy luật phân ly độc lập tạo ra 4 kiểu hình và 9 kiểu gen.
+ Lai thuận, lai ngịch kết quả không thay đổi .
- Đặc điểm riêng về kiểu gen của BD/bd.
+ Hai cặp gen không alen cùng tồn tại trên 1 NST, phân ly phụ thuộc vào nhau.
+ Phân ly tạo ra 2 loại giao tử có tỷ lệ bằng nhau; 1BD : 1bd.
+ Lai thuận lai nghịch kết quả có thay đổi.
b. Muốn phân biệt kiểu gen của mỗi loài người ta sử dụng 2 phương pháp lai sau đây: 
* Cho tự thụ phấn đối với từng loại kiểu gen. rồi căn cứ vào sự phân ly kiểu hình ở đời con mà xác định kiểu gen đó thuộc loài nào;
- Nếu tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 9:3:3:1:1 thì đó là kiểu gen BbDd.
- Nếu tỷ lệ đó là 3:1 thì kiểu gen đó là BD/bd
* Cho cơ thể đó lai phân tích:
- nếu kết quả lai phân tích mà có tỷ lệ kiểu hình là 1:1:1:1 thì kiểu gen của cơ thể đó là BbDd
- Nếu kết quả lai phân tích có tỷ lệ là 1:1 thì kiểu gen của cơ thể đó là BD/bd
0.5đ
0.75đ
0.75đ
0.5đ
0.5đ
Câu2
2.5đ
a. Cơ sở để MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau:
- sau khi phân tích kết quả thí nghiệm thì thấy tỷ lệ từng cặp tính trạng đều phân ly theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
- Tỷ lệ của các tính trạng có mối tương quan với tỷ lệ kiểu hìnhở F2, điều đó được thể hiện ở chỗtỷ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó
b. 
b.1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AaBbDd = 1/2 . 1/2 .1/2
= 1/8
b.2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd= 1.1.1/2=1/2
b.3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd
= 2/4.1/4.1/4= 1/32.
b,4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd = 3/4 .3/4. 1=9/16
0.5đ
0.5đ/1ý
Câu3
3.0đ
a.* Quá trình nguyên phân gồm 4 kỳ: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
* Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
- Kỳ trung gian là thời kỳ sinh trưởng của tế bào,NST ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi.
- Kỳ đầu, NST kếp bắt đầu đống xoắn và co ngắn, các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- Kỳ giữa,NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, có hình dạng, kích thước đặc trưng.
- Kỳ sau, từng NST kép chẻ dọc ở tâm động tách nhau ra thành 2 NST đơn, các NST đơn phân ly về 2 cực nhờ sự co rút củasợi tơ thuộc thoi phân bào.
- Kỳ cuối: NST đơn dãn xoắn để trở thành dạng sợi mảnh. 
b. – Trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì kết thúc lần giảm phân này bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con giảm đi một nửavề nguồn gốc NST.
- ở lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các crômatit trong mỗi NST kép tạo thành NST đơn rồi đi về 2 cực của TB. Nguồn gốc NST trong TB con không thay đổi..
c.- Vì kết thúc giảm phân I NST trong TB con giảm đi 1/2.
- Trong kỳ sau của giảm phân II sự phân ly của crômatit trong các NST kép tạo thành các NSTđơn , nên số NST đơn trong TB chính bằng bộ NST trong tb sinh dưỡng của loài 2n =14.
 Đây là đậu hà lan.
0.25đ
1.0đ
1.0đ
0.75đ
Câu4
2.0đ
a. Vì số tinh trùng chứa Y = số tinh trùng chưac X nên số tinh trùng tạo được là:
512 x 2 = 1024(tinh trùng)
mỗi TB sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng nên số TB sinh tinh trùng là:
1024/4 = 256 (tế bào)
 Bộ NST 2n của loài là: 
(256- 1) x 2n =9690
2n = 9690/255 = 38(NST)
b. gọi số đợt nguyên phân của TB là k thì ta có 
2k =256 => k =8( đợt)
0.5đ
0. 5đ
0.5đ
 0.5đ
câu 5
3.0đ
a. * Quá trình tự nhân đôi của ADN:
- quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân TB tại các NST, ở kỳ trung gian, lúc này NST ở dạng sợi mảnh.
- Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các nuclêôtit trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới. .
- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con tạo thành đóng xoắn .
- Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự tham gia của 1 số enzim và yếu tố có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi, liên kết các nu với nhau.
* Trong quá trình tự nhân đôi của ADN đã tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:
 - Nguyên tắc bổ sung: Các nu trên mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp A-T, G-X và ngược lại . 
