Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã Sầm Sơn - Môn Sinh

doc15 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã Sầm Sơn - Môn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục thị xã sầm sơn
Đề thi học sinh giỏi cấp thị – 2008 – 2009
Câu 1: (3,5đ)
Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men đen? Phân biệt di truyền độc lập và di truyền liên kết? Dẫn ví dụ minh họa?
Câu 2: (5đ)
a)TRình bày điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật bậc cao.
b) Tại sao tỉ lệ Nam: nữ trong quần thể người luôn xấp xỉ 1:1. Để đảm bảo tỉ lệ đó cần có những điều kiện gì?
c)Hai tb 1 và 2 cùng tiến hành nguyên phân một số đợt, tạo ra tổng số 20 tb con. Biết tb 1 nguyên phân nhiều hơn tb2. Hãy xác định số lần nguyên phân của từng tb?
Câu 3: (3đ)
Trình bày cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng của nó. Nêu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏa con người?
Câu 4: (4,5đ)
a)So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và Protein.
b) Một gen có chiều dài 4080 Ao , số Nu loại A = 30% số Nu của gen.
+Tính số Nu mỗi loại của gen đó và khối lượng phân tử của một gen biết 1 Nu có khối lượng là 300 đvC
+Nếu gen đó tự sao 3 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu Nu?
Câu 5: (4đ)
Đem lai hoa loa kèn màu đỏ thuần chủng với hoa loa kèn màu trắng thuần chủng được F1 đòng loạt là loa kèn màu hồng. Cho F1 tự thun phấn được F2 gồm 25 hoa loa kèn màu đỏ : 50 hoa loa kèn màu hồng và 25 hoa loa kèn màu trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P -> F2 . Biết một gen quy định một tính trạng.
Đề thi chọn hsg 1
Câu 1: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong di truyền người? hãy tìm một số vd điển hình ở địa phương em?
Câu 2:
Thể đa bội là gì? cơ thể đa bội khác với cơ thể lưỡng bội như thế nào? từ sai khác đó hãy đề ra phương pháp phát hiện thể đa bội?
Câu 3:
Phân tử ADN có nhưng tính chất và đặc điểm gì để đảm bảo cho nó thực hiện các chức năng di truyền trong cơ thể sống?
Câu 4:
F1 có kiểu gen AB DE
	ab de
Các gen liên kết hoàn toàn, khả năng cho bao nhiêu loại giao tử? Viết thành phần gen của các loại giao tử đó?
Cho F1 lai phân tích được kết quả có tỉ lệ iểu gen như thế nào?
Câu 5.
ở một loài có 10 tb sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 24 180 NST đơn.
a. Xác định bộ NST của loài
b.Các tb con tạo thành tiến hành giảm phân. Xác định sô NST ( trạng thái) có trong các tb ở kì sau giảm phân 1, kì sau giảm phân 2.
c.Các tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất 10%. xác định lượng tinh trùng được thụ tinh?
d. Các trứng tham gia thụ tinh đều được sinh ra từ 1 tb mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tb mầm. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 50%.
Đề 2
Câu 1:
Viết sơ đồ giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là ARN.?
Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ?
Câu 3
Lưới thức ăn là gì? Hẫy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn ( mỗi chuỗi thức ăn có 5 mắt xích) và phối hợp 3 chuỗi thức ăn đó thành một lưới thức ăn.
Câu 4:
Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?
Câu 5:
Huyết áp là gì? vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?
ở một người có huyết áp là 120/ 80, em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 6:
Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:
1. Chim ăn sâu; 2 Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của cây họ đậu;4. giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, mối; 6. Nhạn bể và có làm tổ tập đoàn; 7. hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8 địa y; 9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành nhóm ; 10. Cáo ăn thỏ.
Cau 7:
a.Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? cho ví dụ?
b. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoắc giao phối cạn huyết sẽ không gây thoái hóa giống?
