Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh vật - Lớp 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh vật - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT
 TÂY TRÀ
Đề
 chính thức
 KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. NĂM HỌC 2013-2014
 MÔN: SINH HỌC-Lớp 9
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 ( Đề thi gồm 02 trang)
Họ và tên:............................................................SBD: ........... Số phòng thi: ...........
Câu 1 ( 2 điểm): 
	Hiện tượng tính trội hoàn toàn là gì? Hãy nêu ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa của phép lai một tính trạng với tính trội hoàn toàn.
Câu 2 (2điểm):
	Kiểu gen nào sau đây cho 1, 2, 3, 4 loại giao tử? Hãy viết các giao tử tạo thành.
	a. AA 	 	c. aa
	b. Aa 	d. Aabb
	e. AaBB 	f. BbCc
Câu 3 (4 điểm):
	a. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.
	b. Có một số noãn bào bậc I giảm phân tạo ra 105 thể định hướng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 40%. Xác định:
	 b1. Số noãn bào bậc I.
	 b2. Số hợp tử tạo ra.
Câu 4 (2 điểm):
a. Thế nào là nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua những cơ chế di truyền nào? 
	b. Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN? 
Câu 5 (4 điểm):
	Một gen có hiệu số % giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tổng số liên kết hiđrô bằng 4050 liên kết.
a. Tính chiều dài của gen.
b. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Câu 6 (4 điểm):
	Khi cho hai thứ lúa chín muộn và chín sớm lai với nhau người ta tu được toàn lúa chín sớm. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 256 cây lua chín muộn và 769 cây lúa chín sớm.
a. Giải thích kết quả trên.
b. Viết sơ đồ lai từ P à F2
Câu 7 (2 điểm):
	Bố mẹ có nhóm máu A, đẻ con trai nhóm máu A, con gái nhóm máu O. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên.
---Hết---
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
 MÔN SINH HỌC 9
Năm học 2013-2014
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM 
Câu 1
2 điểm
- Hiện tượng tính trạng trội hoàn toàn là hiện tượng gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn à thể dị hợp có kiểu hình trội.
- Ví dụ: Lai giữa hoa màu đỏ(tc)với hoa màu trắng (tc) F1 thu được 100% hoa màu đỏ.
- Sơ đồ lai: Qui ước gen Gen A qui định tính trạng hoa đỏ
 Gen a qui định tính trạng hoa trắng
P: Bố Hoa đỏ x Mẹ Hoa trắng
 AA aa
GP: A a
 F1: Aa 100% hoa màu đỏ.
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 2
2 điểm
- Kiểu gen a, c cho 1 loại giao tử: A và a.
- Kiểu gen b, d, e cho 2 loại giao tử: A-a; Ab-ab; AB-aB.
- Kiểu gen f cho 4 loại giao tử: BC, Bc, bC, bc.
0,5đ
1,25đ
0,25đ
Câu 3
4 điểm
a.
* Tính đặc trưng: Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng.
- Ví dụ: + Số lượng: người 46 NST, gà 78 NST, ruồi giấm 8 NST.
 + Hình dạng như hình que, hình cầu, hình chữ V, ....
* Cơ chế: Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
 + Qua nguyên phân: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực tế bào à bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể. 
 + Qua giảm phân: Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
 + Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử có bộ NST đơn bội (n)à bộ lưỡng bội (2n) trong các hợp tử.
b. 
 b1: Số noãn bào bậc I = 1/3 thể định hướng = 105/3 = 35 (noãn bào)
 b2: Số trứng được tạo ra = số noãn bào bậc I = 35 trứng.
Vì H trứng = 40% à số trứng được thụ tinh = 35.40100 = 14 (trứng)
Vậy số hợp tử = số trứng được thụ tinh = 14 hợp tử.
2,25điểm
0,5đ
0,5đ
1,25đ
1,75điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
Câu 4
2 điểm
a. Nguyên tắc bổ sung là hiện tượng các nucleotit liên kết với nhau bởi nguyên tắc: A liên kết với T(hoặc A liên kết với U) và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua các cơ chế: quá trình tự nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN và quá trình tổng hợp protein. 
b. Điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc AND và ARN:
Cấu trúc ADN
Cấu trúc ARN
- Có chiều dài và khối lượng rất lớn.
- Mạch kép.
- Đơn phân cấu tạo là Nucleotit thuộc 4 loại A, T, G, X.
- Trong Nucleotit là đường C5H10O4
- Liên kết hóa trị trên mạch đơn khá bền vững.
- Có chiều dài và khối lượng rất bé.
- Mạch đơn.
