Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: lịch sử lớp 10 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

pdf5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: lịch sử lớp 10 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
Môn thi: Lịch sử 
Lớp 10 - Năm học: 2013 – 2014 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề 
Câu 1 (3 điểm): Bác Hồ đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng 
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bằng những kiến thức lịch sử 
đã học, em hãy làm rõ công lao của các vua Hùng trong quá trình xây dựng đất 
nước? 
Câu 2 (2 điểm): Những sự kiện nào chứng tỏ đất nước ta đã thoát khỏi 
ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? Nêu khái quát những sự kiện đó? 
Câu 3 (2 điểm): Trình bày khái quát về cuộc kháng chiến chống quân 
Thanh cuối thế kỉ XVIII? Nêu nghệ thuật quân sự độc đáo của cuộc kháng 
chiến? 
Câu 4 (1 điểm): Kể tên các quốc hiệu của nước ta trong thời kì phong 
kiến? 
Câu 5 (2 điểm): Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo của nước ta trong các 
thế kỉ X – XIX? 
Hết 
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) 
Họ và tên thí sinh:  Số báo danh: . 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐÁP ÁN 
Câu 1 (3 điểm): Bác Hồ đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, 
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bằng những kiến thức lịch sử đã 
học, em hãy làm rõ công lao của các vua Hùng trong quá trình xây dựng đất 
nước? 
Nội dung Tháng 
điểm 
Công lao của các vua Hùng thể hiện qua một số khía cạnh: 
- Liên kết các bộ lạc xây dựng nên nhà nước đầu tiên trên đất 
nước Việt Nam. 
- Lãnh đạo nhân dan phát triển kinh tế với đặc trưng kinh tế 
nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo kết hợp với thủ công 
nghiệp, chăn nuôi và săn bắn. 
- Lãnh đạo nhân dân đắp đê, trị thủy và chống giặc ngoại xâm. 
- Xây dựng một nền văn hóa phong phú: 
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng dân 
tộc, những người có công với đất nước, các hiện tượng thiên 
nhiên 
+ Phong tục: Ăn trầu, nhuộm răng 
+ Yêu thích các lễ hội 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
0.25 
0.25 
Câu 2 (1 điểm): Những sự kiện nào chứng tỏ đất nước ta đã thoát khỏi ách đô 
hộ của phong kiến phương Bắc? Nêu khái quát những sự kiện đó? 
Nội dung Thang 
điểm 
* Những sự kiện chứng tỏ đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ của 
phong kiến phương Bắc: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ và chiến 
tháng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền 
0.25 
* Khái quát 
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ: 
 + Năm 905.Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm 
Tống Bình giành quyền tự chủ. 
 + Năm 907,Khúc Hạo tiến hành cải cách xây dựng chính quyền 
độc lập, tự chủ. 
 + Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh 
giành độc lập của nhân dân ta. 
- Chiến tháng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền: 
 + Năm 938, nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô 
Quyền lãnh đạo nhân dân đánh quân Nam Hán trên sông Bạch 
Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. 
 + Ý nghĩa:  Mở ra thời đại mới, thời đại độc lập, tự chủ lâu dài 
cho dân tộc. 
  Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến 
phương Bắc. 
0.25 
0.25 
0.25 
0.5 
0.25 
0.25 
Câu 3(2 điểm): Trình bày khái quát về cuộc kháng chiến chống quân Thanh 
cuối thế kỉ XVIII? Nêu nghệ thuật quân sự độc đáo của cuộc kháng chiến? 
Nội dung Thang 
điểm 
* Kháng chiến chống quân Thanh 
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, vua Thanh cho quân 
Thanh kéo sang xâm lược nước ta. 
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là 
Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. 
- Từ đêm 30 đến mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn tiến vào 
Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược giành chiến thắng 
vang dội tiêu biểu ở Ngọc Hồi - Đồng Đa. 
- ý nghĩa: Bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc 
0.25 
0.5 
0.5 
0.25 
* Nghệ thuật quân sự: Thần tốc – táo bạo – bất ngờ – chắc thắng 0.5 
Câu 4 (1 điểm): Kể tên các quốc hiệu của nước ta trong thời kì phong kiến? 
Nội dung Thang 
điểm 
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua đặt quốc hiệu là Đại 
Cồ Việt. 
- Năm 1054: Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt (quốc 
hiệu này được dùng đến hết thế kỉ XVIII. 
- Trong thời Hồ (1400-1407) Hồ Quý Li đặt quốc hiệu là Đại 
Ngu. 
- Thời Nguyễn, quốc hiệu là Đại Nam. 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
Câu 5 (3điểm): Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo của nước ta trong các thế kỉ X 
– XIX? 
Nội dung Thang 
điểm 
* Từ thế kỉ X – XV: ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo 
giáo có điều kiện phát triển mạnh. 
 - Nho giáo: trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến, 
giữ vai trò ngày càng quan trọng, chi phối nội dung thi cử giáo dục. 
 - Phật giáo: + Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền 
được xây dựng ở khắp nơi. 
 + Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào 
trong nhân dân. 
 - Đạo giáo: Hoà lẫn với các tín ngưỡng dân gian 
* Từ thế kỉ XVI – XVIII 
 - Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự 
phong kiến bị đảo lộn. 
 - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
thời kỳ Lý - Trần. 
 - Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng 
rộng rãi. 
 - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, 
anh hùng hào kiệt 
 Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. 
* Thời Nguyễn:- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo. 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 

File đính kèm:

  • pdfSu 10.pdf
Đề thi liên quan