Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh văn -Tiếng việt 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh văn -Tiếng việt 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


Thứ ba, 29 Tháng 10 2013 22:31
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Môn: Văn -Tiếng việt 7
Thời gian: 150 phút
Câu1: (1đ) Cho bài ca dao sau:
“ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên gác xuống ghềnh bấy nay.
                                                 Ai làm cho bê kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”.
Chỉ ra các thành ngữ trong bài ca dao trên và giải nghĩa thành ngữ đó.
Câu 2: (2đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau.
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
   Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
   Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
   Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
- Theo chân Bác - Tố Hữu-
Câu 3: Tập làm văn: (7đ)
           Cảm xúc suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7 - Tập1).
 
 
 


 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM.
Câu1: (1điểm)
-Học sinh chỉ ra được hai thành ngữ và giải nghĩa.
- Lên thác xuống ghềnh: Chỉ sự vất vả khó khăn trắc trở trong cuộc sống: (0,5đ)
- Bể đầy ao cạn: Chỉ cảnh sống trái ngang, éo le (0,5đ)
Câu: 2 (2đ):
Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.   (1/4đ)
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. (1/4đ)
- Phân tích tác dụng:
Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.
Câu3. Tập làm văn; (7 điểm)
A. Yêu cầu chung: Học sinh phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học   (1 bài thơ) trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và nghệ thuật bài thơ. Học sinh tạo lập được một văn bản biểu cảm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc phải các lỗi chính tả về dùng từ, đặt câu.
B.Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám vào nội dung của bài thơ để phát biểu cảm nghĩ. Cụ thể trình bày được các ý sau:
1-Mở bài: (1đ) Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Nêu được vài nét về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Giới thiệu được những ấn tượng và cảm xúc khái quát của bản thân về bài thơ.
2-Thân bài: (5đ)
   Học sinh trình bày cảm nhận suy nghĩ của bản thân bằng cách vận dụng các biện pháp so sánh, liên tưởng, tưởng tượng theo hai ý cơ bản dưới đây.
                   a. Hai câu thơ đầu tả cảnh đêm khuya ở rừng chiến khu Việt Bắc (2,5 đ)
         - Âm thanh của tiếng suối: Trong đêm khuya tĩnh lặng tiếng suối chảy từ xa vọng lại nghe như tiếng hát. Cách so sánh của Bác thật tài tình. Âm thanh của tự nhiên được so sánh với âm thanh của con người. Âm thanh dễ gợi sự quạnh vắng nhất được so ánh với âm thanh dễ gợi sự đầm ấm nhất. Qua cách so sánh của Bác ta thấy thiên nhiên hiện lên rất gần gũi với con người, cảnh núi rừng yên tĩnh trong đêm trở nên có sức sống và ấm áp tình người. Ta đã gặp cách miêu tả âm thanh của tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
     Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Nhưng khi đọc vần thơ của Bắc ta vẫn thấy có nét độc đáo riêng, có cái hay riêng gây ấn tượng trong tâm hồn người đọc.
- Cảnh trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo: “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trước mắt chúng ta là cảnh trăng rừng lung linh huyền ảo. Cảnh vật dưới trăng có sự quấn quýt hoà hợp giữa cây, lá, hoa. Điệp từ “lồng” giúp ta thấy được sự đan kết giao hoà của cảnh vật với nhau. Câu thơ của Bác gợi cho ta liên tưởng đến những câu thơ tả trăng, tả hoa trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn.
“ Hoa giải nguyệt, nguyệt in từng tấm.
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng”
- Hai câu thơ giúp tả cảm nhận bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất hoa, chất thơ, chất nhạc và ấm áp tình người. Phải có tình yêu thiên nhiên, có tâm hồn thi sỹ Bác mới cảm nhận được cảnh thiên nhiên đẹp như vậy.
         b.Hai câu thơ sau diễn tả tâm tình của Bác: (2,5đ)
           Câu thơ thứ ba là câu chuyển trong bài thơ tứ tuyệt như một bản lề khép mở hai tâm trạng. Bác không ngủ được vì: “Cảnh khuya như vẽ” mà cao cả hơn là vì “ lo nỗi nước nhà”. Đọc hai câu thơ 3,4 ta thấy hiện lên hình ảnh một vị lãnh tụ bao đêm thao thức lo cho dân cho nước lại gặp cảnh thiên nhiên quá đẹp. Cảm hứng thơ của Người vút lên. Ta như tự hỏi, Bác chưa ngủ vì “ cảnh khuya đẹp” hay chưa ngủ vì “ lo nỗi nước nhà” có lẽ cả hai. Điệp từ “chưa ngủ” ở cuối câu thơ thứ ba, đầu câu thơ thứ tư khép mở giữa hai tâm trạng; say thiên nhiên và lo việc nước, giữa hai thế giới động tiên và chiến khu, giữa hai tâm hồn “ người chiến sỹ và người thi sỹ” Đọc hai câu thơ ta thấy ở Bác tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước đã hoà làm một. Điều đó khiến ta vô cùng kính yêu và cảm phục trước một hồn thơ tài hoa và trái tim vĩ đại của Bác.
Liên hệ mở rộng bài thơ “ không ngủ đựơc”
3- Kết bài: (1đ)
         Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác, là một trong những bài thơ về tình yêu thiên nhiên, yêu nước hay nhất của Bác. Bài thơ mang màu sắc cổ điển hoà hợp với màu sắc hiện đại, cảm hứng thiên nhiên với cảm hứng yêu nước chan hoà làm một. Đọc thơ Bác một lần nữa ta cảm thấy “ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt. Điểm toàn bài là điểm toàn phần cộng lại. Tuỳ theo mức độ trình bày nội dung và sai phạm hình thức mà trừ điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài cảm xúc chân thành, diễn đạt tốt, chữ viết đẹp.



 
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH
Môn: Ngữ văn 7

CÂU1(1,5 điểm)
          Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ "lao xao", "rì rào" mà lại viết là:"Gió lộng xôn xao"? Em thử phân tích.
             " Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
                Một buổi trưa nắng dài bãi cát
               Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
               Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát"
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
CÂU 2(2,5 điểm)
Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ) nói với con trai mình:
            "Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
            Con là trái xanh mùa gieo vãi
            Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
            Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"
                                                  (Trích bài thơ "Mẹ", Phạm Ngọc Cảnh)
a. Tìm hiểu ý nghĩa dấu chấm câu giữa câu thơ thứ 3 và từ "Nhưng" trong khổ thơ trên. Tác dụng của hai dấu hiệu ấy với nội dung đoạn thơ như thế nào?
b.Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạ thơ trên. Phân tích tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
CÂU 3 (6 điểm):
            Cảm xúc về làng quê (thành phố, thị xã) trong buổi hoàng hôn.

File đính kèm:

  • docDe thi hsg van 7(1).doc
Đề thi liên quan