Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn: Vật lý 9 - Trường THCS Mão Điền

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn: Vật lý 9 - Trường THCS Mão Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mão Điền
Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007 - 2008
Môn:Vật lý 9
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan( 3điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đúng theo định luật ôm?
A. R = B. C. D. U= I.R
Câu 2: Kết quả đổi đơn vị của điện trở nào sau đây là không đúng?
3,5 KW = 3500 W 	 C. 2,5 W = 250 m W
0,5 MW = 500 KW 	 D. 125 W = 0,125 KW
Câu 3: Đặt vào hai đầu dây dẫn với hiệu điện thế 4 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,4 A. Hỏi khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó thêm 6 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là:
A. 0,6 A 	 B. 0,8A 	 C. 1 A 	 D.1,2 A
Câu 4:Một dây đồng chất có điện trở 16 W. Cắt dây dẫn đó thành 4 đoạn bằng nhau, rồi chập lại thành một dây mới. Điện trở của dây mới là:
A. 1 W 	B. 4 W 	C. 8W 	D. 16 W
Câu 5: Vật liệu nào sau đây dùng làm lõi của Nam châm điện ?
A. Sắt non 	 B. Thép 	C. Nhôm 	 D. Đồng
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng:
Trên cùng một nam châm điện, nếu số vòng dây càng nhiều thì từ tính càng mạnh.
Trên cùng một nam châm điện, nếu dòng điện qua nam châm càng lớn thì từ tính càng mạnh.
Trên cùng một nam châm điện, nếu ta rút lõi sắt đi thì từ tính của Nam châm càng lớn 
Cả A và B
Phần II: Tự luận 
Câu 7: (1,5 đ)
Cho mạch điện như hình vẽ biết UAB = 12 V, đèn Đ(6V – 6W) , R0 là biến trở.
Tìm R0 để đèn sáng bình thường?
Tìm R0 để công suất của đèn là 4W?
Câu 8: (3,5 đ)
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 10 V, R1 = 4W, R2 = 10 W, đèn R3 = 15 W .
Tìm điện trở tương đương của cả mạch.
Tìm hiệu điện thế và công suất của đèn R3 ?
Nếu tháo R3 và nối lại bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể. Tìm cường độ dòng điện qua mạch điện khi đó?
Câu 9: ( 2 đ): Một bếp điện có ghi( 220 V – 1000W) dùng để đun sôi 2 l nước từ 200 C . Biết hiệu suất của bếp là H = 80%, nhiệt dung riêng của nước là C = 4200 J/kg.k
Nếu dùng bếp ở hiệu điện thế U1 =220V. Tính thời gian bếp đun sôi lượng nước trên?
Nếu dùng bếp ở hiệu điện thế U2 =200V. Tính thời gian bếp đun sôi lượng nước trên?
Trường THCS Mão Điền
Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007 - 2008
Môn:Vật lý 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Trắc nghiệm( 3 đ)
Câu 1: Công thức tính vận tốc trung bình nào sau đây là đúng?
A. B. C. D. 
Câu 2: Một ô tô chuyển động với V = 90 km/h. Đổi sang đơn vị m/s là:
A. 20m/s 	 B. 25m/s 	C. 30m/s 	 D.35m/s
Câu3: Xe 1 đi trên quãng đường dài 30 km hết 0,5 h
Xe 2 đi trên quãng đường dài 10 m hết 0,5 s
Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Xe 1 đi nhanh hơn xe 2 	 C. Hai xe đi với tốc độ bằng nhau
B. Xe 1 đi chậm hơn xe 2 	 D. Không đủ kết luận để so sánh
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của áp suất?
A. N/m2 	B. N/cm2 	C. N.m 	D. Pa
Câu5: Muốn tăng áp suất của một lực cố định lên một mặt ta phải:
A. Tăng diện tích chịu nén
B. Giảm diện tích chịu nén nhưng tăng thời gian tác dụng lực.
C. Chỉ cần giảm diện tích chịu nén.
D. Tăng diện tích chịu nén và tăng thời gian tác dụng lực.
Câu 6: Hai vật A và B cùng được thả vào một chất lỏng thì vật A chìm nhiều hơn vật B. A và B có cùng thể tích. Kết luận nào đúng.
A. PB > PA 	B. PB < PA 	C. PA = PB vì cả 2 cùng nổi trên nước. 
D. Chưa xác định được.
II. Tự luận(7 đ)
Câu 1: Lúc 7 h một xe ô tô chuyển động đều từ A đến B với vận tốc là 40 hm/h. Cùng lúc đó một ô tô khác đi từ B về A với vận tốc 35 km/h. Biết AB = 100 km.
Tính khaỏng cách của hai xe lúc 7h 30phút.
Tìm thời điểm hai xe gặp nhau. Lúc đó cách A bao nhiêu km.. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe?
Câu2: Hai bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng là thủy ngân. Người ta đổ nước vào nhánh 1 một độ cao 15 mm. Đổ dầu vào nhánh hai với độ cao 7 mm. Hãy xác định độ chênh lệch của 2 nhánh thủy ngân ở bình thông nhau trên.
Biết dHg = 136000 N/m3 , ddầu= 7900 N/m3 .
Câu3: Một khối sắt có thể tích là 80cm3. Nhúng khối sắt này vào trong nước cho dsắt= 78000 N/m3 , dnước= 10000 N/m3
Tìm hợp lực tác dụng lên khối sắt? khối sắt nổi hay chìm?
Khối sắt được làm rỗng. Tính thể tích tối thiểu của khối sắt để khối sắt này nổi trên mặt nước.
