Đề thi học sinh giỏi huyện môn :ngữ văn 9 – năm học 2009 - 2010

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện môn :ngữ văn 9 – năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd- đt quảng trạch cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
 trường thcs quảng hợp Độc lập – Tự do – hạnh phúc


Đề thi học sinh giỏi Huyện 
Môn :Ngữ Văn 9 – Năm học 2009 - 2010
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu1(2đ): Trình bày quá trình phát triển của từ vựng. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2(2đ): Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu sau:
 a.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
 (Tôi đi học- Thanh Tịnh)
 b.Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
 (Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam, SGK Ngữ văn 7- tập 1)
 Câu 3(6đ) Hình ảnh người lính cách mạng trong bài thơ “Đồng chí”( Chính Hữu) và “Tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật).





 Người ra đề Tổ CM Phụ trách CM Trường
 Giáo viên: 



 Hoàng Thị Mỹ Lệ





 




 đáp án đề thi học sinh giỏi huyện
 Năm học 2009-2010
Môn : Ngữ văn 9

Câu 1: - (1đ) Sơ đồ


Cách phát triển của từ vựng
Phát triển nghĩa
Phát triển số lượng từ ngữ
Thêm nghĩa
Chuyển nghĩa
Tạo từ mới
Vay mượn


-(1đ) Học sinh nêu cụ thể ví dụ:
 + Thêm nghĩa- Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế( Trị nước cứu đời)
 -Nền kinh tế nhà nước.( Kinh tế: Toàn bộ hoạt động của con người trong sản xuất, lưu thông và sử dụng hàng hoá.
 + Chuyển nghĩa: - Mùa xuân đến ( Nghĩa gốc).
Ngày xuân em hãy còn dài...( Nghĩa chuyển: PT ẩn dụ)
Cổ tay em trắng như ngà...( Nghĩa gốc)
Một tay lái chiếc đò ngang...(Nghĩa chuyển: PT hoán dụ).
 +Tạo từ ngữ mới:
c1. Từ ngữ mới xuất hiện: Kinh tế tri thức, Sở hữu trí tuệ...
c2. Cấu tạo theo mô hình x + y hoặc y + x : hải cẩu, hải sản, hải tặc....học lệch, học tủ, học hành...
 +Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
Mượn của tiếng Hán: giang sơn,tráng sĩ, thanh minh...
Mượn của tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga...
 (Học sinh có thể phân tích các phần nội dung nhỏ của kiến thức từ mượn của tiếng Hán càng tốt)



Câu2:
 a(1đ).Những ý tưởng ấy/ tôi /chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi 
 BN CN VN TN CN VN
 và ngày nay tôi/ không nhớ hết.
 TN CN VN (Tôi đi học- Thanh Tịnh)

 b(1đ). Cơn gió mùa hạ/ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của 
 CN VN1 VN2
lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
 TN
 (Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam, SGK Ngữ văn 7- tập 1)

Câu 3(6đ). Yêu cầu :
Về hình thức: Bài làm đúng kiểu bài văn nghị luận,sử dụng phép lập luận biểu cảm, phân tích, chứng minh, bình luận. Lập luận chặt chẽ, bố cục bài viết rỏ ràng, lời văn trong sáng, diễn đật chặt chẽ, có cảm xúc.
Về nội dung: HS trình bày được những điểm cơ bản sau:
+ý 1(1đ) : Khái quát hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến trở thành đề tài trung tâm của thơ Việt Nam trong thời hiện đại ( 1945 – 1975).
 Hai bài thơ “Đồng chí ” và “ Tiểu đội xe không kính” khắc hoạ sinh động hình ảnh chân dung anh bộ đội cụ Hồ trong hai thời kì khác nhau: Kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Tuy khác nhau về giai đoạn lịch sử nhưng giống nhau ở điểm đó là bức chân dung giản dị, hiên ngang , anh dũng dám hy sinh vì Tổ quốc của anh bộ đội cụ Hồ.
 + ý 2(3đ): Học sinh làm rỏ các khía cạnh của người lính trong hai bài thơ.
 Luận điểm 1: Chân dung người lính cách mạng trong bài thơ đồng chí:
 -Học sinh phát triển làm nổi bật vẻ đẹp của bức chân dung này là tình đồng đội, tình đồng chí. 
 *Tình cảm quý báu này có cơ sở từ thành phần xuất thân của các chiến sĩ: đều từ những miền quê nghèo khác nhau hội tụ về đây; họ cùng chung lí tưởng: chiến đấu để giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
 *Tình đồng đội xuất hiện từ trong cuộc chiến đấu gian khổ, cùng nhau vượt lên gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật của bước đầu chống Pháp.
 * Tình đồng đội đã gắn kết những người lính bên nhau tạo thành một khối kết đoàn quyết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù( Hình ảnh thơ “Đầu súng trăng treo”).
 Luận điểm 2: Tư thế hiên ngang dũng cảm của những anh bộ đội lái xe Trường Sơn.
 -Tình yêu nước nồng nàn vì quê hương, đất nước, vì miền Nam chiến đấu . Các anh mang trong tim chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam của thế kỉ XX.
 - Tư thế hiên ngang xem thường bom đạn, gian khổ, hi sinh: gió, mưa, nắng, ...của Trường Sơn khắc nghiệt nhưng các anh vẫn phơi phới niềm tin( chưa cần rửa, chưa cần thay, phì phèo châm thuốc,ha ha....).
 - Tình đồng đội, tình cảm gia đình được thể hiện trong sinh hoạt trên đường ra trận: “chung bát đũa, võng mắc chông chênh, bắt tay qua kính vỡ, bếp Hoàng Cầm ...Tất cả những chi tiết giản dị, chân thực đã làm bật nổi tư thế của người lính.
 Luận điểm 3: HS bình luận nêu cao vấn đề
 + Khẳng định trang sử hào hùng của dân tộc được tô đậm bởi thanh gươm tự vệ bằng máu ( Máu thấm đỏ cầu ao mẹ ta ngồi giặt áo, máu thấm đẫm con đường anh ta ra ttrận...)
 + Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật đẹp , đáng kính( chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp giải phóng đất nước, giải phóng miền Nam ruột thịt “Ta chiến đấu vì ta tha thiết sống...” và họ – Những anh bộ đội giản dị ấy đã trở thành biểu tượng của một dân tộc yêu chuộng hoà bình : Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
 +ý 3(1đ):HS:
- Nêu cảm nhận của mình về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ qua hai bài thơ.
- Bình luận và liên hệ với hình ảnh những người lính hôm nay khi họ đã trở về trong cuộc sống thời bình...
-Những liên hệ với bản thân sẽ làm gì để xứng đáng với các anh bộ đội – Những người đã hi sinh xương máu, vì bình yên cuộc sống hôm nay.

 + Điểm 6: Cơ bản đạt các yêu cầu trên.
 + Điểm 5 : Giải quyết tương đối đầy đủ các yêu cầu, các ý diễn đạt đúng, nhưng 
 còn vài sai sót nhỏ.
 +Điểm 3-4: đạt yêu cầu 2, các yêu cầu 1,3 chưa đầy đủ , còn 1 số sai sót nhỏ.
 +điểm 1-2:Có hiểu nội dung, nhưng bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi chinh tả
 












File đính kèm:

  • docde thi hsg 9.doc