Đề thi học sinh giỏi cấp - Môn Sinh học lớp 9

doc26 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp - Môn Sinh học lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi cấp 
môn sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài: 150'
Đề I.
Câu 1: ( 2đ)
Điền Đ ( đúng) hoặc S ( sai) vào ở đầu các câu sau:
a.	Cung phản xạ đầu gối chạy qua tuỷ sống.
b. 	Cung phản xạ tiết nước bọt không điều kiện chạy qua tiểu não.
c.	Hooc môn có tác dụng đối với mọi cơ thể, không mang tính đặc trưng cho loài.
d.	Phản xạ nuốt là phản xạ có điều kiện.
e.	Điểm vàng và điểm mù cùng nằm trên màng giác.
Câu 2: ( 2 đ)
Hãy chọn các cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lý:
a. Phân từ ADN
b. AND tái tổ hợp.
c. Gen đã ghép.
d. Enzim nối
e. "ADN lai"
h. ADN nhiễm sắc thể
i. AND làm thể truyền
g. Emzin cắt
k. Tế bào nhận
Kỹ thuật gen gồm 3 khâu
- Khâu 1: Tách .....(1)..... của tế bào cho và tách .....(2).... dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virus.
- Khâu 2: Tạo nên....(3)... được gọi là ..... (4)..... AND của tế bào cho và phân tử ...(5).. được cắt ở vị trí xác định nhờ các ... (6).... chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn AND của tế bào cho vào .... (7)...... nhờ ........ (8).
- Khâu 3: Chuyển AND tái tổ hợp vào ...... (9)......... tạo điều kiện cho ..... (10) thể hiện.
Câu 3: ( 6đ)
Hãy lựa chọn những câu trả lời đúng sau đây:
1.1. ở loài sinh vật đơn tính bộ nhiễm sắc thể gồm có:
a. Các nhiễm sắc thể đơn hoặc kép, tạo thành các tế bào 1n, 2n, 3n.
b. Các đôi nhiễm sắc thể thường và 1 đôi nhiễm sắc thể giới tính.
c. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng đôi một giống hệt nhau.
d. Các đôi nhiễm sắc thể thường tồn tại thành từng cặp đồng dạng và 1 đôi nhiễm sắc thể giới tính khác nhau ở đực và cái.
1.2. Biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là 9:3:3:1 thì có thể kết luận:
a. Có sự di truyền độc lập giữa các tính trạng.
b. Có sự phân li độc lập giữa các cặp gen tương ứng.
c. Đời con có 16 kiểu tổ hợp về kiểu hình.
d. Mỗi bên bố mẹ đều cho ra 4 loại giao tử.
1.3. Trong chọn giống thực vật, phương pháp lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào?
a. Cây tự thụ phấn.
b. Cây giao phấn.
c. Cây có kiểu gen đột biến nhân tạo.
d. Cả a và b.
1.4. Một hệ sinh thái bao gồm các yếu tố cấu thành căn bàn nào?
a. Các chuỗi và lưới thức ăn.
b. Quần xã và sinh cảnh.
c. Các quần thể và các nhân tố sinh thái.
d. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ.
1.5. Một người phụ nữ mắt nâu, muốn chắc chắn (100%) sinh ra những đứa con mắt đen thì phải lấy người chồng có kiểu hình và kiểu gen như thế nào?
a. Mắt nâu (ĐĐ)
b. Mắt nâu (Đđ)
c. Mắt đen (đđ)
d. Không thể có khả năng đó.
1.6. Cơ chế phát sinh thể dị bội là do:
a. Cả bộ nhiễm sắc thể không phân li
b. Đôi nhiễm sắc thể giới tính không phân li.
c. Đôi nhiễm sắc thể thường không phân li.
d. Một hoặc vài đôi nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 4: (3đ)
Gỉả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
b. Nếu các loài sinh vật trên là 1 quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên?
Câu 5: ( 3đ)
So sánh quá trình tự sao của ADN và tổng hợp ARN?
Câu 6: ( 4đ)
ở lúa, gen A qui định tính trạng cây cao, a: cây thấp. gen B qui định tính trạng chín sớm, b: chín muộn.
