Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: ngữ văn lớp 7 năm học 2010- 2011

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: ngữ văn lớp 7 năm học 2010- 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Lâm Thao
 Trường THCS Lâm Thao 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Ngữ văn lớp 7
Năm học 2010- 2011
(Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (2 điểm) Khi đọc bài ca dao:
 Thân em như trái bần trôi,
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Em liên tưởng tới bài thơ nào, của tác giả nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Lí giải tại sao lại có sự liên tưởng đó?

Câu 2: (2 điểm) Bài thơ” Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch sử dụng cặp từ trái nghĩa nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa đó?
Bài thơ: Đầu giường ánh trăng rọi,
 Ngỡ mặt đất phủ sương.
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 Cúi đầu nhớ cố hương.
 ( Tương Như dịch)

Câu 3: (6 điểm) Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu.


…………..hết………….












 Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 7
Thi HSG vòng trường Năm học 2010-2011

Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu HS viết thành chuỗi câu hoặc gạch đầu dòng:
+ Ghi đúng tên bài thơ, tác giả: (0,5 đ) “ Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương.
 + Lí giải: (1,5 đ)
Hình thức: Đều bắt đầu bằng cụm từ “ Thân em”; đều lấy một hình ảnh, sự vật khác để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ: cái bánh trôi, trái bần.
Nội dung: Đều là lời than của người phụ nữ về cuộc đời, số phận chìm nổi, bấp bênh, bị lệ thuộc của họ dưới chế độ PK; bày tỏ sự cảm thông với mỗi số phận bất hạnh, sự bất bình với chế độ nam quyền bất công.

Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu HS viết thành đoạn văn ngắn đảm bảo các ý cơ bản:
+ Chỉ đúng cặp từ trái nghĩa: ngẩng( đầu)- cúi (đầu) (0,5 điểm)
+ Tác dụng: (1,5 điểm)
Tạo phép đối trong hai câu thơ
Làm nổi bật ý diễn đạt
Tăng giá trị tạo hình: Giúp người đọc hình dung không chỉ tư thế của nhà thơ trong đêm” trông trăng nhớ quê” mà còn liên tưởng rõ nét tâm trạng trĩu nặng nỗi buồn nhớ quê hương; hình ảnh cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trong đêm trăng lạnh.

Câu 3: (6 điểm)
Yêu cầu chung:
HS xác định đúng, viết đúng kiểu bài biểu cảm.
Biết trình bày cảm xúc yêu quí mái trường theo một trình tự nhất định.
Viết câu, dung từ, chữ viết…đúng, ít mắc lỗi.
Yêu cầu cụ thể:
a, Mở bài:0,5 điểm
- Giới thiệu ngôi trường: Có thể là ngôi trường đang học hoặc trường Tiểu học.
- Cảm xúc khái quát:Yêu quí hoặc nhớ thương( nếu đã xa)
b, Thân bài: (5 điểm) Trình bày cụ thể các khía cạnh của cảm xúc với ngôi trường ( Lý do vì sao mình yêu quí hoặc nhớ thương)

+ Tình cảm thân thiết, gắn bó:Mái trường là ngôi nhà thứ hai của em, được sống, học tập, vui chơi; nơi ghi dấu bao kỉ niệm của tuổi thơ( có thể biểu cảm qua tự sự: kể lại một vài kỉ niệm nhỏ với bạn bè)
+ Tình cảm biết ơn sâu sắc với mái trường, thầy cô: ngôi trường cho em tri thức. Ở đó có biết bao người thầy, người cô yêu dấu đang vì chúng em mà tận tình dạy dỗ,dìu dắt, giúp đỡ để chúng em khôn lớn, trưởng thành từng ngày( biểu cảm trực tiếp hoặc qua tự sự:kể một vài kỉ niệm với thầy cô)
+ Tình yêu, niềm vui khi hằng ngày được đến trường: ngôi trường đẹp, vui; nơi hội tụ của lứa tuổi học trò( biểu cảm qua miêu tả)
c, Kết bài:0,5 điểm
 - Khẳng định lại cảm nghĩ của em với ngôi trường.
- Lời hứa hẹn của em; nêu mong ước về tương lai của ngôi trường, của quê hương yêu dấu.

File đính kèm:

  • docDe thi chon HSG Ngu Van7.doc
Đề thi liên quan