Đề thi học sinh giỏi cấp thị môn: Vật lí 9

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp thị môn: Vật lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung sơn Đề Thi học sinh giỏi cấp Thị
 Sầm sơn Năm học 2008-2009
 Môn: Vật lí 9 Thời gian làm bài: 90’
 Giáo viên ra đề: Đỗ Hồng Việt
đề bài
Bài 1:	(4 điểm)
	Hai ô tô A và B chạy trên 2 đường thẳng vuông góc với nhau sau khi gặp nhau ở ngã tư hai xe tiếp tục chuyển động theo hướng cũ. Xe A có vận tốc 32,4 km/h, xe B có vận tốc 43,2 km/h.
Xác định vận tốc tương đối của xe B so với xe A
Sau bao lâu 2 xe cách nhau 135 km.
Bài 2:	(6 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = R2 = R3 = 6 W ; R4 = 2 W
UAB = 18 v
Nối M và B bằng một vôn kế. Tìm số chỉ của vôn kế
Nối M và B bằng 1 am pe kế điện trở không đáng kể. Tìm số chie của ampe kế, chiều dòng qua A.
Bài 3:	(6 điểm)
Trên hình vẽ xy là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính. Bằng cách vẽ hãy xác định: Vị trí, tính chất, các tiêu điểm của thấu kính (lí do tại sao lại vẽ như vậy). A’B’ là ảnh gì ? Vì sao ?
Bài 4:	(4 điểm)
	Người ta nung một miếng thép khối lượng m = 1 kg được nung đến 5000C rồi thả vào một ấm đựng 2 kg nước ở 200C, khối lượng của ấm là 0,5 kg làm bằng nhôm. Tính nhiệt lượng cuối cùng của hệ. Cho nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg độ. Nhôm 880 J/kg độ , thép 460 J/kg độ và hiệu suất truyền nhiệt là 80%.
Đáp án: lí 9
Bài 1:
a. Hai xe chuyển động theo 2 hướng như hình vẽ.
Chọn xe A làm mốc thì vận tốc của xe B so với xe B là vBA.
Theo hình vẽ thì ta có: 
b. Thời gian để khoảng cách là 135 km
Chuyển động tương đối của 2 xe cũng là chuyển động thẳng đều.	(1,0 điểm)
	S = vBA . t 	(0,5 điểm)
Bài 2:
a. Số chỉ của vôn kế.
Vôn kế có điện trở rất lớn nên dòng điện không đi qua vôn kế.
Sơ đồ mạch điện [(R2 nt R3) // R1] nt R4.
	(0,5 điểm)
- Số chỉ của ampe kế chỉ hiệu điện thế UMB.
- Điện trở tương đương:
	R23 = R2 + R3 = 12 W
	R123 = 
	RAB = R123 + R4 = 6 W	(0,5 điểm)
- Cường độ dòng điện qua mạch chính:
	(0,5 điểm)
Hiệu điện thế:
	UNB = U4 = I4 . R4 = IC . R4 = 6 v
	UAN = UAB - UNB = 12 v	(0,5 điểm)
- Cường độ qua R2 ; R3 :
- Hiệu điện thế: UMN = U3 = I3 . R3 = 6 v	(0,5 điểm)
- Số chỉ của vôn kế:
	uv = UMB = UMN + UNB = U3 + U4 = 12 v	(0,5 điểm)
b. Số chỉ của ampe kế.
Sơ đồ mạch:
	(0,5 điểm)
Điện trở tương đương:
	R34 = 
	R143 = 	(0,5 điểm)
Cường độ dòng điện qua R1 : 
Cường độ dòng điện qua R2 : 	(0,5 điểm)
Hiệu điện thế: UNB = U34 = I34 R34 = I1R34 = 3,6 v
Dòng điện qua R3 :
	(0,5 điểm)
Xét vị trí nút M ta có:
	IA = Ic + IB = 3,6 (A)	(0,5 điểm)
Dòng điện qua từ M ---> B	(0,5 điểm)
Bài 3:
Nối B với B’ kéo dài cắt trục chính tại O => O là quang tâm của thấu kính.
	(1,0 điểm)
Vì tia tới quang tâm thì truyền thẳng => dựng thấu kính	(1,0 điểm)
- Từ B vẽ đường thẳng // với xy. Cắt thấu kính tại I. Nối B với I kéo dài cắt trục chính tại F ---> F là tiêu điểm ảnh của thấu kính.
	Vì tia tới // với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm chính.	(0,5 điểm)
- Từ B’ vẽ đường thẳng // với xy, cắt thấu kính tại J, nối B với J kéo dài cắt xy tại F’ ----> tiêu điểm vật của thấu kính.
Vì tia tới có phương đi qua tiêu điểm chính cho tia ló // với trục chính.	(0,5 điểm)
- A’B’ là ảnh ảo vì là giao điểm của chùm kéo dài của tia ló nằm ở sau thấu kính.
	(1,0 điểm)
Bài 4:
- Gọi t là nhiệt độ của hệ khi cân bằng	(0,5 điểm)
- Nhiệt lượng miếng thép toả ra để giảm nhiệt độ từ 5000C --> t	(0,5 điểm)
	Q1 = m1C1(500 - t)	(1)
- Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C ----> t	(0,5 điểm)
	Q2 = C2m2 (t – 20)	(2)
- Nhiệt độ ấm nhôm thu vào để tăng nhiệt độ là:	(0,5 điểm)
	Q3 = C3m3 (t – 20)	(3)
- Như vậy nhiệt lượng toả ra = Q1.	(0,5 điểm)
	 nhiệt lượng thu vào: Qthu = Q2 + Q3
- Theo đề ra 	(0,5 điểm)
	=> Qthu x 0,8 = Qtoả
 	Û (C2m2 + C3m3)(t – 20) . 0,8 = C1m1(500 – t)	(0,5 điểm)
thay số:
	(4200 x 2 + 0,5 x 880)(t-20). 0,8 = 460 x 1 (500 – t)
giải ra ta có t = 49,3150C	(0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docDe thi(5).doc