Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009 môn: hoá học. thời gian làm bài: 90 phút

doc1 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009 môn: hoá học. thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
 HƯƠNG TRÀ MÔN: HOÁ HỌC. Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
a.- Những điểm giống nhau, khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm.
b.- Vì sao sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có điểm khác nhau?
Câu 2: (2 điểm)
Biết A, B, C, D, E, F, G, I, J, L, M là những chất khác nhau. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
FeS2 + O2  A↑ + B
A + H2S C ↓ + D
C + E F
F + HCl G + H2S↑
G + NaOH I↓ + J 
I + O2 + D L↓
 L B + D
B + M E + D
Câu 3: ( 2 điểm)
Hoà tan 6,4 gam hỗn hợp Fe và oxit sắt chưa biết hoá trị vào dung dịch HCl thấy có 2,24 lít khí H2 ( đktc). Nếu đem một nữa hỗn hợp trên khử bởi khí H2 thì thu được 0,1 gam nước. Hãy xác định công thức của oxit sắt đó.
Câu 4: ( 3 điểm)
Hoà tan 14,4 gam Mg vào 400 cm3 dung dịch HCl chưa rõ nồng độ thì thu được V1 cm3 (đktc) khí H2 và 1 phần chất rắn không tan. Cho hỗn hợp gồm chất rắn không tan( ở trên) và 20 g sắt tác dụng với 500cm3 dung dịch HCl ( như lúc đầu) thì thu được V2 cm3 (đktc) khí H2 và 3,2 g chất rắn không tan. Tính V1, V2.
Câu 5: ( 3 điểm)
Trộn 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5 M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2(dư) vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E.
a.- Tính khối lượng chất rắn D và khối lượng kết tủa E.
b.- Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B( coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng). 

File đính kèm:

  • docDe thi HSG 0809.doc
Đề thi liên quan