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của ADN mẹ dược giữ lại để làm khuôn mẫu.
b. * Xác định chiều dài của gen:
 Theo NTBS ta có A + G = T + X = 50% => A =T = 30%
 G = X = 50 – 30 = 20%
 Theo bài ra ta có A + T = 1200 nu
 => A = T = 30% = 1200/2 = 600 (nu)
 G =X = 600/30. 20 = 400(nu)
 Tổng số nu của gen là:
 N = 1200 + 400.2 = 2000(nu)
 Chiều daùi của gen là:
 L = N/2.3,4 = 2000/2.3,4 = 340( A0)
* Khi gen nhân đôi 1 lần số nu môi trường nội bào cung cấp chính bằng số nu mỗi loại trên gen nên: 
 Amt = Tmt = A =T = 600( nu)
 Gmt = Xmt = G = X =400(nu)
1.0đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
Câu6
3.0đ
a.Thể đa bội là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có số NST là bội số của n( nhiều hơn 2n).
* Các phương pháp hình thành thể tứ bội:
 + Phương pháp 1: Gây rối loạn cơ chế phân ly NST trong nguyên phân; Bộ NST 2n của tế bào nhân đôi nhưng không phân ly tạo tế bào tứ bội 4n.
 + Phương pháp 2: gây rối loạn cơ chế phân ly NST trong giảm phân tạo giao tử 2n. Các giao tử này thụ tinh với nhau sẽ tạo hợp tử 4n phát triển thành cơ ther tứ bội.
 +P hương pháp 3: Cho giao phối giữa các cá thể 4n với nhau.
* Các phương pháp hình thành thể tam bội:
Phương pháp 1: Rối loạn cơ chế phân lýNT trong giảm phân:
Trong quá trình giảm phân 1 trong 2 bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường tạo giao tư 2n. Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n tạo hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
+ Phương pháp 2: Giao phối giữa cá thể 2n với cá thể 4n.
b. giống nhau giữa biến dị tổ hợp và đột biến:
* giống nhau:
 - Đều là biến dị di truyền.
- Đều liên quan đến biến đổi vật chất di truyền.
- Đều xuất hiện ở cá thể,riêng lẻ và vô hướng.
- Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở p, nên đều làm tăng tính đa dạng cho loài.
- Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trìng chọn giống và tiến hoá.
* Khác nhau:
Biến dị tổ hơp
Đột biến
-Do quá trình giao phối
- Gen không biến đổi nhưng do cơ chế phân ly độc lập, tổ hợp tự do của NST, dẫn đến sự phân ly và tổ hợp các gen.
- Sắp xếp lại các tính trạng có sẵn ở p thành tổ hợp các tính trạng mới.
- Xuất hiện thường xuyên, phong phú, có thể trung hoà các đột biến có hại.
- Do các tác nhân gây đột biến
- Do rối loạn cơ chế nhân đôi ADN , phân ly NST. NST bị đứt gãy, tiếp hợp không bình thường.
- Biến đổi vật chất di truyền ở mức phân tử hay mức tế bào.
- Xuất hiện đột ngột, gián đoạn, phần lớn là đột biến gen lặn và có hại.
0.25đ
0.75đ
0.5đ
0. 5đ
1.0đ
Câu7
3.5đ
a. * Biện luận và lập sơ đồ lai
 * Biện luận: - Tỷ lệ cây hạt dài chín muộn so với tổng số cây ở F2 là: 825/13200 = 6,25%= 1/16 chứng tỏ F2 có tỷ lệ kiểu hình là 9:3:3:1 = 16 tổ hợp. -> F1 dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. 
Tính trạng hạt tròn ,chín sớm là trội so với hạt dài chín muộn.
- Quy ước: Gen A quy định hạt tròn, a quy định hạt dài
 Gen B quy định chín sớm, gen b quy định chín muộn.
Kiểu gen của P là AAbb x aaBB.
* Sơ đồ lai: HS viết sơ đồ lai từ P ->F2
 - Nhận xét :
+ Tỷ lệ kiểu gen:1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb: 2aaBb : 1aaBB : 2Aabb : 1AAbb: 1aabb.
+ Tỷ lệ kiểu hình: 9A-B- : 3A-bb :3aaB- :1aabb
* Xác định số cây cho mỗi kiểu hình còn lại ở F2
- Hạt tròn, chín sớm : 825 . 9 = 7425 (cây)
- Hạt tròn, chín muộn = hạt dài, chín sớm = 825 . 3 = 2475(cây)
b. HS viết sơ đồ phép lai phân tích. 
- Nhận xét về tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình là 1:1:1:1
- Số cây trung bình cho mỗi loại là:
5000 : 4 = 1250 ( cây)
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0. 5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ


File đính kèm:

  • docHSG SINH 9 TINH GIA.doc
Đề thi liên quan