Câu 8:
Một loài có bộ NST 2n = 10. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể 4 nhiễm, thể 3 nhiễm kép, thể không nhiễm?
Câu 9:
ở lúa tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho 3 thứ lúa dị hợp veed cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn , hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao,dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai hoặc kẻ bảng, hãy xác định:
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
Đề 3:
Câu 1 (1đ): Trắc nghiệm
Trong mỗi câu sau đây , em hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất
1. Kiểu gen của một loài sinh vật là: AaBD XE Y
	 bd
Khi giảm phân BT không có hoán vị gen thì tạo được số loại giao tử là:
a.4	b.8	c.12	d.16
2. Một gen có 3900lieen kết H, Nu loại A chiếm tỉ lệ 20% tổng số Nu của gen, Chiều dài của gen là:
a.5100Ao 	b.2550	c.4080	d.2040
3.Một T B của người có 22 NST thường và 1 cặp NST giới tính XY. Câu khẳng ddhj nào sau đây về TB này là đúng:
a. Đó là tinh trùng n -1	c. Đó là tinh trùng n +1
b. Đó là TB trứng đã thụ tinh	d. Đó là TB sinh dưỡng
4 Nguồn gôc gây ra sự ô nhiễm snh học môi trường sống là do:
a. Các vụ thử vũ khí hạt nhân
b. Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu
c. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường
d.Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện
Câu 2: (1,5đ)
Phân biệt định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về 2 cặp tính trạng?
Câu 3 (1,.5đ)
Hệ sinh thái là gì? Nêu các thành phần của một hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái.
Câu 4 (2đ)
Kiểu bộ NST giới tính XO có ở những dạng cớ thể nào? Cơ chế hình thành những dạng cớ thể đó? Nêu các đặc điểm biểu hiện của những người mang NST XO. Muốn khẳng định người bệnh mang cặp NST đó ta phải làm gì?
Câu 5(1đ)
Người con trai và người con gái BT sinh ra từ 2 GĐ đã có người bị bệnh bạch tạng
1 Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì?
2 Nếu họ lấy nhau sinh con đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì tỷ lệ xuất hiện đứa trẻ sinh ra bị bệnh đó là bao nhiêu? Họ có nên tiếp tục sinh con nữa hay không ? tại sao?
Câu 6 (1đ)
ở đậu Hà lan, tính trạng thân cao ,hạt vàng, vỏ trưn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh, vỏ nhăn. Cho cây đậu Hà lan dị hợp về 3 cặp gen tự thụ phấn thu được thế hệ F1 (Biết rằng 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau, không có đột biến)
1. Xác định các loại gio tử có thể có của cây đậu Hà lan ở thế hệ P?
2Không viết sơ đồ lai, hãy xác định ở F1 tỷ lệ kiểu gen AABbdd và tỷ lệ kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu?
Câu 7 (1đ)
Quan sát cấu trúc NST số 3 trên loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai khác về trật tự phân bố các đoạn trên NST như sau:
	-Nòi I: ABCDEGHIK
	-Nòi II: AGEDCBHIK
	-Nòi III: AGEDIHBCK
Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này.
Câu 8: (1đ)
ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp tử theo tỉ lệ : 3AA: 2Aa. Nếu cho các cây này tự thụ phấn, sau 2 thế hệ tỷ lệ cây có kiểu gen đồng hợp trội là bao nhiêu?
Đề 4:
Câu 1: (1,5đ)
P thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản : Quả đỏ, dài lai với quả vàng, tròn được F1 đồng tính quả đỏ, tròn. Lai phân tích F1, đời con có tỷ lệ phân li KG, KH như thế nào? TRong công tác chọn giống , người ta thường sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
Câu 2: (1,5đ)
a/ Mức phản ứng là gì? Mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH trong quá trình hình thành nên tính trạng?
b/ Khi lai các cây củ cải đường 2n với nhau được cây tứ bội 4n. Hãy giải thích cơ chế hình thành cây tứ bội nói trên.
