Đề thi học sinh giỏi cấp thị môn: Vật lí 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp thị môn: Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung sơn Đề Thi học sinh giỏi cấp Thị
 Sầm sơn Năm học 2008-2009
 Môn: Vật lí 6 Thời gian làm bài: 90’
 Giáo viên ra đề: Đỗ Hồng Việt
Câu 1: Nêu cách xác định đường kính và chu vi của một quả bóng bàn .Dụng cụ là một thước thẳng và một sợi chỉ .
Câu 2: Trong một bản báo cáo kết quả thực hành đo thể tích .Một học sinh đã ghi được các kết quả như sau 
V1 = 15,0 cm3 
V2 = 22,4 cm3 
V3 = 65,5 cm3 
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ mà học sinh đó đã dùng.
Câu 3: Vật a và b có cùng khối lượng ,biết thể tích của vật a lớn gấp 3 lần thể tích của vật b . Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ? Từ kết quả trên em có nhận xét gì ?
Câu 4: Khi treo vật nặng 1 N lò xo có chiều dài l1 = 20 cm .Khi treo vật nặng 2 N lò xo có chiều dài l2 = 22 cm .
Tính chiều dài tự nhiên của lò xo .
Khi treo vật nặng là 5 N thì lò xo có chiều dài là bao nhiêu ?
Dùng lò xo này làm lực, kế thì 1N ứng với bao nhiêu cm ?
Câu 5: Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn ? 
Đáp án : Vật lí 6
Câu 1: 
1.Xác định chu vi của quả bóng bàn (1 đ)
- Dùng sợi dây chỉ quấn quanh đường hàn quả bóng bàn đánh dấu 1 vòng quấn trên sợi chỉ .
-Dùng thước thẳng đo độ dài 1 vòng quấn
- Độ dài được đo là chu vi quả bóng bàn .
2.Xác định đường kính bóng bàn (1 đ)
- Ta lấy chu vi của quả bóng đã đo được ở trên chia cho 3,14 ( Theo công thức d = )
Câu 2: ở kết quả đo V1 .ĐCNN của bình chia có thể là :
0,1 cm hoặc 0,2 cm hoặc 0,5 cm 	(0,5 đ) 
ở kết quả đo V2 .ĐCNN của bình chia độ có thể là :
	0,1 cm hoặc 0,2 cm 	(0,5 đ)
ở kết quả đo V3 .ĐCNN của bình chia độ có thể là :
	0,1 cm hoặc 0,5 cm 	(0,5 đ)
Như vậy bình chia độ đó có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm .	(0,5 đ)
Câu 3: Giải 
1. ma =mb = m	(0,25 đ)
2. Va = 3 Vb	(0,25 đ) 
3. Da = ; 
4.	(0,5 đ)
5.Từ (1) và (2) suy ra: Db = 3 Da
-Khối lượng riêng của vật b lớn gấp 3 lầ khối lượng riêng của vật a .
-Nhận xét : Nếu khối lượng 2 vật bằng nhau thì vật nào có thể tích lớn hơn thì khối lượng riêng sẽ nhỏ hơn .	(0,5 đ)
Câu 4:
a)- Khi treo vật nặng 1N thì độ biến dạng của lò xo là :
x1 = l1 - l0 = 20 cm - l0 	(0,25đ)
-Khi treo vật nặng 2N thì độ biến dạng của lò xo là :
x2 = l2 - l0 = 22 cm - l 0	(0,25 đ)
-Vì x2 = 2x1 nên 
2(20 cm – l0 ) = (22 cm – l0)	(0,5 đ)
 40 cm – 2 l0 = 22 cm – l0
 l0 = 18 cm 
Vậy chiều dài tự nhiên của lò xo là 18 cm (0,5đ)
b)-Khi treo vật nặng 1N thì độ biến dạng của lò xo là : x1=20cm-18cm=2cm
-Khi treo vật nặng 5N thì độ biến dạng của lò xo là : 
x =5 x1 =5.2cm = 10cm(0,25 đ)
-Chiều dài của lò xo lúc này là : l = 18 cm + 10 cm 
	l = 28 cm 	(0,5 đ)
c)Dùng lo xo làm lực kế thì cứ 1 N ứng với vạch chỉ là 2 cm .	(0,5 đ) 
Câu 5: Dốc càng thoải tức độ nghiêng càng ít ,thì lực nâng người càng nhỏ => dễ đi hơn .
Biểu điểm :
Câu 1 : 	Mỗi ý 1 điểm = 2 điểm 
Câu 2: 	Mỗi ý 0,5 điểm = 2 điểm 
Câu3: 	Mỗi ý 0,5 điểm = 2 điểm 
Câu 4: 	Mỗi ý 0,5 điểm = 3 điểm 
Câu 5: 	Mỗi ý 0,5 điểm = 1 điểm 
Tổng điểm 	 = 10 điểm 

File đính kèm:

  • docDe thi(6).doc