Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn: Sinh học 9 - Đề 2

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn: Sinh học 9 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm
Họ và tên: ..
Lớp:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN : SINH HỌC 9
Thời gian 45 phút
Câu 1: (2) Nguyên phân là gì ? Nêu những diễn biến cơ bản trong quá trình nguyên phân. 
Câu 2 : (2đ) Mô tả cấu trúc không gian của AND. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào? 
Câu 3 : (2đ) Hãy viết các loại giao tử của kiểu gen AaBbDdEe và kiểu gen BVE
 bve
Câu 4: (1đ) Có 5 gen tự nhân đôi liên tiếp một số lần tạo ra 1280 gen con. Hãy tính số lần tự nhân đôi của mỗi gen. (Biết số lần nhân đôi của mỗi gen đều bằng nhau).
Câu 5 : (3đ) Một gen dài 4080A0, có 30% ađenin. Trên mạch thứ nhất có 350 Timin, trên mạch thứ hai có 200 Xitôxin. Hãy xác định:
a. Số lượng trừng loại nuclêôtit của gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Câu 1: Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào. Nguyên phân diễn biến qua 4 kì.
Khì đầu : - các nhiễm sắc thể bắt đầu co ngắn và đóng xoắn.
- các NST kép đính vào các sợi tơ của thôi phân bào ở tâm động.
Kì giữa : các NST kép đóng xoắn cực đại.
Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Khì sau : 
Từng NST chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối: các NST đơn giản xoắn, ở dạng sợi mảnhdần thành nhiễm sắc chất.
Câu 2: 	Mô tả cấu trúc kông gian của AND
AND là một chuổi xoắn kép gồm hai mạch song song gồm hai mạch quấn đều quanh một trục từ trái sang phải theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp theo nuyên tắc bổ sung A liên kết với T ; G liên kết với X và ngược lại.
Mỗi chu kì cao 34A0 gồn 10 cặp nuclêôtit .
Đường kính vòng xoắn 20A0.
Hệ quả của NTBS : khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.
Câu 3: Kiểu gen AaBbDdEe 
Các loại giao tử: ABDE ; ABDe ; ABdE ; ABde ; AbDE ; AbDe ; AbdE ; Abde
	 aBDE ; aBDe ; aBdE ; aBde ; abDE ; abDe ; abdE ; abde
Kiểu gen : BVE
 bve
Các loại giao tử: BVE ; bve
Câu 4: Số lần một gen tự nhân đoi là 8
Câu5 : Số lượng nuclêôtit của gen là 4080*20/34=2400 nuclêôtit 
a. Số nuclêôtit mỗi lại của gen
 A=30%	A+G=50% suy ra G=20%
A=T= 2400*30/100=720 nuclêôtit ; G=X= 2400*20/100=480 nuclêôtit 
b. Số nuclêôtit mỗi mạch của gen:
T1=A2=350 nuclêôtit A=A1+A2 suy ra A1=T2=A-A2=720-350=370 nuclêôtit. 
X2=G1=200 nuclêôtit G=G1+G2 suy ra G2=X1= G-G1=480-200=280 nuclêôtit.
Sơn Nguyên, ngày 7/10/8008
 GVBM
 Phạm Văn Khánh

File đính kèm:

  • docDE THI HSG SINH 9(6).doc
Đề thi liên quan