Câu 3: (1đ)
Trong gia đình bố, mẹ đều BT sinh đôi được người con trai BT và người con gái có biểu hiện hội chứng Đao. Cặp vợ chồng băn khoăn không hiểu lí do vì sao, bằng kiến thức đã học em hãy giải thích giúp họ.
Câu 4: (1,5đ)
Mối quan hệ giữa NST và gen trong điều kiện BT và không BT?
Câu 5 : (1đ)
Người ta đã tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng qua các bước cơ bản nào? ý nghĩa của phương pháp này trong việc nhân giống cây trồng?
Câu 6 : (1đ)
Ruồi giấm có bộ NST 2n =8. Quan sát một số TB ruồi giấm đang rthwcj hiện quá trình phân bào nguyên phân lần đầu tiên, người ta đếm được 128 NST đơn đang phân li về 2 cực của TB. Các TB trên đang ở kì nào của quá trình phân bào và có bao nhiêu TB tham gia vào quá trình phân bào?
Câu 7: (1đ)
Một quần xã có các sinh vật sau: Thực vật, thỏ, chuột . sâu, gà, ếch, rắn, đại bàng. Hãy vẽ lưới thức ăn hoàn chỉnh có thể có trong quần xã.
Câu 8: (1,5đ)
Tiến hành lai hai thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài người ta thu được F1 đồng loạt thân cao, hạt dài. cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có KH thân thấp, hạt tròn chiếm tỷ lệ 1/16.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P -> F2. Trong các KH ở F2 kiểu hình nào là do biến dị tổ hợp?
Đề 5
Câu 1: (2,5đ)
Trình bày sự biến đổi hình thái của NST trong quá trình nguyên phân? ý nghĩa của sự biến đổi hình thái NST?
Câu 2: (2,5đ)
a, Những nguyên tắc nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự Nu giống phân tử ADN mẹ?
b, Nêu ý nghĩa sinh hoc của quá trình nhân đôi ADN; quá trình tổng hợp ARN thông tin
Câu 3 : (2,5đ) 
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( KH: I, II, III, IV, V), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (KH a,b,c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả như sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
3
3
3
3
3
b
3
2
2
2
2
c
1
2
2
2
2
a, Xác định tên gọi của các thể đột biến này? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b, Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c
Câu 4 : (4,5đ)
Khi lai hai cá thể động vật với nhau được F1 có tỷ lệ: 54% con mắt đỏ, tròn :21% con mắt trắng, tròn : 21% con mắt đỏ, dẹt: 4% con mắt trắng, dẹt .
Xác định KG,KH và tỷ lệ mỗi loại giao tử của P, biết rằng mỗi tính trạng trên do một gen quy định và nằm trên NST thường.
Câu 5: (3,5đ)
ở thực vật , có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp về 2 cặp gen (KH 2 cặp gen là: A,a và B,b), mỗi cặp gen quy định một tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn.
	+Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết.
	+Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
a, Xác định tỷ lệ phân li KG của 2 phép lai nói trên.
b, Viết các KG có cùng KH trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp.
Câu 6: (4,5đ)
Nêu đặc điểm chung, đặc điểm riêng của 2 KG AaBb và AB/ab (chỉ xét TH liên kết không hoàn toàn)
Cho biết các gen nêu trên nằm trên NST thường, mỗi gen quy định 1 tính trạng và di truyền trội hoàn toàn.
Đề 6
Câu 1 (1đ)
Trong mỗi câu sau em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. trong một TB của ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa của giảm phân 2 có số cromatit là:
a.2	b.4	c.8	d.16
2. Có thể có tối đa bao nhiêu thể 3 nhiễm khác nhau ở loài 2n = 24
a.48	b.36	c.24	d.12
3.Một quần thể khởi đầu có 3 KG AA, Aa, aa với tỷ lệ :1:2:1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp tỷ lệ của tất cả các KG đồng hợp tử sẽ là:
a.96,875%	b.93,75%	c.87,5%	d.75%
Câu 2: (1,5đ)
So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và P rôtein
Câu 3: (1đ)
Nêu khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? Hãy phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
Câu 4(1,5đ)
Thế nào là giao phối gần? ảnh hưởng của giao phối gần đến KH và KG? ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?