Giao phấn lúa cây cao, chín sớm với nhau, F1 thu được 600 cây lúa thân cao, chín muộn; 1204 cây lúa thân cao, chín sớm; 601 cây thấp, chín sớm. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P->F1?
Hướng dẫn chấm chi tiết đề 1.
Câu 1: (2đ)
Học sinh điền đúng mỗi câu được 0,4 điểm.
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
e - S
Câu 2: ( 2 đ)
Học sinh điền đúng được 1 cụm từ được 0,2 điểm.
1 - h
3 - b
5 - i
7 - i
9 - k
2 - a
4 - e
6 - g
8 - d
10 - c
Câu 3: ( 6đ)
: Câu d	1,0 đ
: Câu c	1,0 đ
: Câu a	1,0 đ
: Câu b	1,0 đ
: Câu d	1,0 đ
: Câu d	1,0 đ
Câu 4: ( 3đ)
a. Các chuỗi thức ăn ( 1,5đ)
1. Cỏ -> thỏ -> vi sinh vật
2. Cỏ -> thỏ -> hổ -> vi sinh vật.
3. Cỏ -> dê -> vi sinh vật.
4. Cỏ -> dê -> hổ -> vi sinh vật.
5. Cỏ -> thỏ -> mèo rừng -> vi sinh vật.
6. Cỏ -> sâu hại thực vật -> vi sinh vật.
7. Cỏ -> sâu hại thực vật -> vi sinh vật.
b. Sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật (1.5đ)
Cỏ
Dê
Thỏ
Sâu
Hổ
Mèo rừng
Chim
Vi sinh vật
Câu 5: ( 3đ)
Điểm giống nhau ( 1,0đ)
- Xảy ra trong nhân, tại các nhiễm sắc thể ở giai đoạn trung gian của chu kỳ tế bào	0,25đ
- Do phân tử ADN làm khuôn mẫu	0,25đ
- Lắp ghép các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung	0,25đ
- Có sự tham gia của các loại enzim và tiêu thụ năng lượng (ATP) 	0,25đ
Điểm khác nhau (2,0đ)
Tự sao ADN
Tổng hợp ARN
Enzim 0,25đ
ADN Polimeraza
ARN Polimeraza
Nguyên liệu 0,25đ
Nuclêotit tự do 
A, T, G, X
Nuclêotit tự do
A, U, G, X
Cơ chế 0,25đ
ADN tháo xoắn toàn bộ, tự nhân đôi theo cơ chế bán bảo toàn, cả 2 mạch đều sử dụng làm khuôn mẫu
ADN tháo xoắn từng đoạn chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu
Kết quả sao n lần 0,25đ
2n phân tử ADN mới giống nhau
n phân tử ARN
ý nghĩa
Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ sinh vật nhờ các cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (0,25đ)
Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất nhờ cơ chế sao mã và giải mã.(0.25đ)
Phân tử ADN còn có khả năng tự phân đôi qua các thế hệ tế bào, tạo ra những phân tử giống nó (0,25đ)
Phân tử mARN điều khiển sự tổng hợp các phần tử prôtêin, thể hiện tính di truyền của sinh vật. Sau một số lần hoạt động nhất định, phân tử mARN sẽ thoái hoá ( 0.25đ)
Câu 6: ( 4đ)
Qui ước: 	Gen A : Thân cao	Gen B: Chín sớm
	Gen a: Thân thấp	Gen b: Chín muộn.
a. Sự di truyền từng cặp tính trạng ở F1.
