Đề thi học sinh giỏi khối 9. môn: ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi khối 9. môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT hoằng hoá đề thi học sinh giỏi khối 9. môn: ngữ văn A, phần trắc nghiệm :(9,0 điểm) Bài tập 1: Câu 1: Tác phẩm nào sau đây được đánh giá là "tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc "? A: Côn sơn ca C: Qua đèo ngang B:Truyện kiều D: Truyền kỳ mạn lục . Câu 2: Hai câu thơ sau Nguyễn Du sử dụng để miêu tả ngoại hình nhân vật nào ? A: Mã giám sinh C: Từ hải B: Sở khanh D: Kim trọng Câu 3: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào qua đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều "? A: Nỗi đau đớn xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp , bị chà đạp . B: Sự khinh bỉ căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân tàn bạo. C: Cả hai ý trên. Câu 4:Đọc kỹ hai câu thơ sau : "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng " Và cho biết : Hai câu thơ miêu tả phương diện nào của nhân vật ? A: ngoại hình B: Nội tâm. Bài tập 2: Câu1: Các thành ngữ , tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A, Ăn không nên đọi ,nói không nên lời . .............................................................................................................................................. B: Nói ngọt lọt đến xương. .............................................................................................................................................. C: Nói hươu ,nói vượn. .............................................................................................................................................. D: Nói trời ,nói đất . ............................................................................................................................................. E: Nói đồng quang đâm quàng đồng rậm. ............................................................................................................................................. Câu2: Từ ngữ nào phù hợp với ô trống trong câu sau: - Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là (...............) A: nói leo, B: nói móc ; C: nói mát ; D: nói hớt Câu3: Phương châm lịch sự đòi hỏi chúng ta phải có những cách nói như thế nào ? A: Nói khéo để ai cũng vừa lòng . B: Nói thẳng ,nói thật . C: Nói một cách chân thành. D: Nói một cách tế nhị và tôn trọng người đối thoại. Câu 4: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong các ví dụ sau thành lời dẫn gián tiếp : A, Thầy giáo -Ngày mai các em mang giấy để làm bài kiểm tra nhé . .............................................................................................................................................. B, Thành - Chiều nay tớ không đi lao động được . .............................................................................................................................................. Bài tập 3: câu1: điền đúng(Đ) , sai(S) vào các ô trống sau : A: Trong văn bản tự sự người viết cần đưa ra luận điểm, luận cứ một cách đầy đủ ,có hệ thống và hết sức chặt chẽ . B: Trong văn bản tự sự, nghị luận là yếu tố xen kẽ cốt để làm nổi bật sự việc và con người ,làm cho câu chuyện thêm phần triết lý. Câu 2:Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Theo em một văn bản tự sự thường có những yếu tố nào ? A: Yếu tố tự sự B: Yếu tố tự sự và yếu tố nghị luận. C: Yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả , yếu tố nghị luạn và yếu tố biểu cảm Câu 3: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ? A: Tái hiện ý nghĩ của nhân vật . B: Tái hiện cảm xúc của nhân vật . C:Tái hiện diễn biến tâm trạng nhân vật . D: Cả A,B,C. Câu 4: Từ nào không phải từ địa phương chỉ ngôi thứ nhất số ít trong : A: Tao; B: Tui ; C: Miềng ; D:Tau. Bài tập 4: Câu1: Điều tên tác giả vào chỗ trống trong nhận xét sau : - ..................... ............... là cây bút chuyên viết truyện ngắn và bút ký . Tô Hoài gọi ông là "cây truyện ngắn ". câu2: Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất : Nguyễn Đình Thi là: A: Nhà thơ , nhà văn C: Nhà viết kịch ,soạn kịch B: Cây bút lý luận phê bình D: cả A B C Câu 3: Nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen , đáng chê hay có văn đề đáng suy nghĩ . Đúng hay sai? A: Đúng ; B: Sai; Câu4: Thành phần biệt lập trong câu là : A: Thành phần tình thái C:Thành phần cảm thán B: Thành phần gọi đáp D:Thành phần phụ chú E: cả A ,B, C, D. Câu 5: Bài thơ"con cò'' của Chế Lan Viên không phải là lời hát ru thực sự .