Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: sinh học lớp 11 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

pdf3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: sinh học lớp 11 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
Môn thi: Sinh học 
Lớp 11 - Năm học: 2013 – 2014 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề 
Câu 1(4điểm). 
 1. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ trong không khí? Vì sao 
chúng có khả năng đó? 
 2. Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa 
bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích? 
Câu 2(4điểm).Vì sao protein rất cần cho sự sống mà các động vật ăn cỏ (chủ yếu là chất 
xơ, nghèo protein) mà vẫn không bị thiếu chất này? 
Câu 3(4điểm). 
a) Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự 
dẫn truyền xung thần kinh qua xináp hóa học 
b) Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu? 
Câu 4(4điểm).Trong các phản ứng sau đây phản ứng nào được xem là hướng động, phản 
ứng nào là ứng động? 
1. Cây nắp ấm bắt sâu bọ 
2. lá cây trinh nữ khép lại khi bị chạm nhẹ 
3. cứ 5 phút thân cây rau muống quấn một vòng 
4. Hạt có thể không xảy ra các hoạt động trao đổi chất trong một thời 
gian dài 
5. Sự đóng mở tế bào lỗ khí khổng 
6. Cây tơ hồng vươn thẳng đến nơi có bờ giậu 
7. Hoa mười giờ nở lúc 10 giờ nếu nhiệt độ thích hợp 
8. ngọn cây hướng về phía ánh sáng. 
Câu 5(4điểm). 
 1. Dựa vào quá trình nào của quang hợp phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM? 
 2. Để phân biệt cây C3, C4 người ta tiến hành các thí nghiệm sau: 
 - Đưa hai cây vào trong chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục 
 - Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ O2 
 - Đo cường độ quang hợp (mgCO2/dm2 lá/giờ) ở điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt 
độ cao. 
 Nêu nguyên tắc của các thí nghiệm trên? 
Hết 
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) 
Họ và tên thí sinh:  Số báo danh: . 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM HỌC 2013 – 2014 
Câu Điểm Nội dung 
1 
2đ 
- Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí: (1đ) 
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria.... 
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh 
trong rễ cây họ đậu.... 
- Chúng có khả năng đó vì có các enzim nitrôgenaza nên có khả năng phá vỡ 
liên kết 3 bền vững của nitơ và chuyển thành dạng NH3 (1đ) 
1 
2 
2đ 
 - Điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó 
cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. (1đ) 
- Có thể sử dụng.... để phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng: (1đ) 
+ Cây ưa sáng có điểm bù ánh sáng cao, cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng 
thấp. 
+ Nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó: 
* một cây thải CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng cao → cây ưa sáng 
* còn một cây vẫn hấp thụ CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng thấp → 
cây ưa bóng. 
2 
4đ 
- Nêu được vai trò của protein (1đ): 
 + Cấu tạo nên tế bào 
 + vận chuyển các chất 
 + Bảo vệ ..... 
- Vì các động vật ăn cỏ lấy nguồn protein chủ yếu từ các VSV sống cộng sinh 
trong dạ cỏ hoặc manh tràng ....(3đ) 
a 
2đ 
Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi 
trục 
Dẫn truyền xung thần kinh qua xináp 
Tốc độ nhanh Tốc độ chậm hơn 
Có thể dẫn truyền theo hai hướng ngược 
nhau bắt đầu từ một điểm kích thích 
Luôn dẫn truyền theo một chiều từ 
màng trước ra màng sau xináp 
Dẫn truyền theo cơ chế điện .... Dẫn truyền theo cơ chế điện - hóa - điện 
Cường độ xung luôn ổn định suốt chiều 
dài sợi trục. 
Cường độ xung có thể bị thay đổi khi 
đi qua xináp. 
Kích thích liên tục không làm ngừng 
xung 
Kích thích liên tục có thể làm cho xung 
qua xináp bị ngừng (mỏi xináp) 
3 
b 
2đ 
+ Các loài động vật bậc thấp thường có hệ thần kinh kém phát triển, vòng đời 
ngắn. 
+ Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin không nhiều → 
khả năng hình thành các tập tính học được là rất hạn chế. 
+ Vòng đời ngắn → sự cũng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện 
được → Hoạt động của động vật bậc thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm 
sinh. 
+ Sử dụng loại tập tính sẽ có ưu điểm là nhanh, đơn giản, không tiêu tốn nhiều 
năng lượng và không cần phải học, nhưng có hạn chế là kém linh hoạt → 
giảm khả năng thích nghi của loài. 
4 
4đ 
Hướng động: 6, 8 
Ứng động: 1,2,3,4,5,7. 
1 
1đ Dựa vào pha tối của quá trình quang hợp người ta phân biệt các nhóm thực 
vật C3, C4 và CAM. 
5 
2 
3đ 
 Nguyên tắc của: - thí nghiệm 1 là: dựa vào sự khác về điểm bù CO2 giũa 
thực vật C3 và thực vật C4 . 
 - Thí nghiệm 2 là: Dựa vào khả năng hô hấp sáng chỉ có ở 
thực vật C3 và hiện tượng này phụ thuộc vào nồng độ O2. 
 - Thí nghiệm 3 là: Dựa vào sự khác nhau rất lớn về cường 
độ quang hợp của cây C3, cây C4 đặc biệt trong điều kiện ánh sáng mạnh và 
nhiệt độ cao.(cường độ quang hợp cây C4 thường gấp đôi của cây C3 trong 
điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao). 
Hết 

File đính kèm:

  • pdfSinh 11.pdf