Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Phạm Ngũ Lão (Có đáp án)

docx7 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Phạm Ngũ Lão (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO

CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: HÓA HỌC LỚP 10
NĂM HỌC 2022-2023
( Thời gian: 120 phút)
Câu
Phần nội dung kiến thức
Mức độ
Số điểm
Câu 1
Cấu tạo nguyên tử
Vận dụng thấp
1,5 điểm
Câu 2
Bảng HTTH các NTHH
Thông hiểu
1 điểm
Câu 3
Liên kết hóa học
Thông hiểu
1 điểm
Câu 4
Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử
Thông hiểu
1,5 điểm
Câu 5
Bài tập về phản ứng oxi hóa khử (phương pháp bảo toàn e)
Vận dụng cao
2,0 điểm
Câu 6
Bài tập về hiệu ứng nhiệt của phản ứng
Vận dụng thấp
1 điểm
Câu 7
Liên kết hóa học ( chuyên đề)
Thông hiểu
1 điểm
Câu 8
Câu hỏi thực tế
Vận dụng cao 
1 điểm

 Thủy Nguyên, ngày 11 tháng 02 năm 2023
 Người lập
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO
 (Đề thi gồm 08 câu, 02 trang)
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023
ĐỀ THI LÝ THUYẾT MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,5 điểm) . 
1/ Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z, tổng số hạt cơ bản (e, p, n) của 3 đồng vị bằng 129. Số neutron của đồng vị X bằng số proton , số neutron của đồng vị Z hơn đồng vị Y 1 hạt.
 a. Xác định số khối của 3 đồng vị .
 b. Cho biết tỷ lệ số nguyên tử của các đồng vị như sau: X : Y = 1846 : 94 và Y : Z = 141 : 90 , xác định khối lượng nguyên tử trung bình của R và khối lượng của 30,1.1023 nguyên tử R.
2/ Trong công thức oxide cao nhất của nguyên tố A (nằm ở nhóm A) oxygen chiếm 72,73% khối lượng . Xác định công thức phân tử của oxide trên.
Câu 2 (1 điểm). 
Biết X ở chu kì 3 và Y ở chu kì 2 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 10. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn số electron p của Y là 8. 
a) Xác định số electron phân lớp ngoài cùng của X, Y.
b) Viết cấu hình electron đầy đủ của X, Y. Gọi tên X, Y
c) Viết công thức của oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố X,Y. So sánh tính chất của các hydroxide (Viết phương trình minh họa).
Câu 3 (1 điểm). Cho các chất sau: C2H6, CH3OH, CH3COOH
Chất nào có thể tạo được liên kết hydrogen? Vì sao?
Trong dung dịch CH3COOH có những kiểu liên kết hydrogen nào? Kiểu nào bền nhất và kém bền nhất? Mô tả bằng hình vẽ.
Câu 4: (1,5 điểm). Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: 
C2H5OH + K2Cr2O7 + HCl ® CH3CHO +KCl + CrCl3 + H2O
C6H5-CH=CH2 + KMnO4 ® C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 5: (2,0 điểm). 
1. Đốt bột iron (sắt) trong khí oxygen thu được hỗn hợp chất rắn X gồm Fe và 3 oxide của iron. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 đặc, dư, đun nóng, thu được dung dịch Y và khí V ((lit) SO2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Cho 350ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa và dung dịch Z chứa m (gam) chất tan. Tính V, m.
2. Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxygen không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe (II) và Fe (III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:
	Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.
	Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào Z đến khi phản ứng đủ thì hết 8,6 mls. Tính giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí .
Câu 6 : (1 điểm). Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500 kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 10 m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hòa tan m gam glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose ( C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là -1271, -393,5 và 285,8 kJ/ mol. Tính giá trị của m.
Câu 7: (1 điểm). 
Giải thích tại sao ion CO, không thể nhận thêm một nguyên tử oxygen để tạo ion COtrong khi đó ion SO có thể nhận thêm 1 nguyên tử oxygen để tạo thành ion SO?
 Giải thích tại sao hai phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau tạo ra phân tử N2O4, trong khi đó hai phân tử CO2 không thể kết hợp với nhau để tạo ra phân tử C2O4
Câu 8: (1 điểm). 
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm sinh ra khí C:
 Hãy xác định chất rắn A, dung dịch B, khí C (có thể có) trong thí nghiệm trên. Viết phương trình phản ứng minh họa. [các điều kiện khác (to) coi như có đủ]
Cho phản ứng đốt cháy butane sau:
C4H10(g) + O2(g) ® CO2 (g) + H2O(g) (1)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:
Liên kết
Phân tử
Eb (kJ /mol)
Liên kết
Phân tử
Eb (kJ /mol)
C-C
C4H10 
346
C=O
CO2
799
C-H
C4H10
418
O-H
H2O
467
O=O
O2
495



