Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)


Câu 1 (2,0 điểm). Trên đường thẳng AB dài 9km có một người đi xe đạp và một người đi xe máy khởi hành cùng lúc từ A để đi đến B. Khi vừa đến B, xe máy ngay lập tức quay về A và đã gặp xe đạp ở vị trí C. Cho rằng vận tốc của xe đạp và xe máy có độ lớn không đổi lần lượt là v1= 12km/h và v2 = 60km/h.
Tính độ dài quãng đường AC?
Để vị trí gặp nhau C ở chính giữa quãng đường AB thì xe máy phải dừng lại ở B trong thời gian bao lâu?
Câu 2 (2,0 điểm): Một bình thông nhau hình chữ U gồm hai nhánh A và B có tiết diện lần lượt là S và 2S. Ban đầu nhánh B chứa cột nước cao 30cm có trọng lượng riêng d1= 10000N/m3 còn nhánh A không có nước. Bỏ qua tiết diện phần ống nối hai nhánh.
a. Mở khoá K chỗ ống nối cho hai nhánh thông nhau. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình A. 
b. Sau đó đổ thêm vào nhánh A một lượng dầu có trọng lượng riêng d2= 8000N/m3 sao cho độ chênh lệch giữa mực chất lỏng ở hai nhánh là h = 2cm. Tìm chiều cao của cột dầu đã rót vào.
 Câu 3 (2,5 điểm): Một cầu phao khối lượng 1000 kg được nâng nổi trên mặt nước bằng một số thùng phuy sắt rỗng hình trụ tiết diện mỗi phuy là 20dm2 . Mỗi phuy có khối lượng 25 kg và thể tích 200 lít. Để đảm bảo an toàn thì nước không được ngập quá ba phần tư thể tích mỗi phuy. 
Tính số phuy tối thiểu cần dùng.
Tính áp lực của nước lên đáy mỗi thùng phuy khi đó.
Câu 4 (2,0 điểm) Người ta dùng xe để kéo một vật nặng có khối lượng m lên cao bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 3m . Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn là 250N và hiệu suất dùng mặt phẳng nghiêng là 80%.
	a/ Tính lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng này.
	b/ Lực kéo nói trên được thực hiện bởi một xe kéo có vận tốc đều 2m/s. Tính công suất của động cơ nói trên và công sinh ra nó.
Câu 5 (1,5 điểm). Cho các dụng cụ sau: lực kế, chậu nước và dây mảnh. Bằng các dụng cụ đó, em hãy trình bày cách đo khối lượng riêng của một vật rắn nhỏ không thấm nước và trọng lượng riêng lớn hơn của nước.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM
Câu 
Nội dung
Điểm

Câu 1
2,0 đ
a) Thời gian xe đạp chuyển động từ A đến C là 
0,25 đ
Thời gian xe máy chuyển động từ A đến B rồi về C là
t2 = 

0,5 đ
 Ta có t1 = t2 
0,5 đ
b) Khi C ở chính giữa quãng đường AB, thời gian xe đạp đi từ A đến C là txđ = 

0,25 đ
Thời gian xe máy đi từ A đến B rồi về C là
 txm = 

0,25 đ
Thời gian xe máy dừng ở B là 
 t’ = txm - txđ = 0,375 – 0,225 = 0,15h = 9 phút

0,25 đ

Câu 2
2,0 đ
H = 30cm. Sau khi mở khóa K, độ cao của nước ở 2 nhánh trong bình đều là H’. 

0,25 đ
Do thể tích nước không đổi nên ta có H’.3S = H.2S
0,25đ

0,25 đ
Áp suất ở đáy bình là p = d.H’ = 10000.0,2 = 2000Pa
0,25 đ
b) Hình vẽ: 
0,25 đ
Gọi x là độ cao của cột dầu. Ta có x.d2 = (x – h).d1 
0,25 đ

0,5đ

Câu 3
2,5 đ
Gọi x là số thùng phuy cần dùng.
Trọng lượng của cầu và số thùng phuy là P = 10M+ 10.xm 

0,25 đ
Gọi D là khối lượng riêng của nước. Lực đẩy của nước khi các thùng phuy chìm ¾ thể tích là FA = 10.D. 

0,25 đ
Theo bài ta có P
0,25 đ
x 
0,5 đ
Vậy cần dùng tối thiểu 8 phuy để làm cầu phao.
0,25 đ
Độ cao của thùng phuy là H = 
0,25 đ
Độ cao của phuy chìm trong nước là h = (m)
0,25 đ
Áp suất ở đáy thùng phuy là p = 10.D.h = 10.1000. = 7500Pa
0,25 đ
Lực đẩy của nước ở đáy phuy là F = p.S = 7500.0,2 = 1500N
0,25 đ

Câu 4
(2,0 đ)
a) Công để kéo vật lên trên mặt nghiêng là A = F.l
0,25đ
Công để thắng lực ma sát (công hao phí) là Ams = Fms.l 
0,25đ
Hiệu suất của máy là H = 80% = 0,8 
0,25đ

0,25đ
 
0,25 đ
b)Thời gian kéo vật lên dốc là t = 
0,25đ
Công kéo vật lên dốc là A = F.l = 1500.3 = 4500J
0,25đ
Công suất của động cơ là 
0,25đ

Câu 5
(1,5đ)
Cơ sở lí thuyết: – Khối lượng riêng D = m/V
Dùng lực kế đo được trọng lượng P => khối lượng m
 Đo thể tích V thông qua lực đẩy của nước

0,25đ
Các bước đo:
Buộc sợi dây vào vật rồi treo vào lực kế, đọc số chỉ P1 của lực kế Khối lượng của vật là m = 

0,25đ
Nhúng chìm vật vào chậu nước, đọc số chỉ P2 của lực kế
 Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là FA = P1 – P2
0,25đ

 Thể tích của vật là V = 
(Dn là khối lượng riêng của nước)
0,25đ
Khối lượng riêng của vật là D = 
Với P1, P2 đo được ở trên và Dn là khối lượng riêng của nước
0,25đ

Biện luận kết quả: - Cần nhúng chìm vật hoàn toàn trong nước
Có thể thực hiện đo nhiều lần cho chính xác
0,25đ

Ghi chú: 
 + Học sinh làm cách khác đúng kiến thức và đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa.
 + Nếu học sinh viết sai công thức tính thì toàn bộ phần đó không có điểm.
 + Cứ 2 đơn vị vật lí sai bị trừ 0,25 điểm, lỗi này trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.
 + Không cho điểm phần tóm tắt trong bài làm của học sinh (nếu có). Học sinh có thể dùng kí hiệu khác đầu bài để tính toán!

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_201.doc