Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007- 2008 Môn Thi: Ngữ Văn Khối Thi: 11 Trường THPT BC Trần Khát Chân

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007- 2008 Môn Thi: Ngữ Văn Khối Thi: 11 Trường THPT BC Trần Khát Chân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD& ĐT Thanh Hoá
Trường THPT BC Trần Khát Chân.
	Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2007- 2008
	Môn thi: Ngữ Văn
	Khối thi: 11
	Thời gian làm bài : 150 phút 
	( Không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu 1:( 4 điểm)
	Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua các sáng tác của ông như "Trăng sáng", " Đời thừa"...?
Câu 2: ( 4 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau trong bài " Vội vàng" của Xuân Diệu:
	" Ta muốn ôm
	Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
	Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
	Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
	Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
	Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
	Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
	Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
	- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Câu 3: ( 12 điểm)
	Có ý kiến cho rằng hai yếu tố " hiện thực" và "thi vị trữ tình" luôn đan cài xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
	Anh chị hãy phân tích truyện ngắn " Hai đứa trẻ" để làm rõ nhận định trên.





















	Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 11
Câu 1: Các ý chính
- Trong truyện ngắn Trăng sáng Nam Cao viết: " Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dói, không nên là ánh trăng lừa dối..............". Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính không được trốn tránh sự thực mà "cứ mở hồn mình ra đón lấy những vang động của cuộc đời..." .
- Nam Cao chủ trương văn học phải chưa đựng nội dung nhân đạo.
- Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt dộng nghiêm túc, công phu. Đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm.
- Ông chủ trương nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi khám phá đào sâu, biết tìm tòi và sáng tạo không ngừng.
	Sau cách mạng, trong kháng chiến, nhà văn "muốn vứt bút đi để cầm lấy súng" như một người công dân yêu nước thực sự. Nam Cao tự nhủ " sống đã rồi hãy viết" và hăng hái lao mình vào phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc.
Câu 2: Các ý chính
- Bài thơ "Vội vàng" nằm trong tập "Thơ Thơ", xuất bản năm 1938, là tập thơ tiêu biểu cho tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung.
- Đoạn thơ trên nằm ở cuối bài thơ.Nó bộc lộ niềm ham sống. khát sống, tận hưởng đến vô biên và tuyệt đích của thi nhân
- ở phần trên bài thơ, nhà thơ luận giải cho người đọc thấy tạo hoá không sinh ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Vì vậy nhà thơ giục giã chúng ta phải nhanh lên, vội vàng để tận hưởng bữa tiệc lớn ở trần gian.
- " Ta muốn ôm", câu thơ như thắt ngang giữa bài lam ta liên tưởng đến vòng tay đang ôm bó níu giữ, cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, non tơ của nhà thơ.
- Một đoạn thơ ngắn mà có tới 4,5 lần từ "Ta muốn " được lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Nó nói lên được cái ham muốn, khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ.
- Mỗi lần điệp đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt nồng nàn.......
Câu 3: Các ý chính:
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Hiện thực là những biểu hiện bên ngoài. Mỗi tác phẩm của Thạc Lam được ví như một "bài thơ trữ tình đầy xót thương".
- Hiện thực về phố Giàng: những con người và cuộc sống nơi đây:
	+ Bức tranh về một phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác (dẫn chứng)
	+ Những kiếp người nghèo khổ bất hạnh (dẫn chứng)
- Thạch Lam đã rất thành công khi xây dựng và miêu tả tâm trạng nhân vật Liên với những rung động rất tinh tế, mơ hồ mong manh khó nắm bắt. Chính dòng tâm trạng của cô bé Liên đã tạo nên chất thi vị trữ tình sâu lắng cho tác phẩm ( phân tích cụ thể)
- " Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không thấy câu thơ nữa mà chỉ thấy tình người"."Hai đứa trẻ"chính là một bài thơ bằng văn xuôi độc đáo mà hấp dẫn.

File đính kèm:

  • docDe hsg- 11.doc