Thân cao
=
600 + 1204
=
1804
ằ
3
Thân thấp
601
601
1
Suy ra kiểu gen cặp tính trạng chiều cao cây: Aa x Aa	(0,5đ)
Chín sơm
=
1204 + 601
=
1805
ằ
3
Chín muộn
600
600
1
Suy ra kiểu gen cặp tính trạng này là: Bb x Bb	(0,5đ)
b. Biện luận:
- Mỗi tính trạng đều phân tính theo tỉ lệ 3:1 do đó các gen qui định 2 cặp tính trạng này là dị hợp tử 2 cặp gen. Mà tỉ lệ phân tính chung ở F1 là :
600 : 1204 : 601 ằ 1 : 2 : 1 chứng tỏ 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trên liên kết hoàn toàn trên 1 cặp NST ( theo qui luật di truyền liên kết của Moocgan)	(0,75đ)
- Vì F1 xuất hiện kiểu hình cây thấp, chín sớm : chứng tỏ ở P phải cho ra giao tử . Suy ra :
Gen a liên kết hoàn toàn với gen B
Gen A liên kết hoàn toàn với gen b (0,5đ)
* Kiểu di truyền của cây thân cao chín sơm : (0,25đ)
Sơ đồ lai:
 P 	Thân cao, chín sớm
Giao tử của P: , 
x
x
Thân cao, chín sớm
, 
F1 	 1 ; 2 ; 1 	(0,5đ)
Kiểu hình:	1 thân cao, chín muộn	(0,5đ)
	2 thân cao, chín sớm
	1 thân thấp, chín sớm.
Ghi chú:
Câu 1 sưu tầm từ sách: Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập sinh học 8. ( nhà xuất bản giáo dục)
Câu 2, 4: Sưu tầm từ tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9 ( Bộ GD - ĐT)
Câu 3: Sưu tầm từ : Trắc nghiệm sinh học 11 ( nhà xuất bản giáo dục)
Luyện tập và nâng cao kiến thức sinh học 9 ( nhà xuất bản giáo dục)
Câu 5 : Sưu tầm từ sách : Luyện tập và nâng cao kiến thức sinh học 9.
Câu 6: Sưu tầm từ: Các dạng bài tập chọn lọc về di truyền - biến dị, Tác giả: Lê Đình Trung ( nhà xuất bản giáo dục)
đề thi học sinh giỏi cấp 
môn sinh học lớp 9 
Thời gian làm bài: 150'
Đề II.
Câu 1: (8đ)	Hãy lựa chọn những câu trả lời đúng sau đây:
1.1. HIV làm ảnh hưởng đến tế bào:
a. Bạch cầu limphôT
b. Bạch cầu limphô B
c. Bạch cầu mônô
d. Bạch cầu trung tính.
1.2. Sự thụ tinh ở cây có hoa khác sự thụ tinh của rêu, quyết thực vật là:
a. Diễn ra không cần nước nên thích nghi với môi trường cạn.
b. Có sự thụ tinh kép.
c. Bao gồm 2 giai đoạn thụ phấn và thụ tinh.
d. Cả 3 ý a, b, c đều đúng.
1.3. Cho cà chua quả đỏ ( trội hoàn toàn) lai với nhau, F1 thu được có cà chua quả vàng. Giả thiết rằng phép lai được thực hiện với một số lượng cặp lai đủ lớn. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 có thể thế nào?
a. 100% aa.
b. 1AA: 2Aa : 1aa.
c. 1AA : 1Aa.
d. 1Aa : 1aa.
1.4. Một đoạn mạch ADN có X = 150 và G chiếm 20% tổng số nuclêotit của một mạch thì số liên kết hiđrô của cả đoạn sẽ là:
a. 900
b. 975.
c. 1650
d. 2100
1.5. Tại sao nói : " Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể"?
a. Mật độ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn thức ăn.
b. Mật độ ảnh hưởng đến mức độ lan truyền bệnh tật.
c. Mật độ có ảnh hưởng đến xác xuất gặp nhau giữa các cá thể đực và cái trong mùa sinh sản ?
d. Cả a, b, c.
1.6. Hiện tượng khống chế sinh học được hiểu như thế nào?
a. Động vật ăn thịt tiêu diệt con mồi, động vật nhai lại ăn cỏ.
b. Loài này khống chế không cho loài kia phát triển.
c. Số lượng cá thể của mỗi quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
d. Số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm.
1.7. Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường không dùng cơ thể lai F1 để làm giống vì lí do nào dưới đây.
a. F1 dị hợp tử nên tính di truyền không ổn định sẽ phân li ở đời sau.
b. F1 thường mang ưu thế lai, năng suất cao nên dùng nó làm lương thực, thực phẩm... có lợi hơn làm giống.
c. F1 dị hợp tử nên không biểu hiện rõ bản chất ưu việt của giống.
d. Cả a, b, c.
