Đề thi học sinh giỏi huyện Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí Khối 5

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí Khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi huyện lớp 5, năm học 2007-2008
Môn: Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí
( Thời gian làm bài: 60 phút)
---------------------------------------------
I. Phần trắc nghiệm: 
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 10)
Câu 1. . ý kiến của thầy giáo về cái quý nhất trên đời trong bài “ Cái gì quý nhất?” là:
 A. lúa gạo B. vàng C. thì giờ D. người lao động
Câu 2. Trong khổ thơ đầu của bài “Cửa sông”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? để nói về cửa sông?
 A. Biện pháp so sánh. B. Biện pháp chơi chữ. C. Biện pháp nhân hóa.
Câu 3. Trong bài “ Thuần phục sư tử”, bí quyết mà vị giáo sĩ muốn bảo cho Ha-li-ma là:
 A. Trí thông minh. B. Lòng kiên nhẫn C. Cử chỉ dịu dàng. D. Cả ba điều nêu trong câu trả lời A, B, C.
Câu 4. Trong thành ngữ “ Chạy thầy chạy thuốc”, dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy?
 A. Di chuyển nhanh bằng chân. B. Hoạt động của máy móc
 C. Lo liệu khẩn trương để nhanh chóng có được cái mình muốn.
 D. Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy ra.
Câu 5. Quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài là:
 A. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng và gạch nối giữa tất cả các tiếng.
 B. Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên và gạch nối giữa tất cả các tiếng.
 C. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên; gạch nối giữa các tiếng trong cùng một bộ phận của tên.
Câu 6. Từ đi trong câu tục ngữ nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển?
 A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
 B. ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
 C. Sai một li, đi một dặm.
Câu 7. Người chỉ huy trong cuộc phản công ở Kinh thành Huế là:
 A. Hàm Nghi B. Tôn Thất Thuyết C. Nguyễn Thiện Thuật D. Phan Đình Phùng
Câu 8. Mở đầu trận Biên giới thu-đông 1950, quân ta tấn công cứ điểm:
 A. Cao Bằng B. Đông Khê C. Thất Khê D. Cả ba cứ điểm trên
Câu 9. Lễ kí Hiệp định Pa-ri vào ngày:
 A. Ngày 7/5/1973 B. Ngày 27/1/1973. C. Ngày 25/4/1973
Câu 10. Có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc chuyên chở hàng hóa ở nước ta là loại hình vận tải:
 A. Đường sắt. B. Đường sông C. Đường biển D. Đường ô tô 
Câu 11. Đỉnh ơ-vơ-rét cao nhất thế giới thuộc dãy núi:
 A. Côn Luân B. Hi-ma-lay-a C. Thiên Sơn D. U-ran
Câu 12. Trong các châu lục trên thế giới, về diện tích châu Mĩ xếp thứ:
 A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
II. Phần tự luận:
Câu 1. Với mỗi nghĩa của từ đứng sau đây hãy đặt một câu:
a. ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt đất, chống đỡ cả toàn thân (người và động vật)
b. Tự đặt mình vào một vị trí, nhận lấy một trách nhiệm nào đó.
Câu 2. Kết thúc bài thơ “ Tiếng vọng”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.	
Đọc đoạn thơ trên, em thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao lại như vậy?	
Câu 3. Mỗi độ xuân về, cảnh vật thiên nhiên như bừng dậy, muôn phần tươi thắm, xinh đẹp sau một mùa đông lạnh giá. Em hãy tả lại cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp đó.	 
Hướng dẫn chấm Đề thi học sinh giỏi huyện
Năm học 2007 – 2008
Môn: Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí - Lớp 5
 -------------------------------------------------------
I. Phần trắc nghiệm: ( 6 điểm)
 Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm
 Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án đúng
D
B
D
C
C
C
B
B
B
D
B
A
II. Phần tự luận:
Câu 1. ( 3 điểm)
a/ (1,5 điểm) Đặt được câu. Ví dụ:
- Tôi đứng bán hàng suốt từ sáng đến giờ, mỏi quá rồi.
b/ ( 1,5 điểm) Ví dụ: 
- Ông bố đứng ra bảo lãnh cho cậu con quý tử.
Câu 2. (3 điểm)
Tham khảo:
 Ngày tháng dần trôi qua. Tiếng đập cánh của chim sẻ mẹ, tiếng lăn của những quả trứng trong tổ chim đã để lại trong lòng nhà thơ bao nỗi ám ảnh, đau thương và đó là hai hình ảnh nổi bật: tiếng đập cánh của con chim sẻ nhỏ như cầu mong sự giúp đỡ của con người trong đêm cơn bão về gần sáng; những quả trứng trong tổ không có chim mẹ ấp ủ sẽ mãi mãi chẳng bao giờ cho ra đời những chú chim non được. Những hình ảnh đó đã làm nên “tiếng vọng” khủng khiếp trong giấc ngủ và trở thành nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn tác giả. Qua đó hiểu được điều tác giả muốn nói: hãy yêu thương muôn loài, đừng vô tình trước lời cầu cứu của những sinh linh bé nhỏ trong thế giới xung quanh ta.
Câu 3. (7 điểm)
1. Những yêu cầu cần đạt:
 Bài viết khoảng 20-25 dòng, đây là thể loại văn tả cảnh nói về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống khi mùa xuân về. Nhiều cảnh sắc tiêu biểu như: cây cối đâm chồi, nẩy lộc; chim hót véo von, rủ nhau từng đàn bay về; hoa đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm; mưa xuân lắc rắc,
 a/ Về hình thức: 
Bài làm thể hiện rõ ba phần đã học về bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài là nội dung tả theo yêu cầu nói trên.
b/ Về nội dung:
- Giới thiệu được mùa xuân đến với sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên.
