Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Sinh học 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD & ĐT DUYÊN HẢI TRƯỜNG THCS LONG HỮU KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2010 - 2011 MÔN THI : SINH HỌC 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Học sinh làm tất cả các câu sau đây Câu 1: (4 điểm) Viết sơ đồ truyền máu? Hãy nêu các nguyên tắc truyền máu? Người có nhóm máu AB có truyền được cho người có nhóm máu O không? Vì sao? Câu 2: (4điểm) Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào ? Trên cơ sở đó giải thích câu tục ngữ: “ăn kỹ no lâu “ theo nghĩa đen về mặt sinh học? Câu 3: (4 điểm) Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện? Câu 4: (2 điểm) Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? Câu 5 : (1 điểm) Người ta nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể đúng hay sai ?giải thích ? Câu 6: (2 điểm) Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì so với chức năng của xương ? giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở ? Câu 7 : (1 điểm) Huyết áp trong tĩnh mạch rát nhỏ máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào ? Câu 8 : (2 điểm) a. Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày? b. Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ? ---HẾT--- ĐÁP ÁN SINH HỌC 8 Câu Nội dung Điểm 1 - Vẽ đúng sơ đồ truyền máu A A O O AB AB B B - Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: + Xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch). + Kiểm tra tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. - Nhóm máu AB không truyền cho được nhóm máu O. Giải thích 4,0 2 0,5 0,5 1 2 * Tiêu hóa ở khoang miệng: - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn . +Tác dụng: Làm nhuyễn thức ăn giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên để nuốt. - Biến đổi hóa học: là hoạt động của Enzim trong nước bọt. +Tác dụng: Biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường Manto. - Giải thích: Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn 4,0 1 0,5 1 0,5 1 3 Phân biệt tính chất của PXCĐK với PXKĐK - Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. - Bẩm sinh. - Bền vững - Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại - Số lượng hạn chế - Cung phản xạ đơn giản - Trung ương thần kinh nằm ở trụ năo, tủy sống. - Trả lời các kích thích bất ḱì hay kích thích có điều kiện. - Được h́nh thành trong đời sống. - Dễ mất khi không củng cố - Có tính chất cá thể, không di truyền. - Số lượng không hạn định - Hình thành đường liên lạc tạm thời - Trung ương thần kinh nằm vỏ năo. 4,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 4 Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua cúc xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững. 2,0 2 5 - Tế bào đơn vị chức năng của cơ thể vì: - Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản của cơ thể. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đợn vị chức năng của cơ thể. 1,0 0,5 0,5 6 - Thành phần hữu cơ là chất kết dính (chất cốt giao) và đảm bảo tính đàn hồi của xương. - Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc là cột trụ của cơ thể. - Khi hầm xương bò, lợnchất kết dính (chất cốt giao) bị phân hủy. Vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở. 2,0 0,5 0,5 1 7 - Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch. - Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra. - Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. - Các van tĩnh mạch. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 8 * Cấu tạo dạ dày: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l - Thành gồm 4 lớp: + Lớp màng ngoài, + Lớp cơ dày khoẻ gồm cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo + Lớp dưới niêm mạc, + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị * Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ là Do chất nhày có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. 2,0 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5
File đính kèm:
- De thi HSG sinh 8.doc