* Các câu này được tôi sưu tầm từ " Bài tập trắc nghiệm sinh học 9" ( Nhà xuất giáo dục)
* " Trắc nghiệm sinh học 11 ( nhà xuất bản giáo dục)
Câu 2: ( 3đ)
So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân.
* Tôi sưu tầm từ sách " Để học tốt sinh 9"
Câu 3: ( 3đ)
Phân biệt hai hiện tượng ; Ưu thế lai và thoái hoá giống.
* Tôi sưu tầm từ sách " Luyện tập và nâng cao kiến thức sinh học 9" ( Nhà xuất bản giáo dục)
Câu 4: ( 2đ)
Hãy vẽ 1 lưới thứ ăn, trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, châu chấu, diều hâu, nấm vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.
( Câu hỏi trong SGK sinh 9)
Câu 5: ( 4đ)
ở đậu Hà Lan, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ và cây hoa trắng được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2. Biết rằng hoa đỏ là trội so với hoa trắng.
a. Hãy viết sơ đồ lai có thể có từ P ->F2.
b. Cho cây hoa đỏ không thuần chủng ở F2 lai với cây hoa trắng. Hãy cho biết bản chất của phép lai này là phép lai gì? Viết sơ đồ lai của phép lai ấy? Biết rằng tính trạng màu hoa do 1 gen qui định.
* Tôi sưu tầm từ " Các dạng bài tập chọn lọc về di truyền - biến dị" Nhà xuất bản giáo dục.
Hướng dẫn chấm chi tiết của đề II.
Câu 1: ( 8đ)
1.1. Câu a	1,0đ.
1.2. Câu d	1,0đ.
1.3. Câu b	1,0đ.
1.4. Câu c	2,0đ.
1.5. Câu d	1,0đ.
1.6. Câu c	1,0đ.
1.7. Câu a	1,0đ.
Câu 2 : (3đ)
* Những điểm giống nhau ( 10đ)
- Đều là các quá trình sinh sản của tế bào	0,25đ.
- Có các kì phân chia giống nhau ( Kì trung gian, kỳ đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối)	0,25đ.
- Các thành phần của tế bào như: Trung thể, thoi vô sắc, màng nhân, nhân con, màng tế bào chất có những biến đổi trong từng kì tương ứng giống nhau:	0,25đ.
- NST có những hoạt động như: Nhân đôi, duỗi xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li	( 0,25đ)
* Những điểm khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
Loại tế bào
Xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể ( hợp tử tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục) 0,25đ
Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín ( tinh bào bậc I và noãn bào bậc I) 
 0,25đ
Hoạt động NST
Không xảy ra sự tiếp hợp NST 0,25đ
Có xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I 0,25đ
Có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li 0,25đ
Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li 0,25đ
Kết quả
Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 1 lần phân bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST 0,25đ
Từ một tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con đều có n NST 0,25đ
Câu 3: (3đ)
Ưu thể lai
Thoái hoá giống
Biểu hiện
Con lai có sức sống cao hơn hẳn bố mẹ : Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường, năng suất cao 0,5đ
Con lai có sức sống kém hơn bố mẹ : Sinh trưởng chậm, kém phát triển, khả năng chống chịu kém với các điều kiện môi trường năng suất thấp, xuất hiện nhiều tính trạng có hại 0,5đ
Cơ chế
Con lai ở trạng thái dị hợp, nên các gen lặn ( thường là có hại) không được biểu hiện vì bị gen trội lấn át 0,25đ
Con lai ở trạng thái đồng hợp và thể đồng hợp lặn biểu hiện thành kiểu hình xấu, gây hại 0,25đ
Nguyên nhân
Xuất hiện do lai khác dòng và biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1
 0,25đ
Xuất hiện do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hoặc giao phối cận huyết ở động vật 0,25đ
ứng dụng
Con lai F1 được sử dụng làm sản phẩm để tận dụng làm ưu thế lai, không dùng làm giống 0,5đ
Để củng cố một tính trạng nào đó mà con người mong muốn hoặc tạo ra dòng thuần để tạo ra ưu thế lai 0,5đ
Câu 4 : (2đ)
ếch
Bọ rùa
Cây cỏ
Xác chết của sinh vật
Cáo
Châu chấu
Gà rừng
Hổ
Diều hâu
Dê
Nấm
Vi khuẩn
Lưới thức ăn.