- Tả được cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với những sự vât tiêu biểu:
+ Cây cối.
+ Sinh vật
+ Mưa xuân lắc rắc trên những mầm non mới nhú.
..
Nêu được cảm nhận của mình về mùa xuân
2. Hướng dẫn cho điểm:
- Điểm 6-7: Đạt các yêu cầu trên; bài viết có sự sáng tạo về cách dùng từ, dùng hình ảnh, viết được câu văn sinh động, gợi cảm.
- Điểm 4- 5. Đạt phần lớn các yêu cầu cơ bản về nội dung, cách diễn đạt có thể một vài chỗ còn vụng về.
- Điểm 2-3: Bài làm chưa nêu bật được cảnh vật đầy sức sống của mùa xuân.
- Điểm 1. Bài làm còn hời hợt, rời rạc, thiếu nhiều yếu tố, diễn đạt lủng củng,..
* Tổ chấm thống nhất biểu điểm chi tiết trên cơ sở các bài chấm chung.
 Lưu ý: - Trình bày, chữ viết (1 điểm)
 - Điểm toàn bài ( 20 điểm)
 Phòng GD - ĐT Đức Thọ
 Trường Tiểu học Liên Minh
	I. Phần trắc nghiệm: 
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 10)
Câu 1. . ý kiến của thầy giáo về cái quý nhất trên đời trong bài “ Cái gì quý nhất?” là:
 A. lúa gạo B. vàng C. thì giờ D. người lao động
Đáp án: D
Câu 2. Trong khổ thơ đầu của bài “Cửa sông”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? để nói về cửa sông?
 A. Biện pháp so sánh. B. Biện pháp chơi chữ. C. Biện pháp nhân hóa.
Đáp án: B
Câu 3. Trong bài “ Thuần phục sư tử”, bí quyết mà vị giáo sĩ muốn bảo cho Ha-li-ma là:
 A. Trí thông minh. B. Lòng kiên nhẫn C. Cử chỉ dịu dàng. D. Cả ba điều nêu trong câu trả lời A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4. Trong thành ngữ “ Chạy thầy chạy thuốc”, dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy?
 A. Di chuyển nhanh bằng chân. B. Hoạt động của máy móc
 C. Lo liệu khẩn trương để nhanh chóng có được cái mình muốn.
 D. Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy ra.
Đáp án: C
Câu 5. Quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài là:
 A. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng và gạch nối giữa tất cả các tiếng.
 B. Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên và gạch nối giữa tất cả các tiếng.
 C. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên; gạch nối giữa các tiếng trong cùng một bộ phận của tên.
Đáp án: C
Câu 6. Từ đi trong câu tục ngữ nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển?
 A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
 B. ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
 C. Sai một li, đi một dặm.
Đáp án: C
Câu 7. Tìm từ còn thiếu để điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu tục ngữ:
Một thì sống, đống .thì chết.
Đáp án: Từ Nghề
 Câu 8. Trong bài Tiếng vọng. Tiếng Việt 5, tập 1. Bài thơ muốn nói với ta điều gì? Chọn câu trả lời đúng nhất:
Con chim sẻ nhỏ đáng thương.
B. Con người cần hành động để bảo vệ loài chim, bảo vệ thiên nhiên.
Con người phải biết ân hận
Đáp án: B
Câu 9. Câu văn sau có mấy danh từ chung, đó là những danh từ nào? một hôm trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này , cái gì quý nhất.
Đáp án: Có 3 danh từ đó là hôm, đường, đời
Câu 10: Trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo Tiếng Việt 5, tập 1. Cô giáo được dân làng mời đi trên..
Đáp án: tấm lông thú
Câu 11. Những từ ngữ nào viết sai chính tả: Chanh chua, bức tranh, chiến tranh, lanh chanh, chanh giành, cỏ tranh, nhà tranh, chanh chấp.
Đáp án: chanh giành, chanh chấp.
Câu 12. Trong bài Người công dân số Một Tiếng Việt 5, tập 2. anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Vào Sài Gòn B. Miếng cơm, manh áo. C. Xin việc làm ở Sài Gòn D. làm việc ở Phan Thiết. 
Đáp án: C
Câu 13: Câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng”. Có mấy vế câu?
 A. có 1 vế câu B. có 2 vế câu C. có 3 vế câu
Đáp án: C
Câu 14. Trong phân môn Tập làm văn, để lập một chương trình hoạt động gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
Đáp án: có 3 phần dó là: 1. mục đích; 2. phân công chuẩn bị; 3. Chương trình cụ thể.
Câu 15. Những từ nào đồng nghĩa với từ công dân? công nhân, công chúng, nhân dân, công chức, dân tộc, dân chúng, đồng bào, dân.
Đáp án: nhân dân, dân chúng, dân.
Câu 16. Cặp quan hệ từ: không chỉ.mà.thể hiện quan hệ
Đáp án: thể hiện quan hệ tăng tiến
Câu 17. Viết đúng tên địa lí có trong hai câu thơ sau:
Ai vô nam ngãi, bình phú, khánh hòa
Ai lên phan rang, phan thiết
Đáp án: Nam Ngãi, Bình Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết
Câu 18. Tìm hai động từ có thể kết hợp với từ an ninh
Đáp án: bảo vệ, giữ gìn, giữ vững, củng cố,
Câu 19. 

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi Tieng Viet 5 day.doc