Câu 5 (1,5đ)
Giải thích và chứng minh trong nguyên phân, NST đóng xoắn và duỗi xoẵn có tính chu kì? Nêu ý nghĩa của các goạt động đóng xoắn và duỗi xoắn của NST?
Câu 6: (1đ)
Biến dị tổ hợp là gì? vì sao biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính và hạn chế xuất hiện ở hình thức sinh sản vô tính?
Câu 7 (1đ)
Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại Nu : A: U: G: X = 1:2:3:4
a, Xác định tỷ lệ mỗi loại Nu trong ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN này?
b, Nếu cho biết tỷ lệ các loại Nu trong ADN có thể xác định được tỷ lệ các loại Nu trong mARN được không? Vì sao?
Câu 8 (1,5đ)
ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt hồng. khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen mắt đỏ nhiều hơn gen mắt hồng 90 Nu tự do. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
Đề7
Phần tự luận
Câu 1: (3đ)
Nêu khái niệm tính trạng và cặp tính trạng tương phản? Vì sao có các cặp tình trạng tương phản?
Câu 2( 3đ)
Hãy cho biết những điểm cơ bản sau đây của quá trình phân bào giảm phân?
a, Số lần phân bào
b, Sự nhân đôi, phân li của NST?
c, Kết quả của quá trình?
Câu 3:(2đ)
Giải thích mối quan hệ: ADN -> mARN- >Protein - > Tính trạng
Câu 4: (5đ)
ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám, gen b quy định thân màu đen. Khi cho ruồi giấm thân xám giao phối với ruồi giấm thân đen được F1 có tỷ lệ 50% số con thân màu xám, 50% số con thân màu đen. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được f2 .
a, Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P -> F1
b, Tính tỷ lệ KG, KH của từng phép lai giữa các cá thể F1
Câu 5(3đ)
Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài VK suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ O0C đến +90 C, trong đó điểm cực thuận là 550C
Đề 8
Câu 1 (2,5đ)
Tế bào một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu: AaBbDdXY.
Hãy xác định tên và giới tính của loài này?
Khi TB này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Hãy viết kí hiệu các NST khi TB đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân?
Câu 2: (2đ)
Có một TB mầm phân bào liên tiếp 5 đợt, được môi trường nội bào cung cấp 744 NST. các Tb con sinh ra đều tạo thành tinh trùng.
a,Xác định bộ NST 2n
b,Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các TB con.
Câu 3 (2đ)
Cho 1 đoạn phân tử ADN dưới đây:
Mạch 1: 5/ .......G T T A G A T A G X G .... G X X X A T G T A .... 3/
Mạch 2: 3/ ..... X A A T X T X T X G X ... X G G G T A X A T ... 5/
a, Viết thứ tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2.
b, Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen ; mạch khuôn là mạch 1. hãy:
-Giải thích để xác định chiều của mạch khuôn và giới hạn của gen.
-Viết thứ tự các Nu tương ứng của mARN được tổng hợp từ gen trên.?
Câu 4 (1đ)
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 5 (1đ)
ở cây ngô dị hợp về 1 cặp gen, tự thụ phấn qua 5 thế hệ thì tỉ lệ cây dị hợp ở F5 là bao nhiêu?
Biết cặp gen nói trên nằm trên cặp NST thường khác nhau.
Câu 6 (3đ)
Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 đợt, đã được môi trường nội bào cung cấp là 21 000 Nu.
a, Tính chiều dài phân tử ADN ra A0?
b, Tính số lượng các loại NU của ADN này; biết trong phân tử ADN này có Nu loại T là 30 % tổng số Nu.
