Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2012 –2013 môn: ngữ văn lớp 11 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

pdf4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2012 –2013 môn: ngữ văn lớp 11 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
Web:  
Ngày 14/03/2013 
(Đề thi gồm 01 trang) 
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG 
NĂM HỌC 2012 – 2013 
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (8 điểm) 
 Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước 
mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ 
bay tới mục đích”. 
 Câu 2 (12 điểm) 
 Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có nhà phê bình đã viết: 
“Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”. 
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên. 
--------------------------------- Hết -------------------------------- 
Họ tên thí sinh: .. SBD: .. 
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 
 2 
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 11 
Câu 1: 
I. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh nắm vững phương pháp và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. 
- Làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài qua các bước giải thích, chứng minh, bình luận và 
rút ra ý nghĩa bài học cho bản thân. 
- Bài làm phải có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục. 
II. Yêu cầu về kiến thức 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được 
những yêu cầu sau: 
 MỞ BÀI: (0.5 điểm) 
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận: vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa giấc 
mơ của con người. 
 THÂN BÀI: (7 điểm) 
1. Giải thích quan niệm: (1.5 điểm) 
- Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. 
Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn 
có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng 
thấp hèn). Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được 
trong tương lai là một khoảng cách. Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói 
Shakespeare. 
- Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng 
những việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước. 
Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa 
ước mơ của con người. Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt 
tới. 
2. Phân tích, chứng minh và bình luận về quan niệm: (4 điểm) 
- Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn 
thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt trong 
đời luôn làm việc, luôn hành động. 
- Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang 
tính định hướng. Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưng muốn thành 
công thì phải hành động. Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích. Nếu 
ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra. 
- Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết 
rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó. 
- Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Ước mong xa 
vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được. 
- Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình 
thì đó là một sai lầm lớn. 
3. Bài học nhận thức và hành động: (1.5 điểm) 
- Quan niệm của Shakespeare góp phần nhắc nhở những ai chỉ biết ước mong 
mà không chịu hành động. 
- Ở một góc độ khác, có thể xem quan niệm trên là lời tán thành, biểu dương những 
con người luôn làm việc không ngừng để đạt được ước mong của mình. 
 KẾT LUẬN: (0.5 điểm) 
 3 
 - Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn, cần phát huy; kết hợp bày tỏ thái độ, 
suy nghĩ của bản thân đối với mỗi con người trong cuộc sống. 
Câu 2: 
 I. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Học sinh biết vận dụng kĩ năng phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ một nhận định 
về tác phẩm văn học. 
 - Biết cách xây dựng bài văn có kết cấu chặt chẽ, hợp lí. 
 - Trình bày mạch lạc, trong sáng, cảm xúc và có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo 
II. Yêu cầu về kiến thức 
 MỞ BÀI: (0.5 ĐIỂM) 
 - Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang 
 - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền 
thống với sự cách tân đích thực”. 
 THÂN BÀI: (11 điểm) 
 1. Giải thích nhận định: (2 điểm) 
 a. Mạch thi cảm truyền thống là gì ? 
 - Cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn: 
 + Đó là nỗi buồn về thế thái nhân tình 
 + Nỗi buồn về sự nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời 
mà người ta thường gọi là “nỗi sầu vũ trụ”. 
 + Đó là nỗi buồn về quê hương đất nước hoặc thân phận người lữ khách xa quê. 
 + Đó là nỗi buồn biệt li, xa cách  
 - Và người xưa thường mang tâm trạng buồn và nỗi cô đơn ấy của mình để khoác lên 
cho thiên nhiên, vạn vật. 
 (Chứng minh qua thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, 
Nguyễn Khuyến ) 
 b) Sự cách tân đích thực là gì ? 
 - Cách tân: trước hết là sự đổi mới, trong thi ca hiện đại nhất là phong trào Thơ mới 
1930 – 1945, sự đổi mới ấy thể hiện trong hồn thơ và cả trong phương thức biểu hiện 
của nó. 
 2. Phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên: (9 điểm) 
 a) Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống: ( 4 điểm) 
- Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, tâm trạng bơ vơ của một con người 
khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận được cái vô cùng, vô tận của đất trời 
và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người. Thể hiện qua: 
 + Nhan đề: Tràng giang : sông dài – rộng – mênh mang 
 + Lời đề từ; thâu tóm toàm bộ cảm xúc của bài thơ: bâng khuâng và nhớ 
 + Khổ 1: nỗi buồn, nỗi sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sóng nước. 
 + Khổ 2: nỗi buồn, sự nhỏ bé của con người khi một mình đối diện với không gian 
vũ trụ bao la rộng lớn 
 + Khổ 3: nỗi buồn trước cái hoang vắng đến rợn ngợp của thiên nhiên và sự lạc loài 
của kiếp người. 
 + Khổ 4; nỗi buồn nhớ nhà nhớ quê da diết. 
 4 
- Không gian bao trùm bài thơ là không gian vũ trụ, đa chiều, gợi sầu: 
 Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót 
 Sông dài, trời rộng, bến cô liêu 
 - Song hơn hết thơ Huy Cận vẫn là dòng chảy nối tiếp trong mạch nguồn tình cảm 
đối với quê hương đất nước: Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng 
đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh 
một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình 
ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim 
chiều 
- Mạch nguồn truyền thống ấy còn được thể hiện qua việc vận dụng nhuần nhuyễn 
thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ 
tình, gợi hơn là tả những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu). 
b) Sự cách tân đích thực trong thơ Huy Cận: (5 điểm) 
- Tràng giang không chỉ tiếp nối nỗi buồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện 
“nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”. 
- Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba 
chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài – rộng – cao). 
 Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót 
 Sông dài, trời rộng, bến cô liêu 
 - Sự cách tân còn thể hiện trong cách cảm nhận sự vật , trong cách sử dụng thi liệu 
hình ảnh : củi , sông , nắng , bèo , cát, cánh chim ... .Tất cả làm nên một bức tranh 
thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc . Bởi nó đã in dấu , đã hằn sâu ,đã hoà 
cùng dòng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước 
Việt Nam yêu dấu. 
- Sáng tạo của Huy Cận còn thể hiện ở hai câu thơ kết thúc bài: 
 Lòng quê dợn dợn vời con nước 
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà 
+ Người xưa thường nhìn thấy khói, thấy sóng trên sông mà gợi nỗi nhớ nhà: 
 “Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? 
 Yên ba giang thượng sử nhân sầu” 
 ( Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) 
+ Nhưng đến Huy Cận nỗi nhớ ấy dường như cao độ hơn và cách diễn đạt cũng mới 
lạ hơn: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” 
 - Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ 
tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà), qua 
những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm 
thân mật, dợn dợn ) 
 Thể thơ bảy chữ với nhạc điệu phong phú, từ ngữ hàm súc, tinh tế đã đem lại cho 
“Tràng giang” một sự hài hòa giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại. 
 KẾT LUẬN (0.5 điểm): 
 Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của người viết về giá trị và sự đóng góp tích cực 
của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói 
chung. 

File đính kèm:

  • pdfDe-HSG-L11-ThuanThanh-BN-2013-Van.pdf