Xác định biến thiên enthalpy (∆r Ho298) của phản ứng (1)
Một bình gas chứa 12 kg butane có thể đun sối bao nhiêu ấm nước? (Giả thiết mỗi ấm nước chứa 2 lit nước ở 25oC, nhiệt dung của nước là 4,2J/g.K, có 40% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài môi trường.
 .. Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO
Đáp án gồm 04 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM 
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023
Câu 1: (1 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm

1
 Theo gt ta lập được hpt 7Z + 2N2 = 128 (*) 128/10 < Z < 128/9 12,8 < Z < 14,2 Z = 13 hoặc Z = 14
Khi Z = 13 N2 = 18,5 : loại
 Z = 14 N2 = 15 : nhận

0,25đ
 N1 = 14 A1 = 28
 N2 = 15 A2 = 29
 N3 = 16 A3 = 30

0,25đ
Theo gt ta có tỷ lệ số nguyên tử : X : Y = 1846 : 94 và Y : Z = 141 : 90
 X : Y : Z = 1846 : 94 : 60

0,25đ
Ta có 1mol R chứa 6,02.1023 nguyên tử
 5mol R chứa 30,1.1023 nguyên tử
 mR = 5 28,107 = 140,535g
0,25đ

2
Gọi oxide cao nhất của nguyên tố là A2On (n là số thứ tự nhóm của nguyên tố A)
Dựa và % O viết biểu thức tính và biện luận tìm n, A . Không có giá trị phù hợp (loại)

0,25đ
Gọi oxide cao nhất của nguyên tố là AOn/2 (n là số thứ tự nhóm của nguyên tố A)
Dựa và % O viết biểu thức tính và biện luận tìm n, A . 
Tìm được A=12. Xác định được CO2

0,25đ
Câu 2
Hướng dẫn chấm
Điểm
(1 điểm)
a) Gọi x, y lần lượt là số electron trên phân lớp ngoài cùng của X và Y.
2 + x + 2 + y =10
6 + x - y = 8
x = 4, y = 2

 0,25đ
b) X: 1s22s22p63s23p4.
Y: 1s22s22p2.
X là sulfur, Y là carbon.
0,25đ

 c) SO3, H2SO4. Và CO2. H2CO3
 0,25đ
Tính axit: H2SO4. > H2CO3
Na2CO3 + H2SO4 ®Na2SO4 + CO2 + H2O.

 0,25đ
Câu 3
(1 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
 a.
 Chất có liên kết hydrogen CH3OH, CH3COOH

0,25đ

Giải thích do trong phân tử có sự phân cực và hình thành phần mang điện + và -
0,25đ

b.
Mô tả bằng hình vẽ những kiểu liên kết hydrogen Trong dung dịch CH3COOH
 0,25đ
 Xác định được liên kết bền và liên kết kém bền
0,25đ

Câu 4
(1,5 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
 a.
 3C2H5OH + K2Cr2O7 + 3 HCl ® 3CH3CHO +3KCl +3 CrCl3 + 7H2O