Câu 5: (4đ)
a. Sơ đồ lai có thể từ P ->F2.
+ Trường hợp 1: Tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng
Qui ước: 	Gen A: Qui định tính trạng hoa đỏ.
	Gen a : Qui định tính trạng hoa trắng
- Kiểu di truyền của cây hoa đỏ : AA hoặc Aa
- Kiểu di truyền của cây hoa trắng : aa.
Ta có các sơ đồ lai sau:
P	 Hoa đỏ	x	Hoa trắng
	 AA	x	 aa
Gp A	 a
F1	Aa ( 100% hoa đỏ)
F1 x F1	Aa	x	Aa
GF1	 A, a	A, a
F2	1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình :	3 hoa đỏ	:	1 hoa trắng
P	Hoa đỏ	x	Hoa trắng
	 Aa	x	aa
GP A, a	a
F1	1Aa	:	1aa	(1 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
Cho F1 giao phấn với nhau có thể có 3 trường hợp sau:
F1 x F1 : Aa x Aa
GF1 A, a A, a
F2 : 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 hoa đỏ
 1 hoa trắng
0,25đ
F1 x F1 : Aa x aa
GF1 A, a a
F2 : 1Aa : 1aa
Kiểu hình: 1 hoa đỏ
 1 hoa trắng
0,25đ
F1 x F1 : aa x aa
GF1 a a
F2 : aa
Kiểu hình: 100% hoa trắng
0,25đ
* Trường hợp 2: Tính trạng hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng 	(0,25đ)
Qui ước:	Gen AA: hoa đỏ
	Gen Aa : hoa hồng
	Gen aa : hoa trắng
* Ta có sở đồ lai:
P
GP
Hoa đỏ
AA
A
x
Hoa trắng
aa
a
F1
 Aa ( 100% hoa hồng)
F1 x F1
Aa
x
Aa
GF1
A, a
A, a
F2
1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình:
1 hoa đỏ
2 hoa hồng
1 hoa trắng
b. Cho cây hoa đỏ không thuần chủng ở F2 lai với cây hoa trắng . Đây là phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2	(0,5đ)
Sơ đồ lai
F2
Hoa đỏ
x
Hoa trắng
GF2
Aa
aa
A, a
a
Fb
1Aa : 1aa
Kiểu hình:
1 hoa đỏ
1 hoa trắng (0,5đ)
Đề thi học sinh giỏi cấp
 Đề số : 3 Môn sinh : Lớp 9
( Thời gian làm bài 150 phút )
 Nguồn tư liệu sử dụng để làm đề :
- Sách giáo khoa sinh học 9 - nhà xuất bản Giáo dục - 2005
- Ô tập sinh học 9 - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1998.
- Tuyển tập sinh học -1000 câu hỏi và bài tập – Nhà xuất bản Đại học quốc gia 
 Hà - Nội -2002
Câu 1 : 4 ,0 điểm Có một quần xã sinh vật gồm các loại sinh vật sau :
 Vi sinh vật , Dê, Gà, Cáo, Hổ, Mèo rừng, Cỏ, Thỏ.
Vẽ sơ đồ có thể về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật đó.
Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn đó.
Phân tích mối quan hệ giữa 2 quần thể của 2 loài sinh vật ( Cáo , Thỏ ) trong quần xã sinh vật trên.
Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học ?
Nêu ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học. Lấy ví vụ thực tế để chứng minh. 
Câu 2 : 3.0 điểm . Lựa chọn các câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau :
2.1 Môi trường sống của sinh vật là :
Tất cả những gì có trong tự nhiên.
Tất cả các yếu ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật.
Tất cả các nhân tố sinh thái .
Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
2.2 Cây trồng ở giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ
Nảy mầm.
Cây non.