- Đơn phân cấu tạo là Ribo Nucleotit thuộc 4 loại A, U, G, X.
- Trong Nucleotit là đường C5H10O5
- Liên kết hóa trị trên mạch đơn kém bền vững.
0,5điểm
1,5điểm
Câu 5
4 điểm
a. Những kết luận rút ra:
- Phép lai 1 cặp tính trạng.
- F2: Chín sớmChín muộn= 769256 = 31 à F2 có 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử đực x 2 giao tử cái à F1 dị hợp 1 cặp gen.
à P thuần chủng 1 cặp gen, chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn.
- Qui ước gen: Gen A qui định tính trạng chín sớm.
 Gen a qui định tính trạng chín muộn.
à Kiểu gen của P: chín sớm: AA; chín muộn: aa
b. Sơ đồ lai:
P: chín sớm (tc) x chín muộn
 AA aa 
GP: A a 
F1: Aa 100% chín sớm 
F1 xF1: chín sớm x chín sớm 
 Aa Aa 
GF1: A a A a 
F2: AA, Aa, Aa, aa 
Kết luận: 3 kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa 
 2 kiểu hình: 3 chín sớm: 1 chín muộn
2 điểm
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0.5đ
0,25đ
2điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 6
4 điểm
a. Gọi N là số nuclêôtit của gen:
	Theo giả thiết: G – A = 20% (1)
	Theo NTBS : G + A = 50% (2)
	Cộng (1) và (2) ta được: 2G = 70%. Suy ra G = 35%
 ÞA = 15%
Gen có 4050 liên kết hiđrô, suy ra: 4050 = 2A + 3 G 
	 ó 4050 = 2.()N + 3()N
 Û 4050. 100 = 30N + 105N
	 Û N = 3000 Nuclêôtit 
	Vậy chiều dài của gen là:
	L = (N : 2) . 3,4A0 = (3000:2) . 3,4 = 5100 A0 
b. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
	Ta có: A =T = 15%.N = 15%.3000 = 450 (Nu) 
	G = X = 35%.N = 35%. 3000 = 1050 (Nu) 
* Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là:
	A = T = (24- 1). 450 = 6750 (Nu) 
	G = X = (24- 1). 1050 = 15750 (Nu) 
Số liên kết hiđrô bị phá: (24 – 1).4050 = 60750 (liên kết) 
2 điểm
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2 điểm
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,25đ
Câu 7
2 điểm
- Bố, mẹ có nhóm máu A nên ít nhất mỗi người phải có 1 gen IA.
- Con gái nhóm máu O có kiểu gen IOIO nhận 1 gen IO từ bố và 1 gen IO từ mẹ.
- Vậy, bố mẹ có kiểu gen IAIO, đứa con trai có thể có một trong 2 kiểu gen IAIO hoặc IAIA.
- Sơ đồ lai:
P: IAIO x IAIO 
Gp: IA, IO IA, IO
F1: 1IAIA : 2IAIO: 1IOIO
Kiểu hình: 3 người nhóm máu A: 1 người nhóm máu O.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,75điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ MA TRẬN ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS TRÀ THANH MÔN: SINH HỌC KHỐI 9 
 NĂM HỌC 2013-2014	 
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Cấp độ
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TL
TL
TL
TL
Các định luật di truyền của Menden
HIện tượng tính trội trong di truyền Menden
Cách viết giao tử
- Bài tập lai 1 cặp tính trạng.
- Xác định các nhóm máu.
Số câu
4
1( Câu 1)
1 ( Câu 2)
2 ( Câu 6, Câu 7)
Số điểm
14
2 điểm =10%
2 điểm=10%
6 điểm=30%
Nhiếm sắc thể
Đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
Bài tập phát sinh giao tử và thụ tinh.
Số câu
1
1/2 ( Câu 3a)
1/2 ( Câu 3b)
Số điểm
4
2,25 điểm=11,25%
1,75 điểm=8,75%
ADN
Đặc điểm cấu trúc ADN
Nguyên tắc bổ sung
Bài tập về ADN
Số câu
2
1/2 ( Câu 4b)
1/2 ( Câu 4a)
1 ( Câu 5)
Số điểm
6
1,5 điểm=7,5%
0,5 điểm=2,5%
4 điểm=20%
Tổng
7 câu
20điểm
1 câu
3,75 điểm=18,75%
3/2 câu
2,5 điểm=12,5%
1 câu
2 điểm=10%
7/2 câu
11,75điểm=58,75%

File đính kèm:

  • docde thi HSG cap huyen khoi 92013(1).doc
Đề thi liên quan