Đề thi học sinh giỏi dân tộc thiểu số Tiếng việt Lớp 5

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi dân tộc thiểu số Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
 “ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
                                                     Quê hương là con đò nhỏ
         Êm đềm khua nước vên sông .”
                                                       (Quê hương - Đỗ Trung Quân )
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của tác giả về quê hương qua đoạn thơ trên .
Bài làm: Vì yêu quê hương tha thiết- nơi chôn rau cắt rốn của mình nên tác giả  đã kết nên những vần thơ giàu nhạc điệu, giàu chất trữ tình:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
Quả thật, những hình ảnh rất gần gũi và rất thân thương đã gắn bó và in đậm trong tâm hồn của tác giả tuổi ấu thơ trên quê hương.Đó là hình ảnh “ cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là hình ảnh “Con đò nhỏ” khua nước trên sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng.Có thể nói những sự vật gần gũi và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả.Qua đó ta cảm được tình cảm của tác giả đối với quê hương vô cùng sâu nặng.
 Bài 2 :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
                                                      (  Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Trong đoạn thơ trên, tác giả đó sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam:
“ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
Phẩm chất đó càng được bộc lộ rõ nét đó là sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, che chở, quấn quýt bên nhau:
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi truyền thống yêu nước, thương nòi của  dân tộc Việt Nam. 
Bài 3 :
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đó sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên , hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre :               
 “Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống  đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 4:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
( Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ )
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
 “Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
Bài 5:
“ Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
( Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh)
Em hãy cho biết : Khổ thơ trên đó sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng  giống như những đữa trẻ tung tăng đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:                                           “ Nắng ghé vào cửa lớp
     Xem chúng em học bài”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thân hiếu học của các bạn học sinh.
Bài 6:
“ Viêt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn 
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .”
( Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi )
Đoạn thơ trên , em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam
Bài làm: Tác giả muốn ca ngợi đất nước và con người Việt Nam thân yêu. Bởi lẽ đất nước có những cảnh vật đẹp độc đáo.Hình ảnh “biển lúa mênh mông” gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp trù phú của đất nước. Hình ảnh “Cánh cò bay lả rập rờn” thật giản dị mà tạo nên bức tranh sinh động về đất nước Việt Nam. Đất nước còn mang niềm tự hào và kiêu hãnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Trường Sơn cao vời vợi, sớm chiều mây bao phủ.Tất cả vẻ đẹp độc đáo và nên thơ của đất nước Việt Nam  đã đi vào cảm xúc của tác giả một cách gần gũi mà sâu lắng.
Bài 7:
“ Ngôi nhà thưở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời  nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”
( Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu )
Em hãy cho biết : đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điểu gì đẹp đẽ, thân thương.?
Bài làm:Đoạn thơ trên, tác giả đã cho ta cảm nhận được cuộc sống giản dị, đơn sơ của Bác thuở thiếu thời.Đó là một cuộc sống bình dị như cuộc sống của bao ngôi nhà ở làng quê Bác:  
“ Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa”
Một cuộc sống rất gần gũi, giản dị mà cũng rất thân thương đó là:
 “ Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”
Qua đó, nhà thơ muốn bộc lộ đức tính giản dị của Bác từ thuở thiếu thời. Sống trong ngôi nhà đó , Bác được lớn lên trong tình yêu thương thân thiết của gia đình, của bà con quê Bác.
Bài 8:
Trong bài thơ Con cò , nhà thơ Chế Lan Viên có viết :
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hai câu thơ trên đó giúp em cảm nhận được những gì về lòng mẹ  .
Bài làm: Bằng hai câu thơ mộc mạc, chân thành và giản dị, tác giả giúp em cảm nhận được tình mẹ thật bao la và rộng lớn không có gì sánh được. Dù con đã khôn lớn trưởng thành, dù con đã “ đi hết đời” nhưng tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi với thời gian.Mẹ  “vẫn theo con” để quan tâm lo lắng, che chở cho con, tiếp thêm sức mạnh cho con để con đương đầu với cuốc sống.Có thể nói  mẹ là tất cả của con.
Bài 9 :
“ .....Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đó thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .”
                                              (   Mẹ - Trần Quốc Minh )
Theo em , hỡnh ảnh nào gúp phần nhiều nhấtlàm nờn cỏi hay của đoạn thơ trên ? Vỡ sao ?
