Đề thi học sinh giỏi huyện Khoa học Lớp 5 - Phòng GD&ĐT Quảng Ninh

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện Khoa học Lớp 5 - Phòng GD&ĐT Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC QUẢNG NINH Giám thị kí tên
ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI HUYỆN LỚP 5 - NĂM HỌC 07-08
 MÔN KHOA HỌC 
 (Thời gian làm bài: 60 phút)	
Họ và tên học sinh: .. SBD: . Mã phách
Trường tiểu học: .. 
====================================================================
 Điểm	 Giám khảo kí tên Mã phách
 lí thuyết
	 ĐỀ BÀI:	
I- PHẦN LÍ THUYẾT – 20 phút: (3,5 điểm) Học sinh làm bài trên tờ đề.
	a/ Em hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (2đ)
1/ Người khoẻ mạnh có nhiệt độ của cơ thể vào khoảng:
A. 390C 	 	B. 37,50C 	C. 370C 	
2/ Khí không duy trì sự cháy nhưng giúp sự cháy không diễn ra quá nhanh, quá mạnh là:
A. Khí Ni-tơ 	B. Khí Các-bô-níc 	C. Khí Ô-xi 	
3/ Mây được tạo thành từ:
A. Hơi nước 	B. Khói 	C. Không khí 	
4/ Nước có hình dạng nhất định khi ở:
A. Thể khí 	B. Thể rắn 	C. Thể lỏng
5/ Ánh sáng được truyền theo:
 A. Đường cong 	B. Đường chéo 	C. Đường thẳng
6/ Đồng có tính chất gì?
Cứng, có tính đàn hồi.	
Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
 Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
7/ Thủy tinh có tính chất gì?
Cứng, có tính đàn hồi.
Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
D. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
8/ Nhôm có tính chất gì?
Cứng, có tính đàn hồi.
Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
D. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
 Không
 viết	 vào
	 đây
===============================================================
	 (trang 2 – HSG Khoa học 5)
	b/ Em hãy điền câu trả lời vào các chỗ chấm: (1,5đ)
1/ Khi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý gì? 
...
...
...
...
...
2/ HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
...
...
...
...
II- PHẦN THÍ NGHIỆM – 40phút : (6,5điểm)
1/ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
- 1 cây nến; - 1 hộp diêm; - 1 đĩa thuỷ tinh đáy rộng, phẳng và cao; - 1 ly thuỷ tinh cao; - 1 chai có chứa nước lọc.
2/ Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Đốt cháy cây nến.
Bước 2: Gắn cây nến đang cháy vào đĩa thuỷ tinh.
Bước 3: Rót nước vào đĩa.
Bước 4: Lấy lọ thuỷ tinh úp lên cây nến.
Bước 5: Quan sát hiện tượng.
3/ Trình bày bài làm vào nội dung các phần dưới đây:
	a/ Mô tả hiện tượng diễn ra của thí nghiệm:
...
...
...
...
...
...
...
...
	 (trang 3 – HSG Khoa học 5)
b/ Giải thích hiện tượng:
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
	c/ Nêu kết luận được rút ra từ thí nghiệm:
...
...
...
...
...
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2007-2008
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)
	a/ (2đ) Đúng mỗi câu cho 0,25đ	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Phương án đúng
C
A
A
B
C
D
B
C
b/ (1,5đ)
1/ (0,75đ) Khi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý gì?
	Đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng và bảng hướng dẫn kèm theo (0,5đ) để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc (0,25đ).
	2/ (0,75đ) HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
- Đường máu. 	(0,25đ)
- Đường tình dục.	(0,25đ)
- Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.	(0,25đ)
II- PHẦN THÍ NGHIỆM: (6,5điểm)
a/ Mô tả hiện tượng diễn ra của thí nghiệm:
- Cây nến cháy một thời gian rồi tắt.	(1đ)
- Mực nước dâng lên trong lọ thuỷ tinh.	(1đ)
b/ Giải thích hiện tượng:
- Cây nến cháy đã sử dụng khí Ô-xi trong không khí có trong lọ thuỷ tinh. (1đ)
- Cây nến tắt khi đã sử dụng hết khí Ô-xi có trong lọ thuỷ tinh, phần khí còn lại không duy trì sự cháy.	(1đ)
- Cây nến cháy đã làm mất đi khí Ô-xi, nước tràn vào trong lọ thuỷ tinh chiếm chỗ làm mực nước dâng lên.	(1đ)
c/ Nêu kết luận được rút ra từ thí nghiệm:
Trong không khí có khí Ô-xi duy trì sự cháy và có thành phần khí không duy trì sự cháy.	(1,5đ)
===========================

File đính kèm:

  • docDE va Dan chon HSG.doc