Sắp ra hoa.
Sau ra hoa .
2.3 Mùa đông ruồi muỗi phát triển ít chủ yếu là do :
ánh sáng yếu.
Thức ăn thiếu.
Nhiệt độ thấp.
Dịch bệnh nhiều .
2.4 ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây:
Thân ; b- Lá ; c- Cành ; d-Hoa ; e- Qủa.
Lớp động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ :
 a- Cá xương; b- ếch ; c- Cá sun ; d- Thú ; e- Chim.
Vật nuôi ở vào giai đoạn nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ :
 a- Phôi thai; b- Sơ sinh; c- Trưởng thành ; d- Sau trưởng thành .
Câu 3 : 2 ,5 điểm. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm chấm trong câu sau đây : 
 Phép lai phân tích là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng .. cần xác định .với các cá thể mang tính trạng  Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì các cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen .. còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ..
Câu 4 : 3,5 điểm . Tính chất và đặc điểm của ADN đảm bảo cho nó giữ và truyền thông tin di truyền trong cơ thể sống .
Câu 5 : 3.0 điểm . Chọn các câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau :
5.1 Tính trạng lặn là:
 a- Không được biểu hiện ở cở thể lai.
Không được biểu hiện ở cơ thể F1.
Không được biểu hiện ở cơ thể dị hợp tử.
Không được biểu hiện ở cơ thể trung gian.
Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện :
Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội.
Cơ thể mang kiểu gen dị hợp.
Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.
Cở thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp.
Cả a và b
Tính trạng tương phản là ;
Cách biểu hiện khác nhau của 1 tính trạng.
Cách biểu hiện khác nhau của những tính trạng.
Cách biểu hiện giống nhau của những tính trạng
Cách biểu hiện giống nhau của 1 tính trạng
Loại tế bào nào sau đây chứa NST giới tính 
Tế bào sinh tinh trùng.
Tế bào sinh trứng.
Tế bào sinh dưỡng.
Tế bào sinh giao tử.
Cả a,b,c và d.
Đặc điểm nào của sự phân chia tế bào sau đây được sử dụng để giải thích định luật di truyền Men Đen.
Sự phân chia tâm động; b- Sự tiếp hợp và bắt chéo NST
Sự phân chia của NST; d- Sự nhân đôi và phân chia của NST
Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng :
Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
Các gen phân ly trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
Cả a và b.
Câu 6 : 4.0 điểm Bài tập.
 ở Chó gen A quy định tính trạng lông đen là trội hoàn toàn, gen a quy định tính trạng lông trắng là lặn, Gen B quy định tính trạng lông ngắn là trội hoàn toàn, gen b quy định tính trạng lông dài là lặn . Các cặp tính trạnh này di ruyền độc lập với nhau. Cho chó lông đen ngắn giao phối với chó lông trắng dài.
Viết sơ đồ lai từ P đến F1. Xác định kiểu hình ở F2 mà không lập bảng
Làm thế nào để xác định được chó lông đen dài thuần chủng.
Hướng dẫn chấm và đáp án đề 3
Câu 1 : 4,0 điểm
a- Vẽ đúng theo sơ đồ dưới đây : 1.0 điểm ( Nếu sai 1 mắt xích nào đó trừ 0.25 điểm.)
 Dê Hổ
 Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật
 Gà Mèo rừng
 b-Mắt xích chung : Cáo , Mèo rừng , Hổ : 0,25 đ.
Phân tích mối quan hệ giữa 2 quần thể của 2 loài Cáo và Thỏ : 
Nếu Thỏ phát triển mạnh đ số lượng Cáo tăng theo : 0,25đ.
Khi số lượng Cáo tăng quá nhiều đ Thỏ bi cáo tiêu diệt nên số lượng thỏ giảm : 0,25đ.
Vì thế có hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị kìm 
 hảm : 0,25đ.
Khống chế sinh học : Là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng của cá thể của một quần thể khác kìm hảm : 0,50đ.
ý nghĩa của khống chế sinh học. 
Làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng : 0.25đ.
Đảm bảo sự tồn tại của các loài trong quần xã. dẫn tới sự cân bằng sinh học trong quần xã ị ổn định hệ sinh thái : 0,25đ.