Bài làm : Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả bộc lộ tình cảm của mẹ đối với con thật là sâu nặng.Mẹ luôn mang đến cho con bao điều tốt đẹp mà không phải ai cũng làm được.Mẹ yêu con vô bờ bến, không có tình yêu nào sánh nỗi, kể cả sao trời cũng không sánh nỗi :
“ .....Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đó thức vỡ chúng con”
Mẹ lúc nào cũng lo lắng và yêu thương con hết mực, luôn đem đến cho con niềm sung sướng trong giấc ngủ ngon  và niềm vui vô tận từ đáy lòng mẹ:
 “Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .”
Có thể nói, mẹ luôn là tất cả của đời con. Có mẹ, đời con sướng vui. Có mẹ đời con ấm  lòng và hạnh phúc suốt đời .
Bài 10 : Trong bài : “Trong lời mẹ hát “ của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn viết :
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao .
Bài thơ có những hình ảnh nào đáng nhớ ? Gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Bài làm: Đoạn thơ cho ta cảm nhận được tình thương của mẹ không gì sánh nỗi.Thời gian trôi đi, tóc mẹ mỗi ngày thêm bạc, bởi tháng năm mẹ vất vả, tần tảo, chắt chiu để nuôi con.
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao”
Lưng mẹ mỗi ngày một còng đi để cho con được khôn lớn, chấp cánh bay cao bay xa:                       
“Lưng mẹ cứ còng dần xuống
       Cho con ngày một thêm cao”
Có thể nói, mẹ đã hi sinh  trọn đời mình để cho con  lớn khôn và vững bước vào đời .
Cập nhật lúc: 14:46:56 - 25/09/2012
A. Phần trắc nghiệm (5điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Từ nào dưới đây có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng”? 
A. Đồng hương
B. Thần đồng
C. Đồng nghĩa
D. Đồng chí
Câu 2: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo - chạy
B. Chịu đựng - rèn luyện
C. Luyện tập - rèn luyện
D. Đứng - ngồi
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ  tự trọng?
A. Tin vào bản thân mình
B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác
D. Coi trọng mình và xem thường người khác
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng quy định viết dấu thanh khi viết một tiếng ?
A. Ghi dấu thanh trên chữ cái ở giữa các chữ cái của phần vần
B. Ghi dấu thanh trên một chữ cái của phần vần
C. Ghi dấu thanh vào trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của phần vần
D. Ghi dấu thanh dưới một chữ cái của phần vần
Câu 5: Câu kể hay câu trần thuật được dùng để :
A. Nêu điều chưa biết cần được giải đáp
B. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật, một sự việc
C. Nêu yêu cầu, đề nghị với người khác
D. Bày tỏ cảm xúc của mình về một sự vật, một sự việc
Câu 6: Câu nào dưới đây dùng dấu hỏi chưa đúng ?
A. Hãy giữ trật tự ?
B. Nhà bạn ở đâu ?
C. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học ?
D. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị ?
Câu 7: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ?
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
D. Nam thích đá cầu, cờ vua.
Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp.” bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nguyên nhân
C. Chỉ kết quả
D. Chỉ mục đích
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
B. ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 10: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
A. Muôn người như một
B. Chịu thương, chịu khó
C. Dám nghĩ dám làm
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 11: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây?
A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học.
C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu.
Câu 12: Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?
A. Công chúa ốm nặng.
B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
C. Nhà vua lo lắng.
D. Hoàng hậu suy tư.
Câu 13: Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Đại từ
Câu 14: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa
B. Đó là hai từ đồng nghĩa
C. Đó là hai từ đồng âm
D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 15: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?
A. Vạm vỡ - gầy gò
B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm
D. Sung sướng - đau khổ
Câu 16: Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển
B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển
C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển
D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển
Câu 17: Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. So sánh và nhân hóa
D. Điệp từ
Câu 18: “Thơm thoang thỏang” có nghĩa là gì?
A. Mùi thơm ngào ngạt lan xa
B. Mùi thơm phảng phất, nhẹ nhàng
C. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ
D. Mùi thơm lan tỏa đậm đà
Câu 19: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả ?
