Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: ngữ văn 8 Năm học 2012 – 2013 Trường PTDTNT THCS Mù Cang Chải

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: ngữ văn 8 Năm học 2012 – 2013 Trường PTDTNT THCS Mù Cang Chải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 TRƯỜNG PTDTNT THCS Môn: Ngữ văn 8
 MÙ CANG CHẢI Thời gian: 150 phút
 Năm học 2012 – 2013


ĐỀ BÀI

Câu 1.(3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” 
 (Trích: Lão Hạc – Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên, xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó?
b. Xác định và phân tích tác dụng của những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn?
Câu 2.(5 điểm )
Viết một bài văn ngắn (10-15 dòng) nêu cảm nhận về một trong những lần quẹt diêm của cô bé trong truyện cổ tích “Cô bé bán diêm”(An-đec-xen) mà em cho là ấn tượng nhất?
Câu 3.(12 điểm)
Có nhận định cho rằng “Lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945”. 
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Hết –





HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 8 – ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG


Câu 1.(3 điểm) Đoạn văn:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” 
 (Trích: Lão Hạc – Nam Cao)
a. Câu ghép trong đoạn văn và quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:(1 điểm)
“Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”
(0,5 điểm)
-> Quan hệ bổ sung(0,5 điểm)
b. Xác định và phân tích tác dụng của những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn:
- Từ tượng hình: móm mém, từ tương thanh: hu hu.(0,5 điểm
- Tác dụng: gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, có giá trị biểu cảm cao.
Câu 2.(5 điểm )
Cảm nhận về một trong những lần quẹt diêm của cô bé trong truyện cổ tích “Cô bé bán diêm”(An-đec-xen):
* Yêu cầu: 
- HS lựa chọn cảm nhận lần quẹt diêm ấn tượng nhất – lần thứ 4 em quẹt diêm, mộng tưởng về người bà.
- Hình thức trình bày đảm bảo bố cục 3 phần.
- Dàn ý:
+ Mở bài: (1 điểm)Giới thiệu chung
+ Thân bài: (3 điểm) Nêu cảm nhận cảm nhận về những lần quẹt diêm và đi sâu vào lần thứ 4 em bé quẹt diêm.
+ Kết bài: (1 điểm) Khẳng định tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.
"Cô bé bán diêm" là một trong những tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng của An- đéc- xen bởi nó mang đầy tính nhân đạo sâu sắc. 
Nổi bật trong câu chuyện cảm động này là hình ảnh năm lần quẹt diêm- thể hiện mong ước của em bé. Nhưng lần quẹt diêm thứ tư gây ấn tượng với em nhất vì nó đem đến cho em bé mộng tưởng tốt đẹp nhất. Em quẹt diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em nhìn thấy rõ bà đang mỉm cười với em. Em gọi bà. Tiếng gọi tha thiết, khẩn cầu được ở bên bà, chầu Thượng đế chí nhân. Lúc này, em đã biết được rằng, nếu que diêm phụt tắt thì người bà yêu dấu của em cũng sẽ biến đi, bỏ lại em trên quãng đường đời đau khổ. Để bà cho em đi cùng, em đã hứa sẽ ngoan ngoãn, vâng lời. 
Qua hình ảnh lần quẹt diêm thứ tư, tác giả An- đéc- xen cho ta thấy rõ hơn về hoàn cảnh cực khổ của em bé bán diêm, qua đó thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả đối với các em nhỏ bất hạnh trên thế giới này.
Câu 3.(12 điểm)
Em hãy làm sáng tỏ nhận định: “Lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945”. 
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật kết hợp với lập luận chứng minh
- Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc - hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Hình thức : + Đảm bảo bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
 + Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
* Yêu cầu cụ thể: 
a. Mở bài :(1,5 điểm)	
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát phẩm chất (vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật – hình ảnh tiêu biểu về người nông dân trước cách mạng.
 b. Thân bài :(9 điểm) Đảm bảo 3 ý cơ bản sau :
+ Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.
 - Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng
 - Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con
 - Tuổi già sống quạnh hiu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát.
+ Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.
 - Đối với con trai.
 - Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.
+ Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.
 - Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn.
 - Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
 - Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.
 - Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.
 - Chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn cho con.
c. Kết bài :(1,5 điểm) 
- Khẳng định lại cảm nghĩ, nhấn mạnh về hình tượng lão Hạc.
- Đánh giá sự thành công của tác phẩm. 
(Trên đây là những gợi ý, hướng dẫn chung. 
Tuỳ vào sự sáng tạo đúng của HS mà GV chấm và cho điểm thích hợp)

File đính kèm:

  • docĐề HSG V8- 2012 - 2013.doc