ý nghĩa thực tiễn : Là cơ sở khoa học của biện pháp đấu tranh sinh học, giúp con người kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn áp một loài nào đó theo hướng có lợi mà vẫn đảm bảo sự cân bằng sinh học : 0,50đ
Ví dụ : người ta dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa : 0,50đ
( Nếu học sinh lấy dược ví dụ khác dúng vẫn cho điểm tối đa )
Câu 2 : 3 ,0 điểm : Mỗi câu trả lời đúng cho 0,50 đ. Học sinh phải lựa chọn được các câu trả lời đúng sau đây :
 2.1 – câu : d ; 2.2 – câu : a ; 2.3 – câu : c .
 2.4 - câu : b ; 2.5 – câu : b ; 2.6 – câu b.
Câu 3 : 2,5 điểm . Điền theo thứ tự mỗi từ điền đúng cho 0,50 đ . các từ đúng sau:
“ Trội ” ; “ Kiểu gen ” ; “ Lặn ” ; “ Đồng hợp “ ; “ Dị hợp “.
Câu 4 : 3,5 điẻm .
a : Những đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN để dảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền :
Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN các Nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết Phôtphoric bền vững : 0,50đ.
Trên mạch kép các cặp Nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết Hyđrô không bền, nhưng số liên kết Hyđrô trên phân tử ADN quá lớn đảm bảo cấu trúc không gian ADN ổn định và dễ cắt đứt các liên kết Hyđrô để thực hiện tái bản ADN : 0,50đ
Nhờ các cặp Nuclêôtít liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung tạo cho chiều rộng ADN ổn định, các vòng xoắn ADN với Prôtêin tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hoà : 0,5đ
Cách xắp xếp các Nuclêôtít khác nhau tạo tính đặc thù và đa dạng của phân tử ADN của các loài sinh vật : 0,50đ
Những tính chất của ADN đảm bảo ADN truyền được thông tin di truyền :
ADN có khả năng tự nhân đôi vào kỳ trung gian giữa 2 lần phân bào theo nguyên tắc bổ xung . Nhờ đó mà thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ : 0,50đ
ADN chưá gen cấu trúc, gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tổng hợp Prôtêin đảm bảo cho gen hình thành tính trạng: 0,50đ
ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến, hình thành những thông tin di truyền mới,có thể di truyền được qua cơ chế tái sinh của ADN: 0,50đ.
Câu 5 : 3.0 điểm : Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 đ. Học sinh phải lựa chọn được các câu trả lời đúng sau đây :
 2.1 – câu : c ; 2.2 – câu : e ; 2.3 – câu : a .
 2.4 - câu : e ; 2.5 – câu : d ; 2.6 – câu a.
Câu 6 : 4 điểm : Bài tập
Yêu cầu học sinh phải ghi được phần biện luận:
Gọi: A- Gen quy định tính trạng lông đen ( trội ): 0,25đ
 a- Gen quy định tính trạng lông trắng ( lặn ): 0,25đ
 B- Gen quy định tính trạng lông ngắn ( trội ): 0,25đ
Gen quy định tính trạng lông dài ( lặn ): 0,25đ
Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau .
Khi cho lai chó lông đen ngắn thuần chủng với lông trắng dài thuần chủng ta có : 
Kiểu di truyền lông đen ngắn thuần chủng : AABB : 0,25đ
Kiểu di truyền lông trắng dài thuần chủng : aabb : 0,25đ
 Sơ Đồ lai Kết quả
 P : AABB X aabb - Kiểu di truyền 100% AaBb : 0,25đ
 gtp AB ab 0,50đ - Kiểu hình 100% đen, ngắn : 0,25đ 
F1 AaBb 
Cho lai F1 với nhau , không cần lập bảng, dựa vào sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các tính trạng ta có kiểu hình F2 là :
 9 A-B- 9/16 lông đen ngắn : 0,25đ
 3 A-bb 3/16 lông đen dài : 0,25đ
 3 aaB- 3/16 lông trắng ngắn : 0,25đ
 1 aabb 1/16 lông trắng dài : 0,25đ
Để xác định được chó lông đen dài thuần chủng , người ta dùng phương pháp lai phân tích , tức là cho lai với chó lông trắng dài : 
- Nếu F1 đồng tính đ P thuần chủng : 0,25đ
- Nếu F1 phân tính đ P không thuần chủng : 0,25đ
Đề thi học sinh giỏi cấp 
 Đề số : 4 Môn sinh : Lớp 9
( Thời gian làm bài 150 phút )
 Nguồn tư liệu sử dụng để làm đề :
- Sách giáo khoa sinh học 9 - nhà xuất bản Giáo dục - 2005
- Ô tập sinh học 9 - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1998.