A. Lép Tôn - xtôi
B. Lép tôn xtôi
C. Lép tôn - xtôi
D. Lép Tôn - Xtôi
Câu 20: Câu “Giêng hai rét cứa như dao:
Nghe tiếng....ào mào....ống gậy ra....ông.”
Thứ tự cần điền vào chỗ chấm là:
A. 2 âm tr, 1 âm ch
B. 2 âm ch, 1 âm tr
C. 1 âm th, 2 âm tr
D. 2 âm th, 1 âm tr
B. Phần tự luận: tập làm văn (5điểm)
Hãy kể lại một câu chuyện nói về tình bạn ( hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò... ) đã để lại trong em những tình cảm, cảm xúc khó quên mà em đã từng được nghe kể, chứng kiến hay xem ở báo đài.
I.phần trắc nghiệm khách quan ( 4,0 điểm )
            Đọc thầm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và ghi chữ cái đứng trước đáp án đó (A hoặc B, hoặc C) vào bài thi.
            Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
(Trích mùa xuân và phong tục việt nam)
            Câu 1. Trong đoạn văn trên, tác giả tả những gì?
A.                                                          Tả vẻ đẹp của hoa mai và hoa đào
B.                                                           Tả vẻ đẹp của nụ và cánh hoa mai
C.                                                           Tả vẻ đẹp của nụ hoa, cánh hoa và hương thơm của hoa mai vàng
   Câu 2. Cánh hoa mai được so sánh như thế nào?
A.                                                          To hơn cánh hoa đào
B.                                                           Mịn màng như lụa
C.                                                           Cả hai ý trên
   Câu 3. Trong đoạn văn trên, mấy câu có thành phần trạng ngữ?
A.                                                          Một câu
B.                                                           Hai câu
C.                                                           Ba câu
   Câu 4. “Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích.”
Câu văn trên thuộc loại câu kể nào?
A.                                                          Ai thế nào?
B.                                                           Ai làm gì?
C.                                                           Ai là gì?
                           II. phần tự luận (16 điểm).
           Câu 1. (6 điểm).                                Dậy sớm
Tinh mơ em trở dậy
Rửa mặt rồi đến trường
Em bước vội trên đường
Núi dăng hàng trước mặt.
Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông
- ồ núi ngủ lười không!
Giờ mới đang rửa mặt
                              Thanh hào
Hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh nói lên cảm nhận của em về bài thơ trên.
Câu 2. (10 điểm)
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!
Bà rằng: Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à!
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!
                                           Theo nguyễn văn thắng
            Dựa vào nội dung bài thơ trên,bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, em hãy kể lại câu chuyện cảm động về người bà kính yêu.
Câu1: (1 điểm)
Xác định từ loại của những từ được gạch chân:
a, Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ  lắm.
b, Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.
c, Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã.
d, Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả trường.
Câu2: (2 điểm)
            Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau:
                        a, Một nắng hai sương.
                        b, ở hiền gặp lành.
Câu3: (2 điểm)
Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại câu gì ? (Câu đơn hay câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ )
            a, Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
            b, Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Câu4: (2 điểm)
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Trưa nên đã nhọn như trông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con ”
            Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó?
Câu 5: (3 điểm) 
Mùa xuân, quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ( bài viết khoảng 20 – 25 dòng ).
Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2008-2009
Môn thi: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 90 phút
            Câu 1: (3 điểm)
            a. Xác định từ loại của các từ sau:
            Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
            b. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
            Bò kéo xe, hai bò gạo, cua bò lổm ngổm
            Câu 2: (3 điểm)
            Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
-                                             Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
-                                             Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.
-                                             Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân ta liên tưởng đến hinhg anh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
Câu 3: (3 điểm)
Trong đoạn văn dưới đây, có 4 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai.
Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tômdẫn vào đền Ngọc Sơn mái đền lấp lo, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất có mọc xanh um.
                                                                                                Theo Ngô Quân Miện.
Câu 4: (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
(Trích Quê hương- Đỗ Trung Quân)
            Câu 5: (6 điểm)
            Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20-25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.
___________________________________________________________________
            Câu 1: ( 3 điểm ) Các từ dưới đây có thể chia thành mấy nhóm, căn cứ vào đâu để chia thành các nhóm như vậy? Xếp các từ trên theo nhóm đã chia và gọi tên cho mỗi nhóm.
            Xe máy, lom khom, yêu thương, lênh khênh, bạn học, mênh mông, khỏe mạnh, mũm mĩm.
