Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn thi: Sinh 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn thi: Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KRÔNGNĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NĂNG MÔN SINH HỌC 9
 NĂM HỌC : 2009-2010
 Thời gian 150 phút(Không kể giao đề)
Câu1:(4,0đ): 
Ở môt bệnh nhân, trong bộ NST có 45 chiếc, gồm 44 chiếc NST thường và một NST giới tính X.
a, Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
b, Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bệnh lý ra sao?
c,Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh nêu trên và lập sơ đồ minh hoạ.
Câu 2 (3,0đ): 
Thường biến là gì? Thường biến có vai trò như thế nào đối với cơ thể sinh vật? Choví dụ? Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào? 
Câu 3: ( 2,0đ)
 Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: Aa Bb Dd XY .
Hãy xác định tên và giới tính của loài này ?
Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ?
 Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào kì đầu 1? 
Câu 4:(2,0 đ)
Một đoạn ARN có cấu trúc như sau:
 A – U – G – G – A – X – G – A – U – X – G – U – X – A – X –
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp nên đoạn mạch ARN nói trên?
b. Nếu đoạn ARN trên tổng hợp nên prôtêin thì chuỗi axit amin hoàn chỉnh có bao nhiêu axit amin?
Câu 5:( 3,0đ)
Ở một loài động vật cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720. Trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần số nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỉ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10.
Tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
Câu 6 (3,5đ) 
Thế nào là giao phối gần? Ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen và kiểu hình? Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?
Câu 7 (2,5đ)
Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và và thực vật ưa bóng?
 Hết.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu1:(4,0đ): 
a,Bệnh nhân là nữ.(0,5đ).
-Giải thích đúng.(0,5đ).
Vì ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc,trong đó có một cặp NST giới tính:
X X nữ.
X Y nam
Bệnh nhân là nữ vì bệnh nhân chỉ có 1 chiếc NST giới tính X.(O X).
b, Đây là loại bệnh di truyền, bệnh tớc nơ (O X).Bệnh nhân chỉ có1 NST giới tính đó là NST X.
-Biểu hiện bên ngoài:
 + Bệnh nhân là nữ, lùn cổ ngắn tuyến vú không phát triển. (0,5đ).
- Biểu hiện sinh lý:
 + Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con.(0,5đ).
c, Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên và lập sơ đồ minh hoạ.
* Giải thích cơ chế:(1,0đ)
- Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giơí tính của bố hoặc mẹ không phân ly, tạo ra 2 loại giao tử; Giao tử có chứa cả 2 NST giới tính (n+1) và giao tử không chứa NST giới tính (n-1)
- Trong thụ tinh giao tử không chứa NST giới tính (n-1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n-1) phát triển thành bệnh tơc nơ 
* Lập sơ đồ minh hoạ :
Tế bào sinh giao tử của bố,mẹ:
P: XX x XY (0,5đ)
G: XX , O X, Y 
Hợp tử: O X (tớc nơ) 
Hoặc: P X X x XY (0,5đ)
G X, X O, XY
Hợp tử: O X (tớc nơ)
Câu 2: ( 3,0đ)
-Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.(0,75đ)
-Cơ thể sinh vật có thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, có thể tồn tại thích thích nghi trước những thay đổi của điều kiện sống.(0,75đ)
Ví dụ: Về mùa khô, nhiều loài cây rụng bớt lá để giảm sự thoát hơi nước(0,5đ)
( Học sinh có thể lấy ví dụ khác sao cho phù hợp)
-Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường hay các điều kiện trồng trọt, chăn nuôi nên năng suất biểu hiện rất khác nhau. Vì vậy, cần phải tác động vào giống yếu tố kỹ thuật tối ưu thì mớicó thể tạo điều kiện cho giống biểu hiện kiểu hình tới ngưỡng tối đa. (1,0đ)
Câu 3 ( 2,0đ)
a) Đây là ruồi giấm đực : 2n = 8 (0,75đ)	
b) Do có 4 cặp NST tương đồng nên số giao tử = 24 loại = 16 giao tử .	(0,5đ)
c) Kí hiệu các NST khi tế bào đang ở vào kì đầu 1 là:
 AAaa BBbb DDdd XXYY(0,75đ)
Câu 4: (2,0 đ)
a) Vì đoạn mach ARN được tổng hợp dựa trên một mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung nên số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã tổng hợp nên đoạn ARN nói trên là:
 A = T = 7 (nuclêôtit) (0,5đ)
 G= X = 8 (nuclêôtit) (0,5đ) 
b) Số lượng axit amin của chuỗi axit amin hoàn chỉnh do đoạn mạch ARN nói trên mã hoá là:
 (15 : 3) - 1 = 4 (axit amin) (1,0đ) 
Câu 5 :(3,0đ)
- Số NST giới tính : 720 x 1/12 = 60 (0,75đ)
- X + Y = 60 ( 1)
- X = 2Y (2) 
- Từ (1) và (2) ta có:
 Y = 20, X = 40 (0,75đ)
- Số hợp tử XY = 20 
 Số cá thể cái là: 20 x 40/100 = 8 cá thể (0,75đ)
- Số hợp tử XX = 10 
 Số cá thể đực là: 10 x 7/10 = 7 cá thể (0,75đ)
Câu 6 (3,5đ)
Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần với nhau (Giữa các cá thể cùng bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với các con) (0,75đ)
Ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen: Khi giao phối gần qua nhiều thế hệ thì tính dị hợp giảm, đồng hợp tăng, các gen lặn gây hại quay nhanh về trạng thái đồng hợp làm giảm sức sống hoặc gây chết.(0,75đ)
Ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu hình: Con cháu sinh ra có sức sống kém dần; Sinh trưởng, phát triển kém; Năng suất, phẩm chất giảm; Tính chống chịu với điều kiện bất lợi kém đi. Ở động vật thường xuất hiện quái thai, dị hình, giảm tuổi thọ.(0,75đ)
Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần:
+ Củng cố một số tính trạng mong muốn do các gen xác định chúng ở trạng thái đồng hợp tử.(0,5đ)
+ Tạo dòng thuần chủng để tạo ưu thế lai và lai tạo giống mới.(0,25đ)
+ Trên cơ sở tạo ra các dòng thuần chủng có thể kiểm tra, đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ chúng, xác định được những dòng ưu việt nhất.(0,5đ)
Câu7 (2,5đ)
Điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng được thể hiện ở bảng sau:
Thực vật ưa sáng
Thực vật ưa bóng
- Phiến là nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt(0,25đ)
- Lá có tầng cutin dày, mô dậu phát triển, nhiều lớp tế bào.(0,25đ)
- Cường độ quang hợp cao ở cường độ ánh sáng mạnh.(0,25đ)
- Cường độ hô hấp cao hơn so với cây ưa bóng.(0,25đ)
- Khả năng điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. (0,25đ)
- Phiến là lớn, màu xanh thẫm(0,25đ)
- Lá có mô dậu kém phát triển, ít lớp tế bào.(0,25đ)
- Có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng yếu.(0,25đ)
- Cường độ hô hấp thấp hơn so với cây ưa sáng(0,25đ)
- Khả năng điều tiết thoát hơi nước kém. (0,25đ)
  Hết.

File đính kèm:

  • docDE DAP AN THI HSG 9 SINH HOC.doc
Đề thi liên quan