Câu 7 (4đ)
Những phân tích di truyền TB học cho thấy rằng có hai loài chuối khác nhau : chuối rừng lưỡng bội, chuối nhà tam bội.
1, hãy giải thích quá trình xuất hiện chuối nhà từ chuối rừng?
2, Nêu các đặc điểm khác nhau quan trọng giữa chuối nhà và chuối rừng?
Cau 8( 4,5đ)
ở một loài thực vật, tiến hành lai hai thứ giống cây thuần chủng : Cây thân cao, hoa trắng với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt cây thân cao, hoa hồng. đem lai cây F1 với một tứ khác thu được F2 có tỉ lệ phân li KH là 3: 6: 3 :1: 2: 1
Biện luận và viết sơ đồ lai minh họa từ P đến F2.
Đề 9
Câu 1 (2đ)
1. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
2. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện ró nhất ở kì nào của quá trình phân chia TB? Mô tả cấu trúc đó?
Câu 2 (1,5đ)
1. Cà độc dược có bộ NST 2n =24. Hãy lập sơ đồ minh họa cơ chế tạo thể dị bội 3 nhiễm và thể dị bội 1 nhiễm ở cà độc dược?
2. Cho những ví dụ sau đây, hãy chỉ ra trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến:
- Người có bàn tay 6 ngón
-thỏ himalay a nuôi ở 350C thì có bộ lông hoàn toàn màu trắng, nuôi ở 50C thì có bộ lông hoàn toàn màu đen, còn nuôi ở 200C – 300C có bộ lông himalaya điển hình: Thân trắng, mũi, tai, chân và đuôi thì đen.
- lơn có đầu và chân sau dị dạng
-Bò có 6 chân
-Gấu bắc cực mùa đông có bộ lông dày và trắng toát, mùa hè thay lông thưa và sậm hơn.
Câu 3 (2đ)
1. Vì sao ADN rất đa dạng nhưng cũng rất đặc thù?
2. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng trong chọn giống những phương pháp này vẫn được sử dụng?
3. Cho các ví dụ sau:
a. Trùng roi sống trong ruột mối
b.Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
c. Giun đũa sống trong ruột người
d. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, mối
e Hiện tượng liền rễ ở các cây thông sống gần nhau
g. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.
f. các cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm.
k. Địa y sống bám trên cành cây
Em hãy xếp chúng vào các mối quan hệ sinh thái đã học so cho phù hợp.
Câu 4 (1,5đ)
ở chuột có một nhóm tinh bào bậc I và một nhóm noãn bào bậc I với số lượng bằng nhau đều giảm phân bình thường tạo tinh trùng và trứng. Tổng số tinh trùng và trứng được tạo ra bằng 40 và đều tham gia và quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng băng 12,5 % và các hợp tử tạo ra có chứa 160 NST. 
Hãy xác định:
Số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I
Số hợp tử và hiệu suất thụ tinh của trứng.
Bộ NST 2n của chuột
Câu 5 (3đ)
ở một loài thực vật:
Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, hoa đỏ với cây có quả dài, hoa trắng thu được con lai F1 đều có quả tròn, hoa đỏ.
Cho F1 lai với một cây cùng loài khác (dị hợp tử về một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai TH su:
TH 1: F2 có tỉ lệ: 2 quả tròn, hoa đỏ: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa trắng.
2TH 2: F2 có tỉ lệ: 3 quả tròn, hoa đỏ:3 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ: 1 quả dài, hoa trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng TH
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong quá trình giảm phân.
Đề 10
Câu 1 (2đ)
Tính đặc trưng và ổn định của bộ NST được thể hiện như thế nào?
Nêu cơ chế ổn định bộ NST qua cá thế hệ cơ thể của sinh vật sinh sản giao phối?