 0,5đ

 b.
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 à 3C6H5-COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O 
 s0,5đ
 
 c.
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

0,5đ
Câu 5
(2 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
 1.
 Khối lượng 19,2 gam quy đổi thành (Fe, O)
Dung dịch Y: 
H2SO4 + 2 NaOH ® Na2SO4 + 2H2O (1)
Fe2(SO4)3 + 6 NaOH ®2 Fe(OH)3 + 3 Na2SO4 (2)
Lượng NaOH phản ứng tạo kết tủa: 0,6 (mol)
0,25đ
Lượng NaOH còn đề tác dụng với H2SO4 còn dư trong dung dịch : 0,7-0,6 = 0,1 (mol)
H2SO4 đã phản ứng với hỗn hợp X = 0,8-0,05=0,75 (mol)
0,25đ
Bảo toàn electron :
56x + 16y = 19,2
3x =2y +2z
0,75= z +3x/2
Tìm x= 0,3 (mol); y = 0,15 (mol); z = 0,3 (mol)
Thể tích khí (đktc) V =6,72 (lit)
0,25đ
 Chất tan trong dung dịch Z: 
Na2SO4 : 0,35 (mol)
Fe2(SO4)3 còn: 0,05 (mol)
Khối lượng chất tan trong Z =m = 69,7 (gam)
0,25đ

2.
nFeSO4.7H2O = 5a à trong 20ml Y có (a + 0,005) mol SO42-
TN1: nSO42- = nBaSO4 = 0,01 = a + 0,005 à a = 0,005 à m = 0,005x5x278 = 6,95
 0,25đ
 
 TN2: ne = 5nKMnO4 = 5x0,0086x0,1 = 0,0043 = nFe2+ còn lại
	à %nFe2+ bị oxi hóa = (0,005 – 0,0043)x100/0,005 = 14%

 0,25đ
Câu 6
(1 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
 
 PTHH: C6H12O6 (l) + 6O2 (g) → 6CO2 (g) + 6H2O (l)
∆rH = 6ΔfHo298(CO2) + 6Δf Ho298 (H2O) - ΔfHo298 (C6H12O6) - 6Δf Ho298 (O2)
= 6.(- 393,5) + 6.(-285,8) - (- 1271) - 6.0
= -2 804,8 (kJ).
0,5đ

Năng lượng người thợ tiêu hao = 500.9,8.10 = 49 000 (J) = 49 (kJ).
Khối lượng glucose cần nạp = 49.1802804,8 = 3,15 (g) 
0,5đ
Câu 7
(1 điểm)
Hướng dẫn chấm

Điểm
 a.
 Cấu tạo của CO 
 O 2– 
 C = O
 O
 Trên nguyên tử carbon trong CO32 – không còn electron tự do chưa liên kết nên không có khả năng liên kết thêm với 1 nguyên tử oxi để tạo ra CO 
 Cấu tạo của SO
 O . . 2–
 S = O
 O
 Trên nguyên tử sulfur còn 1 cặp electron tự do chưa liên kết, do đó nguyên tử sulfur có thể tạo liên kết cho nhận với 1 nguyên tử oxygen thứ tư để tạo ra SO . 
 b) Cấu tạo của CO2
 O = C = O
 Trên nguyên tử carbon không còn electron tự do nên hai phân tử CO2 không thể liên kết với nhau để tạo ra C2O4
 Cấu tạo của NO2
 O
 ∙ N
 O 
Trên nguyên tử nitrogen còn 1 electron độc thân tự do, nên nguyên tử nitrogen này có khả nặng tạo ra liên kết cộng hoá trị với nguyên tử nitrogen trong phân tử thứ hai để tạo ra phân tử N2O4
 O O O
 2 N∙ N – N 
 O O O
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 8
(1 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
 
1.
Tìm được 3 khí trở lên ; viết đúng phương trình:
Rắn A
MnO2
Na2SO3
CaCO3
Cu
NaCl
DD B
HCl
H2SO4
HCl
HNO3
H2SO4 đ
Khí C
Cl2
SO2
CO2
NO2
HCl


0,5 điểm
2.
C4H10(g) + 132O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O(g) (1)
b) Δr Ho298= 3. EC - C + 10.EC - H + 6,5.EC=O - 4.2.EC = O - 5.2. EO - H
 = 3.346 + 10.418 + 6,5.495 - 8.799 - 10.467 = -2626,5 (kJ).

0,25đ
Q = 12.103.2626,558 = 964163,4 (kJ)
Nhiệt cần đun 1 ấm nước: 2.103.4,2.(100-25)=630000 (J) = 630 (kJ) Số ấm nước: 964163,4.60630 = 918 (ấm nước)

0,25đ

--------------------------------------------- HẾT-----------------------------------

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2.docx