Đề thi học sinh giỏi cấp huyện – năm học 2007 – 2008 môn : ngữ văn - Lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện – năm học 2007 – 2008 môn : ngữ văn - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD KRÔNG PẮC ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN – NĂM HỌC 2007 – 2008 TRƯỜNG THCS EA YÔNG Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1 : ( 5 điểm ) Đọc đoạn thơ : Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều chiều thơ thẩn bóng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng ( Nguyễn Trọng Tạo ) Em hãy phân tích giá trị tu từ trong đoạn thơ trên ? Câu 2 : ( 15 điểm ) Mở đầu tác phẩm truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết : “ Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng “ Qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 9, em hãy làm sáng tỏ những điều trông thấy trước cuộc bể dâu và nỗi đau đớn lòng của nhà thơ . ......................................Hết.................................... PGD KRÔNG PẮC ĐÁP ÁN HSG CẤP HUYỆN – NĂM HỌC 2007 – 2008 TRƯỜNG THCS EA YÔNG Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1 : ( 1 đ ) Yêu cầu học sinh xác định các biện pháp tu từ và giá trị của nó trong đoạn thơ : Các biện pháp tu từ : Nhân hoá, so sánh, đảo ngữ, song hành . ( 2 đ ) Phân tích giá trị ( 3 đ ) Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của trời, dòng sông, bóng mây và ráng chiều. Cảnh thiên nhiên được miêu tả ở hai thời điểm “ trưa “ và “ chiều chiều “. Cấu trúc thơ song hành : câu 1, 2 song hành với câu 3,4 . “ Sông “, “ bóng mây “, “ ráng vàng “ → được thiên nhiên nhân hoá . Đảo ngữ : “áo xanh sông mặc “, “ hây hây ráng vàng “. Tóm lại : Nhân hoá, miêu tả, so sánh, đảo ngữ, song hành là các phép nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ làm cho đoạn thơ sinh động, người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp . Câu 2 : Làm văn ( 15 đ ) Đề bài yêu cầu học sinh thông qua việc nắm đựợc truyện Kiều và các đoạn trích đã học, đã đọc trong trương trình Ngữ văn 9 ( Chị em Thuý Kiều , Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích ... ) → cảm nhận và làm sáng tỏ ý hai câu thơ của Nguyễn Du . Yêu cầu cụ thể : Bài của học sinh đạt được nội dung : Những điều trông thấy trước cuộc bể dâu là hình ảnh cuộc sống được Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều ( qua các đoạn trích đã học ). Thúy Kiều tài sắc lẽ ra phải được sống hạnh phúc với mối tình trong sáng cùng Kim Trọng “ Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã, mặt ngoài còn e “. → Bỗng chốc vì gia biến phải bán mình chuộc cha, trở thành món hàng cho Mã Giám Sinh _ một gã con buôn vô học, mặc cả ...→ bắt đầu Kiều kiếp sống lưu lạc, ô nhục, đau đớn, ê chề ... (dẫn chứng Mã Giám Sinh mua Kiều ). Học sinh phát triển thêm Từ Hải ... Nỗi đau đớn lòng của nhà thơ : + Là nỗi đau trước sự tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời ... + Nỗi đau ấy có lúc được nhà thơ trực tiếp thốt thành lời : “ - Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong ..." "- ... Thương thay cũng một kiếp ngời “... ...................... Có lúc tác giả như hoà vào nỗi đau nhân vật . ( học sinh phát triển dẫn chứng ở đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm rõ điều đó ) . + Nỗi đau đớn lòng đó vừa là niềm cảm thông với những cảnh đời đau khổ ... + Nỗi đau đớn lòng của nhà thơ biểu hiện thật sâu sắc giá trị nhân đạo lớn lao của truyện Kiều. Một kiệt tác của nền văn học dân tộc . Mở bài + Kết bài : mỗi phần 2 điểm : = 4 điểm Nội dung thân bài : 2 ý lớn trên mỗi ý 5 điểm : = 10 điểm Hình thức trình bày sạch đẹp 1 điểm : = 1 điểm Tổng cộng : 15 điểm
File đính kèm:
- 0708_Van9_HSG_EY.doc.doc