Câu 2 (1,5đ)
NST giới tính là gì? Nêu những đặc điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
Câu 3 (3đ)
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
Mạch 1 : A- T- X - X – A – G – T – X – A – G
a)Hãy viết đoạn mạch đơn bổ xung với nó
b) Viết đoạn mạch mARN được TH từ mạch 2 của đoạn ADN trên.
c)Đoạn ADN trên tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số đoạn ADN con tạo ra là bao nhiêu và môi trường nội bào cung cấp tất cả bao nhiêu Nu?
d)Giải thích các MQH trong sơ đồ sau:
Gen (ADN) 	(1)	mARN 	(2)	Protein	(3)	Tính trạng
Câu 4: (3đ)
Một quần thể sinh vật có KG bình thường là Aa, trong quần thể đó người ta thấy xuất hiện sinh vật có KG Aaa.
Hỏi:
a)Sinh vật đó có thể thuộc dạng đột biến nào?
b) Nếu là thể đa bội thì sinh vật đó thuộc thể đa bội nào? Cơ thể có những dặc điểm gì? Nêu cơ chế phát sinh thể đa bội đó?
Câu 5 (1,5đ)
Giống ngô lai LVN10 sau một thời gian gieo trồng đã có hiện tượng sinh trưởng , phát triển không đồng đều, xuất hiện cây lùn, bạch tạng, bắp không hạt ... dẫn đến năng suất giảm. theo em hiện tượng trên là gì? hãy giải thích hiện tượng đó bằng cơ sở di truyền học.
Câu 6 (1,5đ)
Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng những phương pháp nào? phương pháp nào hiện nay là cơ bản nhất?
câu 7 (3,5đ)
Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, F2 thu được 3202 cây, trong đó có 1801 cây cao, quả đỏ.Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp , quả vàng và di truyền theo quy luật phân li độc lập.
a)Xác định kG và KH của P. Viết sơ đồ lai từ P đến F2
b) xác định số cá thể (TB) của từng KH có thể có ở F2.
Câu 8 ( 1đ)
Hãy vế đồ thị biểu diễn giới hạn sinh thái của VK suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C -> 900C, trong đó chúng phát triển mạnh nhất ở 550C.
Câu 9: Cho sơ đồ sau:
Đề 11:
Câu 1: (3,5đ)
1. Hãy so sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN?
2. Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
Câu 2 (3,5đ)
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến NST và đột biến gen/
Nếu TB lưỡng bội bình thường có 2n NST , thì số NST có trong TB của những TH sau là bao nhiêu?
a. Thể không nhiễm	b, thể một nhiễm	c, Thể 3 nhiễm
d. Thể 3 nhiễm kép	e. Tứ bội	g. Thể một nhiễm kép
Câu 3 (2đ)
1.Sự di truyền nhóm máu A, B; AB và O ở người do 3 gen sau chi phối: IA; IB ; I0. Hãy viết các kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên.
2. Người ta nói: Bệnh Đao là bệnh có thể xảy ra ở cả Nam và Nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là ít biểu hiện ở nữ, thường biểu hiện ở nam là vì sao?
câu 4: (2,5đ)
Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E. coli sản xuất hoocmon In sulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hóa hoocmon Insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột E. coli.
Câu 5 ( 2,5đ)
1. Giới hạn sinh thái là gì? được xác định và phụ thuộc và những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào?
2. Vì sao nói giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật?
Câu 6: (3đ)
ở một loài thực vật , khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được F1 100% quả bầu dục, ngọt, cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu được tỉ lệ sau đây:
6 quả bầu dục, ngọt: 3 quả tròn, ngọt : 2 quả bầu dục, chua : 1 quả tròn, chua : 1 quả dài, chua .
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 7 (3đ)
ở một loài sinh vật trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 104857 số loại giao tử ( khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp NST).
Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. hãy xác định:
1.Bộ NST 2n của loài
2. Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng
3. Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi TB mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và trứng trên.
Đề 12:
Câu 1: (3đ)
Mỗi tính trạng do một gen quy định, cho P tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ KG là 1:2:1. Cho thí dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật di truyền chi phối phép lai .
