Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: ngữ văn –lớp 8 trường THCS Nà Nhạn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: ngữ văn –lớp 8 trường THCS Nà Nhạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THCS NÀ NHẠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: Ngữ văn –Lớp 8 (Thời gian làm bài 120 phút) MÃ 01 ĐỀ BÀI Câu1:( 3 điểm) Hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào qua hai bài thơ:Tức cảnh Pác Bó và Ngắm Trăng? Câu 2 :( 5 điểm) Em hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của các biện pháp tu từ đó trong các câu thơ sau: " Bão bùng thân bọc lấy thân, Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm" ("Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy) Câu3:(12điểm) Sách là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người. Em hãy viết một bài thuyết phục bạn thân chăm chỉ đọc sách. BÀI LÀM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM – ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG – MÃ 01 Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1 (3 điểm) H/S nêu được các ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời của Bác Hồ, tâm trạng của một con người yêu thiên nhiên say đắm,vui thích được sống giữa thiên nhiên của đất nước mỡnh. Tâm hồn nghệ sĩ ấy đó bồn chồn náo nức trong một đêm trăng đẹp giữa chốn lao tù" Đối thử lương tiêu nại nhược hà - Tâm hồn nghệ sĩ nhưng Bác Hồ trước sau vẫn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Qua hai bài thơ của người toát lên một tinh thần lạc quan, một nghị lực cách mạng phi thường vượt lên mọi gian khổ vật chất để tìm thấy niềm vui lớn lao chân chính sảng khoái ung dung trong công việc cách mạng. - Giữa hang sâu trong rừng vắng, Người vẫn là "sang".Bị giam trong ngục, Người vẫn say sưa ngắm trăng. Như vậy qua hai bài thơ nhỏ đó cho thấy một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn: Bác Hồ vừa là chiến sĩ cách mạng vừa rất nghệ sĩ.(1 điểm) 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 2 ( 5 điểm) - Học sinh tìm được đúng, đủ các biện pháp tu từ : -" Bão bùng ": hình ảnh tượng trưng cho sự gian khổ, khó khăn. -Tre được nhân hoá:" Thân bọc lấy thân"," tay ôm tay níu"... - Điệp từ:" Thân" và" tay" được láy lại hai lần. * Giá trị biểu đạt biểu cảm: Tre không chỉ là vẻ đẹp thân mật của làng quê mà cũng là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của người nông dân Việt Nam, trong "bão bùng " gian khổ, biết yêu thương đoàn kết, che chở nhau" Thân bọc lấy thân", bảo vệ nhau" tay ôm tay níu" để cùng tồn tại, phát triển và sống trong hạnh phúc. Điệp từ làm cho ý thơ được nhấn mạnh, gịong thơ êm ái, nhịp nhàng, gợi cảm. Niềm thương mến và tự hào của tác giả được diễn tả trong một vần thơ hàm xúc, hình tượng và truyền cảm sâu sắc. 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm Câu 3: ( 12 điểm) * Yêu cầu về hinh thức. - Bài viết cần kết hợp nghị luận giải thích với bình luận, chứng minh để tăng sức thuyết phục. - Lí lẽ, lập luận cần chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể. - Bài viết phải cú bố cục ba phần rõ ràng. - Văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc. * Yêu cầu về nội dung. Cần vận dụng những hiểu biết của mình về tác dụng của sách đối với đời sống con người để lập luận, giúp bạn hiểu sách quý giá với con người như thế nào. a. Mở bài: - Sách kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người, sách nơi kết tinh những tư tưởng tình cảm tha thiết nhất của con người.Sách là công cụ, phương tiện để giao tiếp, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại... b.Thân bài - Sách là sản phẩm trí tuệ của con người. - Sách là tài sản vô cùng quý giá. + Lưu giữ kiến thức phong phú + Giúp con người cập nhật thông tin một cách đơn giản và nhanh nhất. + Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của ta ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khoá mở ra tri thức. +đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt. * Dẫn chứng. + Nhiều người thành đạt, nổi tiếng trên thế giới đều đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp nhờ đọc sách: Êđi xơn, Bác Hồ, Lê Nin... - Đọc sách thế nào có hiệu quả +Đọc sách ở nhiều nơi: Thư viện, nhà trường,... + Lựa chọn sách để đọc cho phù hợp. + Đọc sách phải có thói quen ghi chép những diều quan trọng cơ bản. + vận dụng kiến thức đọc được vào cuộc sống. + Kiên trì đọc để thành thói quen - Sách là ngời bạn tốt, luônn cần thiết cho mọi người dù cho khoa học kĩ thuật có phát triển cao. - Phải biết nâng niu giữ gìn sách để sách mói mói là người bạn quí. c. Kết bài: - Khẳng định tầm quan trọng của sách. - Bài học bản thân. ( 2 điểm) (8 điểm) 1 điểm 2 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 2 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm (2 điểm) ...................................... HẾT.............................. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THCS NÀ NHẠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: Ngữ văn –Lớp 8 (Thời gian làm bài 120 phút ) MÃ 02 ĐỀ BÀI Câu 1: (2.0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Trích: Lão Hạc – Nam Cao) a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên, xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn đó. Câu 2: (6.0 điểm) Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn ngắn (từ 15 đến 20 câu) phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. Câu 3: (12 điểm) Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. BÀI LÀM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM – ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG – MÃ 02 Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1 (2 điểm) a. Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép : quan hệ bổ sung b. Từ tượng hình: móm mém, từ tương thanh: hu hu. Tác dụng: gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. 1 điểm 1 điểm Câu 2 (6 điểm) ->HS biết viết bài văn đảm bảo số câu theo quy định, không sai chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, các ý mạch lạc - HS phân tích cần nêu được các ý cơ bản sau: + Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ... + Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử… + Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp... + Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó để có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ... 1,5 đểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm Câu 3 (12 điểm) * Yêu cầu chung: - Thể loại: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật kết hợp với lập luận chứng minh - Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc. - Hình thức : + Đảm bảo bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài + Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả. * Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Khái quát phẩm chất (vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật. b. Thân bài : Đảm bảo 3 ý cơ bản sau : + Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh. - Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng - Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con - Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát. + Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu. - Đối với con trai. - Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng. + Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng. - Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn. - Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. - Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm. - Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng. + Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể chuyện xen lẫn triết lý sâu sắc. c. Kết bài - Khẳng định lại cảm nghĩ. - Đánh giá sự thành công của tác phẩm. (1,5điểm) ( 9 điểm) 3 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm (1,5điểm) ............................................... HẾT.................................................... DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI STT HỌ VÀ TÊN LỚP 1 Lường Thị Hương 8A1 2 Lò Thị Nhung 8A1 3 Quàng Thị Tiên 8A2 4 Cà Thị Sơn 8A3 GV bộ môm. Lò Thị Sơn
File đính kèm:
- DE THI HSG LOP 8 201213.doc