Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn: Sinh học lớp 9 - Đề 3

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn: Sinh học lớp 9 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục&Đào tạo Phú Vang
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn : Sinh học lớp 9
Năm học : 2007-2008
Phần I : Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Hiện tượng di truyền liên kết là do:
a)Các gen tự do tổng hợp trong quá trình thụ tinh
b)Các gen phân ly độc lập trong giảm phân
c)Các gen quy định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau
d)Các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp NST
Câu 2: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A là 3.4A0 . Đây là đột biến gen dạng :
a)Mất cặp nuclêôtit	b)Thêm cặp nuclêôtit
c)Thay cặp nuclêôtit	d)Cả b và c đều đúng
Câu 3: Một gen có A = T = 100 nuclêôtit, G=X =300 nuclêôtit. Số nuclêôtit của gen này là :
a) N= 400 Nu	b) N= 800 Nu	c) N= 1200 Nu	d)N= 600 Nu
Câu 4: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
a)Lưỡng bội ở trạng thái kép	b)Lưỡng bội ở trạng thái đơn
c) Đơn bội ở trạng thái đơn	d) Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 5: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm:
a)Thân xám, cánh dài	x	Thân đen, cánh dài
b)Thân đen, cánh ngắn	x	Thân đen, cánh ngắn
c)Thân xám,cánh dài	x	Thân xám, cánh dài
d)Thân xám,cánh dài	x	Thân đen,cánh ngắn
Câu 6: Số tâm động có trong một tế bào ở người có chu kì nguyên phân là:
A) 92 tâm động	b) 69 tâm động	c) 46 tâm động	d) 23 tâm động
Câu 7: Sự tổng hợp ARN xảy ra ở đâu?
a) Trong nhân tế bào 	c) Trong môi trường nội bào
b) Tại các NST	d) Cả a và b
Câu 8: Đường kính của vòng xoắn AND là :
a) 10A0	b) 20A0	c) 34A0	d) 35A0 
Câu 9: Khi x tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n nguyên phân k lần thì tổng số nhiễm sắc thể đơn mới do môi trường nội bào cung cấp có công thức :
a) 2n(2k-1)	b) x . 2n(2k-1)	c) 2n(2k-2)	d) x . 2n(2k-2)
Câu 10: Một gen có chiều dài phân tử 10200A0, số lượng Nu Ađênin chiếm 20%, số lượng liên kết H có trong gen là :
a) 7200	b) 600	c) 7800	d) 3600 
Phần II: Tự luận:( 15 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Hãy so sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.
Câu 2: (3 điểm ) 
Biến dị tổ hợp là gì ? Có ý nghĩa gì trong tiến hóa và chọn giống ? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp phong phú hơn nhiều so với các loài sinh sản vô tính ?
Câu 3: ( 3 điểm )
 Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
Câu 4: ( 3 điểm ) 
Nêu một số thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và động vật.
Câu 5 : ( 3 điểm)
Có 2 gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra 20 gen con. Biết số lần nhân đôi của gen I nhiều hơn so với gen II.
Xác định số lần nhân đôi và số gen con tạo ra của mỗi gen
Gen I và gen II đều có 15% Ađênin. Gen I dài 3060A0, gen II có 2400 nuclêôtit. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen I nhân đôi. Số liên kết hyđrô bị phá vỡ khi gen II nhân đôi.
_______________________________

File đính kèm:

  • docsinh.doc
Đề thi liên quan