Đề thi học sinh giỏi khối 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường THCS Liêm Phú
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi khối 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường THCS Liêm Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 TRƯỜNG THCS LIÊM PHÚ Năm học 2012 – 2013 Đề chính thức Môn: Sinh học Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 16/01/2013 Đề thi gồm có 01 (một trang) Câu 1 (2,5 điểm). a) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? b) Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu? Câu 2 (5,5 điểm). Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân. a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào? b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào? c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào? Câu 3 (4,5 điểm). Khi phân tích hai gen A và B người ta nhận thấy: Tổng số Nuclêotit của gen A ít hơn tổng số Nuclêotit của gen B 600 Nuclêotit. Tỉ lệ số lượng Nuclêotit loại A của gen A với số Nuclêotit không bổ sung với nó là . Gen B có chiều dài là 5100 A0. Số Nuclêotit loại T nhiều hơn số Nuclêotit loại X là 300 Nu. a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit trong gen A và B. b/.Tính số lượng liên kết hiđrô của hai gen Câu 4 (4,0 điểm). Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn). a) Nếu tế bào đó nguyên phân liên tiếp, trong quá trình đó đã hình thành 127 thoi tơ vô sắc thì có bao nhiêu lần nguyên phân? Trong quá trình nguyên phân đó, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? b) Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra. Câu 5 (3,5 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô. a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu? b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu? - - - Hết - - - ............................ SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Môn: SINH – BẢNG B Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1. 2.5đ a - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội. - Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp. AA x aa → Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử: Aa x aa → Aa : aa 0.5 0.5 0.5 b. Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay. Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt. 1.0 2. 5.5đ * Những điểm khác nhau: NGUYÊN PHÂN 1.Kì đầu: Các NST kép đóng xoắn nhưng không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. GIẢM PHÂN * Giảm phân 1: - Có sự tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng. 2. Kì giữa : Độ xoắn là cực đại, các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Các cặp NST kép xếp thành hàng đôi trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 3. Kì sau: Mỗi NST kép được chẻ dọc qua tâm động để tạo thành 2 NST đơn. Có sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. - Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 cực của tế bào. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong cặp tương đồng. 4. Kì cuối: NST tháo xoắn cực đại, trở lại dạng sợi mảnh ban đầu. - NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước như ở kì sau. 5.Kết quả: Hình thành 2 TB con, mỗi TB con có bộ NST 2n giống hệt bộ NST 2n của TB mẹ ban đầu. - Hình thành 2 TB con, mỗi TB con có bộ NST đơn bội n nhưng mỗi NST ở trạng thái kép. *Không có nguyên phân lần 2 * Giảm phân 2: Xảy ra ngay sau đó. - Ở lần phân bào này, NST không nhân đôi nữa. Có sự chẻ dọc của mỗi NST kép qua tâm động để tạo thành 2 NST đơn có sự phân li đồng đều của các NST đơn về 2 cực TB. - Kết quả: Tạo ra 4 TB con có bộ NST đơn bội (n). Sự trao đổi chéo, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau làm cơ sở cho sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0,25 0.25 c. - Ý nghĩa của nguyên phân: + Nguyên phân là hình thức sinh sản của hợp tử, của TB sinh dưỡng và TB mầm. Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân. + Nhờ sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của nguyên phân, bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ TB của 1 cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của các loài sinh sản. 0,5 0,5 - Ý nghĩa của giảm phân: + Nhờ sự phân li của NST trong cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống (còn n NST) nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi. + Sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp NST tương đồng xảy ra ở kì đầu, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong các cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân 1 đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp. 0,75 0,75 3 4.5đ a - Quan hệ hỗ trợ gồm các dạng: + Cộng sinh: Cần thiết và có lợi cho cả 2 bên. + Hợp tác: Có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại cuả chúng. + Hội sinh: Chỉ có lợi cho 1 bên. - Quan hệ đối địch gồm các dạng: + Cạnh tranh: các loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở..., kìm hãm sự phát triển của nhau. + Kí sinh, nửa kí sinh: hình thức sống bám của 1 SV này trên cơ thể SV khác, lấy các chất dinh dưỡng... từ SV đó. + SV ăn SV khác: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV. + Ức chế, cảm nhiễm: loài này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài khác bằng cách tiết vào môi trường những chất độc. 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 b. Trong thực tiễn sản xuất cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. 0.5 4. 4.0đ a. - Số lần nguyên phân: 2k - 1 =127 (k>0) ® k = 7 lần nguyên phân. - Số NST : (27 - 1) x 8 = 1016 NST 1.0 1.0 b. Gồm các trường hợp: - AaBbCcXXYY, AaBbCc - AaBbCcXX, AaBbCcYY - AaBbCcXXY, AaBbCcY - AaBbCcXYY, AaBbCcX 0.5 0.5 0.5 0.5 5. 3.5đ a. Gen = x 2 = 2400 nuclêôtit Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840 0.5 0.5 0.5 b. Có 2 loại giao tử: Aa và 0. Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit 0.5 0.5 0.5 0.5 - - - HÕt - - -
File đính kèm:
- DE VA DAP AN HOC SINH GIOI TINH NGHE AN Bang B.doc