Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: ngữ văn lớp 10 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: ngữ văn lớp 10 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn thi: Ngữ văn Lớp 10 - Năm học: 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1( 4 điểm): Nếu viết lại truyện Tấm Cám, em sẽ kết kết thúc truyện như thế nào ? Câu 2 (6 điểm): Cảm nghĩ của anh/ chị về hình ảnh người mẹ trong bài ca dao mười tay của dân tộc Mường: “Bồng bồng con nín con ơi Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay. Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt cá, còn tay này bắt chim. Một tay chuốt chỉ luồn kim Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau. Một tay ôm ấp con đau Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma. Một tay khung cửi, guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa. Một tay đi cửi, muối dưa Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn. Tay nào để giữ lấy con Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn vòn thiếu tay. Bồng bồng con ngủ con say Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời”. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Câu 1 (4 điểm): Đây là câu hỏi kiểm tra khả năng tưởng tượng và sáng tạo của học sinh. Vì vậy cần căn cứ vào logic của chi tiết kết thúc mà học sinh đưa ra có phù hợp với văn hóa của người Việt và phù hợp với đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích hay không để cho điểm. Có thể có một số khả năng như sau: - Bỏ chi tiết Tấm làm mắm Cám rồi gửi cho bà dì ghẻ độc ác ăn, khiến bà lăn đùng ra vì choáng váng. - Để cho thiên lôi trừng phạt mẹ con Cám. - Để cho nhà vua ra lệnh trừng trị tội ác cua mẹ con Cám. - Tấm tha thứ cho Cám và đuổi mẹ con Cám về quê. Vv Câu 2 (6 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng tốt các thao tác phân tích, bình luận. - Diễn đạt trôi chảy, văn biểu cảm, có cảm xúc. - Kết cấu bài văn chặt chẽ, hợp lí. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Về nội dung (5.0 điểm) Phân tích tứ thơ người mẹ ước có mười tay để nêu bật đây là một tứ thơ hay, ám ảnh sâu sắc: - Nêu được những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ( 2.0 điểm): + Cuộc sống nhọc nhằn, vất vả, khổ sở, cay đắng, không khác gì thân phận của kẻ tôi tớ trong gia đình. + Thái độ cam chịu, nhẫn nhịn, chấp nhận số phận, không dám thở than, chỉ mong có đủ mười tay để chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ. - Trong muôn bề khổ nhục, người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt: săn sóc, vỗ về, che chở con. (2.0 điểm) - Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay: kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống như: chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh; nhưng họ cũng rất năng động, sáng tạo biết làm chủ cuộc sống, số phận (1.0 điểm) b. Về nghệ thuật (1.0 điểm) - Cách nói ước lệ, tượng trưng - Điệp từ, điệp ngữ - Nhịp điệu: lời ru, lời than thở, lời ước nguyện chân thành - Biến thể của thơ lục bát
File đính kèm:
- Van 10.pdf