            Câu 2 : ( 2, 5 điểm ) Từ “ thật thà” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ ? Hãy chỉ rõ từ “ thật thà” là bộ phận gì (định ngữ, bổ ngữ, vị ngữ) trong mỗi câu sau :
            a/ Chị Loan rất thật thà.
            b/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
            c/ Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
            Câu 3 : ( 2 điểm ) Đoạn văn sau có mấy câu, thuộc loại câu gì? Nêu rõ ý nghĩa của từng cặp từ chỉ quan hệ trong các câu đó.
            “Một hôm, vì người chủ quán không muốn cho Đan-tê mượn một cuốn sách mới nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc. Mặc dầu người ra kẻ vào ồn ào nhưng Đan-tê vẫn đọc được hết cuốn sách.”
            Câu 4 : ( 1,5 điểm ) Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ :
            Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát                   
( Thạch Lam )                                                                  
            Câu 5 : ( 2 điểm ) Cho ví dụ sau:
                                    “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
                                      Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”
            a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.
            b) Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?
            c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ trên.
            Câu 6 : ( 8 điểm ) Tập làm văn
Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon. Người con đã ra đi. Và cuối cùng, anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ.
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và viết lại tỉ mỉ câu chuyện đi tìm trái táo của người con hiếu thảo.
Câu 1: ( 1, 0 điểm ) Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
            Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.           
( Con Rồng, cháu Tiên )
            a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép nào ?
            b) Tìm  2 từ cùng nghĩa với từ “nguồn gốc” trong câu trên.
Câu 2: ( 1, 5 điểm ) Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
            a) Một câu có “năm nay” làm trạng ngữ.
            b) Một câu có “năm nay” làm chủ ngữ.
            c) Một câu có “là năm nay” làm vị ngữ.
Câu 3: ( 1, 0 điểm ) Cho đoạn văn sau:
            “Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch.”
            Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng chấm cảm để kết thúc câu thứ hai ( Sách vởchiến trường! ) ? Nếu dùng dấu chấm để kết thúc câu này thì ý nghĩa của câu có gì khác ?
Câu 4: ( 2, 5 điểm )
            Điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và tìm các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ sau khi đã điền xong dấu câu:
            “Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập hàng triệu hàng triệu trẻ em cùng đi học.”
Câu 5: ( 2, 0 điểm )
Cho các từ sau: sóng, liếm, trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xoá, tung
            Em hãy sắp xếp các từ trên thành một câu đơn và một câu ghép đẳng lập (không thêm bớt từ).
Câu 6: ( 2, 0 điểm )
            Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
                                                                                                ( Ma Văn Kháng )
            Đọc đoạn văn trên và trả lời 2 câu hỏi sau:
            a) Ba câu đầu của đoạn văn trên nhấn mạnh điều gì ?
            b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào ?
Câu 7: ( 8, 0 điểm ) Tập làm văn
            Con đường quen thuộc từ nhà đến trường đối với em có nhiều kỷ niệm. Hãy viết một bài văn ngắn tả lại con đường đó và nêu cảm xúc của em.
--------------------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 5
                       Môn Tiếng Việt - Năm học 2010 – 2011
                     (Thời gian làm bài: 90 phút)
                     ================
Câu 1. Em hãy viết lại cho đúng tên người, các đơn vị, danh hiệu sau:
a)           Lép tôn-Xtôi.
b)           trường trung cấp kinh tế Đà Nẵng.
c)           hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
d)           Giải thưởng sao vàng đất Việt.
Câu 2. Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a)           Anh ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ bằng nghị lực phi thường.
b)           Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
c)           Khoảng gần trưa, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi dạt đi.
Câu 3. Cho câu: Họ đem cá về kho. Theo em:
a)           Câu trên có mấy cách hiểu về nội dung?
b)           Từ nào trong câu trên là từ đồng âm?
Câu 4. Viết lại câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh.  
a)           Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.
b)           Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ.
c)           Những em nhỏ quần áo đủ màu sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường.
Câu 5. Tập làm văn:
Cho đoạn thơ:
"Em đi giữa biển lúa vàng
 Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
 Hương lúa chín thoang thoảng bay
 Làm lung lay hàng cột điện
 Làm xao động cả hà

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi dan toc thieu so lop 5.doc