Đề thi học sinh giỏi khối 12 môn : văn Trường THPT Cẩm Thuỷ I

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi khối 12 môn : văn Trường THPT Cẩm Thuỷ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Cẩm Thuỷ I 
 Đề thi học sinh giỏi Khối 12 
 môn : văn 
 Thời gian: 180phút
	 Năm học :2007-2008
Câu1: (5đ)’Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo ,vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật …’’
 ( Sách Văn học 12 –NXB GD- 1992)
Em có suy nghĩ gì về nhận định trên ? Hãy trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật nổi bật của các tác giả văn xuôi (Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân), và các tác giả thơ (Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm), 
Câu 2: (6đ) Bình giảng đoạn thơ sau:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
	(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)	
Câu 3 (9đ) Vì sao sau khi giết Bá Kiến, Chí Phèo tự kết liễu cuộc đời mình?
Từ cách kết thúc tác phẩm đó, hãy viết một bài văn nêu rõ giá trị nội dung của tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao).
	
đáp án thi học sinh giỏi
Môn Văn -khối 12
Năm học 2007-2008
Câu 1(5đ)
Hình thức (0,5đ) : HS hình thành một văn bản theo yêu cầu 
 Nội dung(4,5đ)
1/ Học sinh cần lí giải rõ nhận dịnh trên (2 ,5đ)
Nhận định trên hoàn toàn đúng xuất phát từ đặc thù môn Văn :Mỗi tác phẩm là sản phẩm của mỗi cá nhân tác giả nó thể hiện dấu ấn riêng của tác giả đó 
HS phải hiểu thế nào là phong cách nghệ thuật nổi bật của tác giả :là những nét riêng ,mới lạ độc đáo trong cách khám phá cuộc sống ,sự vật ,hiện tượng 
thẻ hiện trong một bút pháp độc đáo không thể tìm thấy ở một tác giả nào khác.Phong cách nghệ thuật tuy mới lạ nhưng phải có tính ổn định ,được khẳng định qua nhiều sáng tác có giá trị . 
2/ Học sinh cần nêu ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất trong phong cách tác giả trên cơ sở tác phẩm đã học của tác giả đó (tập trung vào giai đoạn trước cách mạng )(2đ)
 *Nam Cao : bên ngoài lạnh lùng tỉnh táo nhưng bên trong lại nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương 
*Thạch Lam : kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn .Tác phẩm của ông không có cốt truyện đặc biệt, nhà văn đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm giác mơ hồ mong manh ,tinh tế 
 *Nguyễn Tuân :phóng túng tài hoa uyên bác ,khám phá cuộc sống ở phương diện văn hoá mĩ thuật ,tiép cận con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ 
*Hàn Mặc Tử : Một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn điên loạn dường như luôn có một sự giằng xé giữa thể xác và linh hồn 
* Huy cận : Trước cách mạng đó là một hồn thơ ảo não luôn tự thấy mình nhỏ bé cô đơn trước không gian rộng lớn ,tuy nhiên hồn thơ ấy vẫn cố tìm được sự hài hoà và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời 
 *Thâm Tâm : Hơi thơ trầm hùng ,bi tráng rắn rỏi gân guốc ,phảng phất hơi cổ ,đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại 
Câu 2: (6đ).
Hình thức (1đ): Trình bày rõ ràng hành văn lưu loát.
Nội dung (5đ): Cần đảm bảo các ý sau
-Cảm xúc chủ đạo :Tả cảnh vườn thu: có gió, lá, cành cây (0,25đ)
- Cảnh vật trong trạng thái tàn phai, héo úa (1đ).
	+ Hoa “rụng” cành.
	+ Sắc đỏ xâm chiếm màu xanhtừ từ ,bền bỉ mãnh liệt.
	+ Chiếc lá run rẩy sắp lìa cành.
	+ Cành cây trơ trụi, khẳng khiu.
 Cảnh vật đang biến đổi dần trước bàn tay tạo hoá(0,25đ)
- Sự biến đổi của sự vật diễn ra từ từ, mới bắt đầu tàn phai (1đ).
(Mới “hơn 1” : 1 vài, chia nhiều; “đôi nhánh”: sắc đỏ mới rủa màu xanh)
 Thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của Xuân Diệu (0,25đ).