Đúng hay sai ? A: Đúng; B: Sai; Câu6: Tên thật của nhà thơ Thanh Hải A: Phan Ngọc Hoan C: Phạm Bá Ngoãn B: Hoài Thanh D: Phạm Trí Viễn B.phần tự luận (11 điểm ) Câu1: Viết một bài ngắn giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu mà từ đó kết thúc bằng câu "Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù loà nhưng tấm lòng ông sáng vằng vặc như sao bắc đẩu " Câu2: Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai bài thơ "bếp lửa " của Bằng Việt và "Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm. Câu3: Tìm và phân tích cái hay của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau : "Giặc nước đuổi xong rồi .Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng " (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên). Môn :Ngữ văn -Lớp 9. Biểu chấm về thang điểm đề thi học sinh giỏi A,Phần trắc nghiệm: 9,0 điểm - Bài tập 1: 2,0 điểm (mỗi câu đúng cho 0,5 điểm ) câu 1: B ; Câu2: A ; câu3: C; câu 4: B . - Bài tập 2 : 2,0 điểm (mỗi câu đúng cho 0,5 điểm .) câu1:Mỗi ý 0,1 điểm. a: phương châm cách thức . b: phương châm lịch sự c,d : phương châm về chất e: phương châm về lượng . Câu 2: Nói hớt (D) Câu3: D Câu4: A, Thầy giáo bảo chúng tôi ngày mai mang giấy để làm bài kiểm tra . B, Thành bảo chiều nay cậu ấy không đi lao động được. - Bài tập 3: 2,0 điểm (mỗi câu đúng cho 0,5 điểm ) câu1: A điền (S) ; B điền (Đ ) câu2:C Câu 3:D Câu 4:A. - Bài tập 4:3,0 điểm (mỗi câu đúng cho 0,5 điểm ) câu1: Điền Nguyễn Thành Long. câu 2:D câu3:A câu4:E câu5: A Câu6: C B, phần tự luận : *Câu 1: ( 2,5 điểm) : ý1: 1,0 điểm ; ý2 1,5 điểm . -ý1:về tiểu sử ,sự nghiệp (như sách giá khoa ngữ văn 9, tập 1, trang 112) -ý2: về nhân cách :ông là người có nghị lực phi thường vượt lên số phận ,nêu cao đạo đức cao cả ,sáng ngời . +Là người có tình yêu quê hương ,đất nước ,có tinh thần bất khuất chống xâm lược. Từ các ý trên diễn đạt chặt chẽ ,hợp lý để có thể kết bài bằng câu."Mắt của Nguyễn Đình Chiểu mù loà nhưng tấm lòng ông sáng vằng vặc như sao bắc đẩu " một cách tự nhiên ,lô gíc . * câu2: 6,0 điểm. Cần nêu được các ý cơ bản sau: -ý1: Nêu khái quát : Họ là những bà ,người mẹ Việt Nam trung hậu ,đảm đang ,yêu cháu ,thương con gắn liền với tình yêu đất nước . -ý2: Nêu cụ thể : Hình ảnh người phụ nữ -Người bà trong bài thơ "bếp lửa" +Hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh "Bếp lửa"với tuổi thơ của người cháu (dẫn chứng ). +Bà là người phụ nữ đảm đang ,nuôi cháu để con đi công tác (dẫn chứng). +Bà là hiện thân của một hậu phương lớn ,vững vàng ,bám đất ,bám làng ,truyền cho cháu niềm tin và sức mạnh (dẫn chứng). +Bà là người làm nên tuổi thơ cho cháu ,tấm lòng bà như ngọn lửa ,ngọn lửa của tình yêu thương ,của niền tin nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài (dẫn chứng). +Hình ảnh bà-Người phụ nữ Việt Nam chính là hình ảnh của quê hương sống mãi trong tâm hồn người cháu (dẫn chứng). -ý3: Nêu cụ thể : Hình ảnh người phụ nữ -người mẹ Tà Ôi trong bài "khúc hát ru những em bé lớn trên lương mẹ " +Người phụ nữ; người mẹ có tình yêu con ,tình thương bộ đội ; thương buôn làng ,thương đất nước . +Mẹ đang đóng góp công sức của mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc :Mẹ giã gạo nuôi bộ đội ăn no đánh giặc ; Mẹ tỉa bắp để có nhiều khoai ;sắn ;ngô ,lúa cứu đói cho dân làng ,phục vụ kháng chiến ; Mẹ câu trực tiếp tham gia chiến đấu ,mẹ trở thành người mẹ chiến sĩ (dẫn chứng) +Người mẹ có ước mơ ,khát vọng cao đẹp :mơ "hạt gạo trắng ngần " góp phần nuôi bộ đội ; mơ "hạt bắp lên đều "để có nhiều lương thực phục vụ buôn làng phục vụ chiến đấu ; mơ đất nước độc lập ,tự do dể được thấy Bác Hồ (dẫn chứng). +Ước mơ của mẹ ngày càng trưởng thành sâu sắc (dẫn chứng ). Thang điểm : -ý1: 1,0 điểm -ý2: 2,0điểm(5 ý nhỏ-mỗi ý 0,4 điểm) -ý3: 2,1 điểm (3ý nhỏ-" "0,7 điểm ) -bố cục ,diễn đạt ....(0,9 điểm) câu 3: 2,5 điểm : -Cần nêu được các ý sau : +ý1: Các biện pháp tu từ được sử dụng là : - Nhân hoá : "Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân". -Điệp ngữ :" Trời xanh thành tiếng hát ", "Những kẻ quê mùa đa thành trí thức ". -Tương phản ,đối lập : "quê mùa " > < "trí thức " Tăm tối ,cần lao > < "anh hùng " +ý2: Phân tích giá trị : ...... Làm cho lời thơ giàu hình ảnh và cảm xúc ;chất thơ lãng mạn cất cánh diễn tả khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh nước ta sau ngày "giặc nước đuổi xong rồi " Tổ quốc sẽ độc lập ,tự do thanh bình ;"trời xanh thành tiếng hát ".Nhân dân được ấm no ,hạnh phúc "Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân ".Người lao động "quê mùa "đói khổ được học hành làm chủ đất nước .Một sự đổi mới kỳ điệu nhờ cách mạng mạng lại . - thang điểm : ý1: 1,0 điểm ý2: 1,5 điểm . tài liệu tham khảo . A: phần trắc nghiệm : Bt1: Ôn tập và tự kiểm tra kiến thức -Lê Xuân Soan chủ biên - nhà xuất bản thanh hoá - Tr 45. BT2,3,4. Em tự kiểm tra đánh giá kiến thức ngữ văn9 -Lưu Đức Hạnh chủ biên - Trang 35,36,37. B2: phần tự luận Câu1: Tự ra Câu2: Tự ra Câu3:sách bài tập Tiếng Việt : Ôn tập thi tốt nghiệp THCS và thi vào PTTH (chương trình cũ ) .
File đính kèm:
- DE THI HSG VAN 9.doc