- Tuyển tập sinh học -1000 câu hỏi và bài tập – Nhà xuất bản Đại học quốc gia 
 Hà - Nội -2002
Câu 1 : 3.0 điểm
 Trong điều tra dân số thường gặp số nam so với số nữ xấp xỉ bằng nhau . 
Hãy giải thích điều đó trên cơ sở tế bào học về di truyền giới tính .
Câu 2 : 3,0điểm 
Phân tử ADN có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung :
Viết đoạn mạch đơn bổ xung cho đoạn mạch đơn sau :
-A – T – G – A – T – X – X – G –A- 
Đoạn phân tử ADN sau đây trong quá trình tự nhân đôi sẽ cho ra các đoạn tương ứng trong phân tử ADN mới. Hãy biểu diễn các đoạn ADN tương ứng đó .
( Mạch 1 ) - A – T – X – G – A – X – T – A – G - 
( Mạch 2 ) - T – A – G – X – T – G – A – T – X -
Hãy nhận xét về trình tự sắp xếp các Nuclêôtít ở các đoạn ADN mới và đoạn ADN đã cho .
Câu 3 : 3.0 điểm 
 Chọn các câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau đây: 
3.1 Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập : 
Giao tử F1 giữ nguyên bản chất.
Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST.
Sự nhân đôi, phân ly của NST trong cặp NST đồng dạng.
Sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của NST.
ý nghĩa của liên kết gen :
 Cho phép lập bản đồ di truyền
Tạo biến dị tổ hợp.
Hạn chế biến dị tổ hợp.
Cả a và b.
Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền :
Chuyển đoạn tương hổ và không tương hổ.
Mất đoạn và lặp đoạn
Đảo đoạn và chuyển đoạn.
Lặp đoạn và chuyển đoạn.
3.4 Đột biến là gì ?
Sự biến đổi về số lượng, cấu trú ADN, NST.
Sự thay đổi đột ngột về mặt tính trạng nào đó .
Sự thay đổi kiểu gen của một cơ thể .
Sự xuất hiện nhiều kiểu hình mới có hại .
 Bốn loại Nuclêôtít phân biệt nhau ở thành phần nào dưới đây :
Số nhóm axít phốtpho ríc.
Đường Ribôzơ.
Đường Đêôxirybôzơ.
Mối liên kết Hyđrô giữa các cặp Bazơnitríc.
Bản chất của các Bazơnitríc.
 Di truyền học hiện nay phân loại biến dị thành hai dạng chính là :
Biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.
Biến dị đột biến và biến dị thường biến.
Biến dị kiểu hình và biến dị kiểu gen.
Biến dị tự nhiên và biến dị nhân tạo .
Câu 4 : 4 .5 điểm 
Giả sử có các sinh vật sau :
 Bò ; Lợn ; Ve ; Sán lá gan ; Giun đũa ; Cá chép ; Sáo ; Giun đất ..
Cho biết môi trường sống của các loại sinh vật trên .
Trình bày khái niệm môi trường. Có mấy loại môi trường ?
“ Bò “ chịu tác động của những nhân tố sinh thái nào ? Các nhân tố sinh thái đó thuộc vào những nhóm nhân tố sinh thái nào?
Câu 5 : 2.5 điểm
 Chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau :
Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là :
Định hướng
Vận động .
Nhận biết.
Kiếm mồi .
Cả a

File đính kèm:

  • docDe DA thi HSG mon sinh9.doc
Đề thi liên quan