Câu 4: Trên quãng đường AB dài 80m . Một vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc trung bình là 5m/s. Biết vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường là 6m/s. Tính vận tốc của vật trên nửa quãng đường còn lại.
Trường THCS Mão Điền
Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007 - 2008
Môn:Sinh học 9
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Trắc nghiệm( 3 đ)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm:
1. Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử AND luôn có:
A. A+ G+X = T+ X+A 	C. A +G = X + T
B. A +T+ G = X+T+ A 	D. Cả B và C
2. Một gen có chiều dài: 5100 A0. Chiều dài của phân tử mARN do gen đó tổng hợp ra có chiều dài là:
A. 2250 A0 	C. 1275 A0
B. 5100 A0 	 D. 10200 A0
3. Một cơ thể sinh vật có kiểu gen: AaBbCcdd. Giả sử quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì số giao tử được tạo thành là:
A. 16 	B. 8 	 C. 32	 D. 4
4. Khi quan sát một tế bào của người đang trong quá trình giảm phân bằng kính hiển vi. Người ta nhận thấy các NST xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Vậy số NST trong tế bào của người ở giai đoạn đó là:
A. 23 NST kép 	 	C. 46 NST kép
B. 92 NST đơn 	D. 46 NST đơn.
5. ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các erômatit về hai tế bào con.
D. Sự phân li đồng chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
6. Kiểu gen nào được viết là không đúng?
A. B. C. 	 D.
B. Phần tự luận( 6 đ)
Câu 1: ( 2 đ) Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ?
Câu2: ( 2 đ) Viết sơ đồ lai và so sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
Câu 3: ( 3đ) Cho 2 thỏ xám giao phối với nhau. Thỏ con sinh ra lại là thỏ trắng .
Hãy giải thích kết quả trường hợp trên.
Muốn chọn được thỏ xám thuần chủng ta phải làm như thế nào ? có cần kiểm tra độ thuần chủng của thỏ trắng không? Vì sao?
Trường THCS Mão Điền
Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007- 2008
Môn:Sinh học 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A.Phần trắc nghiệm: 3đ
Câu 1: Đánh dấu (+) vào ô o chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Chức năng của huyết tương là:
o a) Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hooc môn, kháng thể và các chất khoáng.
o b) Tham gia vận chuyển các chất thải.
o c) Tiêu huỷ các chất thải thừa do tế bào đưa ra.
o d) Cả a và b
2. Tế bào lim phô T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách:
o a)Tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó.
o b)Nuốt và tiêu hoá tế bào bị nhiễm đó.
o c)Ngăn cản sự trao đổi chất của các tế bào bị nhiễm đó với môi trường trong.
o d)Cả b và c
3. Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ:
o a)Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu.
o b) Có nhiều hồng cầu, không có tiểu cầu.
o c) Không có hồng cầu, tiểu cầu ít.
o d) Cả a, b
Câu 2: Đánh dấu (+) vào ô o chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Vai trò của các phần của xương:
o a)Sụn đầu xương có tác dụng làm giảm ma sát trong khớp.
o b)Sụn tăng trưởng có chức năng làm xương dài ra.
o c)Mô xương cứng có chức năng sinh hồng cầu.
o d)Mô xương xốp có tác dụng phân tán lực tạo ô chứa tuỷ.
2. Khi nói về đồng hoá và dị hoá:
a)Đồng hoá là quá trình biến đổi vật chất do môi trường cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào.
o b)Đồng hoá là sự tổng hợp các chất của tế bào đồng thời tích luỹ năng lượng .
o c)Dị hoá là quá trình tạo ra các chất hữu cơ và CO2
o d)Dị hoá là quá trình phân giải các chất trong tế bào để giải phóng năng lượng.
o e)Đồng hoá và dị hoá tuy trái ngược nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau.
3. Khi nói về sự tiêu hoá:
o a)Tại dạ dày loại thức ăn gluxit không bị biến đổi về mặt hoá học.
o b)Tại ruột non thức ăn chủ yếu được biến đổi về mặt hoá học.
o c) ở ruột non, gluxit được các muối một biến đổi thành từng đơn.
o d) Ruột non, thức ăn được hoà loãng và trộn đều cùng các dịch tiêu hoá.
Phần tự luận : ( 7 đ)
Câu 1: ( 2 đ) Cung phản xạ là gì? Hãy lấy ví dụ 1 phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
Câu2: (2 đ) Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể ?
Câu3: ( 2 đ) Hãy giải thích mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá
Câu 4: ( 1đ) Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

File đính kèm:

  • docDe thi hsg cap truong mon sinh vat li nam hoc 20072008.doc
Đề thi liên quan