Câu 2 (3đ)
Cho sơ đồ: 
Gen- > mARN....
giải thích mối quan hệ giữa các thành phần thong sơ đồ theo trật tự 1,2,3.
Nêu bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ.
Câu 3 (2đ)
Cho giao phấn giữa hai cây cà chua lưỡng bội có KG AA và aa, thế hệ F1 người ta thu được một cây tam bội có KG Aaa. Giải thích cơ chế hình thành cây tam bội này. Vì sao quả của cây tam bội thường không có hạt ? Biết rằng không có đột biến gen mới.
Câu 4( 3đ)
a, Kĩ thuật gen là gì? Gồm những bước chủ yếu nào? Trong kĩ thuật gen, những đối tượng nào được sử dụng để sản xuất cá sản phẩm sinh học? Người ta thường sử dụng đối tượng nào, vì sao?
b, Thành tựu hiện nay do công nghệ gen mang lại là gì?
Câu 5 (1,5đ)
Một lưới thức ăn đơn giản thuộc hệ sinh thái trwn cạn gồm 6 loài và nhóm loài như trong sơ đồ dưới đây: ( Mũi tên chỉ hướng của dòng năng lượng)
A
a, Hãy cho biết các loài, nhóm loài trên thuộc những mắt xích dinh dưỡng nào? Các loài mà sự khuếch đại sinh học thấy ở mức cao nhât?
b, Nếu nguồn thức ăn bị nhiễm độc thuốc trừ sâu DDT, loài động vật nào trong lưới thức ăn bị nhiễm độc nặng nhất? vì sao?
Câu 6( 2,5đ)
Giới hạn sinh thái là gì? dựa vào giới hạn sinh thái về ánh sáng, thực vật được chia làm những nhóm chủ yếu nào?
Câu 7 (1đ)
ở một loài thực vật , bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Tổng số TB cin được sinh ra trong các thế hệ TB do quá trình nguyên phân từ 1 TB lưỡng bội là 254. Xác định số NST có trong thế hệ TB cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi.
Câu 8 (1đ)
a. Hãy đánh dấu x vào bảng dưới đây cho phù hợp. Các chất nào sau đây là ma túy, chất gây nghiện?
thuốc phiện
rượu, bia
caphein
moocphin
seduxen
Nicotin
Ma túy
Thuốc phiện
b, Thế nào là lạm dụng ma túy? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghiện ma túy?
Câu 9 (3đ)
ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội so với alen a: hạt xanh.
Cho cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu được 241 hạt lai F1.
a, Xác định số lượng và tỉ lệ các loại KH ở F1. Tính trạng màu sắc của hạt lai F1 được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào?
b, Trung bình mỗi quả đậu có 5 hạt, tỉ lệ các quả đậu có tất cả các hạt đều vàng hoặc đều xanh là bao nhiêu? tỉ lệ các quả có hạt vàng và hạt xanh là bao nhiêu?
Đề 12
Câu 1(4đ)
1, hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính về cấu trúc và chức năng ?
2, Những cơ chế nào trong giảm phân làm phát sinh các loại giao ử khác nhau?
3, ở người, tế bào lưỡng bội 2n = 46. Quan sát một Tb người đang phân chia, người ta they có 23 NST kép. TB này đang ở những kì nào của quá trình phân bào nguyên phân hay giảm phân?
Câu 2(3đ)
1, Nêu bản chất của mối quan hệ
AND
2, Tại sao cấu trúc bậc một là cấu trúc quy định tính đặc thù của Protein?
3 Có hai loài cây đang cùng sinh trưởng và phát triển tốt, một loài chỉ sinh sản hữu tính, một loài chỉ sinh sản vô tính. Một triệu năm sau loài nào có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn? vì sao?
Câu 3 (2đ)
1, ở lúa, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, muốn xác định cây lúa thân cao có thuần

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi sinh 9(2).doc
Đề thi liên quan