Nghệ thuật(2,5đ): - Bám vào từ ngữ: “Hơn một”, “rủa”, “run rẩy rung rinh” (4 phụ âm r)
	Đặc biệt câu thơ: “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” Có đến 5 từ diễn tả trạng thái trơ trụi, khẳng khiu, tiêu sơ của cảnh vật “nhánh” , “khô”, “gầy”, ‘’ xương’’ “mỏng manh”.
 Đoạn thơ là một minh chứng cho cách dùng từ rất lạ rất tây của Xuân Diệu,ảnh hưởng từ thơ tượng trưng Pháp
Lưu ý :Học sinh phải thể hiện rõ khả năng thẩm bình của mình ,tránh phân tích chung chung,đặc biệt phải khai thác được giá trị của các từ ngữ đặc sắc trong đoạn thơ .
Câu 3 (9đ)
	Yêu cầu: Hình thức (1đ): Trình bày rõ ràng, đủ ý, hành văn lưu loát.
 Nội dung (8đ):	HS cần chỉ rõ.
/Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình đây chính là chi tiết kết thúc tác phẩm Chí Phèo và trong lần thứ 3 Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (0,25đ).
/HS phải làm rõ được vì sao lại có kết thúc như vậy?
Trước hết phải lần mở lại để tìm hiểu toàn bộ cuộc đời Chí Phèo (nêu ngắn gọn ) (1,75đ).
Đi sâu trả lời câu hỏi của đề bài:
 * Vì sao Chí Phèo giết Bá Kiến (1đ):
 + Đây là hành động tự phát, manh động đơn độc, nhưng hoàn toàn không phải là một vụ giết người mới của tên lưu manh Chí Phèo mà đó là hành động lấy máu rửa hờn của người nông dân bị áp bức (0,5đ).
+ Chứng tỏ mâu thuẫn giai cấp không thể xoa dịu, chỉ cóthể giải quyết bằng đấu tranh , Bá Kiến gây tội thì phải đền tội (0,5đ).
* Vì sao Chí Phèo phải tự kết liễu cuộc đời mình (1, 5đ).
+ Đây là một tất yếu trong xã hội đó bởi: Bá kiến chết nhưng xã hội đó vẫn còn, Lí Cường lên thay, thậm chí tàn ác hơn nhiều (tre già măng mọc), xã hội đó tất sẽ tồn tại những Chí Phèo (0.5đ).
+ Bản thân Chí: đã thức tỉnh lương thiện, thấy sợ cái ác, không muốn sống cuộc sống quỷ dữ trước đây. Hắn muốn bước vào cuộc sống lương thiện của con người thực sự nhưng mọi ngả đường đều bị đóng sập lại, xã hội không chấp nhận Chí Phèo, hắn đã rơi vào bi kịch đau đớn: “Bị cự tuyệt quyền làm người ” Chí thức tỉnh và nhận ra bi kịch, quá đau đớn và tuyệt vọng, giải thoát bằng cái chết để bảo toàn chút lương thiện vừa được đánh thức (1đ).
3.Giá trị nội dung của tác phẩm (3,5đ).
a. Giá trị hiện thực (1,5đ)
	- Lên án xã hội bất công phi nhân đạo, xô đẩy con người đến chỗ lưu manh hoá, cướp đi nhân hình người của Chí, tước đoạt quyền sống chính đáng, thậm chí khi Chí Phèo hoàn lương xã hội cũng không chấp nhận - đẩy chí phèo đến sự tuyệt vọng (0,75đ)
	- Phơi bày nỗi khốn khổ của người nông dân trong XH cũ, bị cự tuyệt quyền làm người - Đây là một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật của xã hội cũ (0,75đ).
b. Giá trị nhân đạo (2đ).
- Nâng cao đồng cảnh bênh vực người lao động nghèo “cùng đường”, đồng thời phát hiện bản chất đẹp đẽ, lương thiện trong Chí Phèo, đưa Thị nở đến trong cuộc đời Chí để thức tỉnh phần người còn sót lại (0, 5đ)
	- Cái chết của Chí thể hiện sự nhân đạo của Nam Cao, vì chỉ có nhe thế Chí Phèo mới nhận được là 1 con người thực sự, là cái chết đòi được sống mở ra kiếp sống khác cho Chí (0,75đ).
	- Nam Cao khẳng định con người dù bị xô đẩy đến chỗ tàn nhẫn nhưng không bao giờ mất đi bản chất lương thiện, vẫn khao khát sống, vật vã ttrên con đường đi tìm nhân cách của mình. Đây là sự nhân đạo mới mở của Nam Cao (0,75đ).
Lưu ý: - Bài làm chỉ phân tích chung chung tác, nên sơ lược giá trị nôi dung thì cho không quá (5đ).
Khuyến khích bài có lập luận tốt, bám sát yêu cẩu của đề, lí giải được cách kết thúc tác phẩm và tập trung kỹ vào giá trị tác phẩm.



























































































File đính kèm:

  • docDe thi va dap an thi HSG 12.doc