Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học 2006-2007 môn lịch sử thời gian làm bài 180 phút

doc5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm học 2006-2007 môn lịch sử thời gian làm bài 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD-ĐT Thái bình đề thi học sinh giỏi lớp 12
Trường THPT Bắc Đông Quan Năm học 2006-2007
 Môn Lịch sử
 Thời gian làm bài 180 phút
Câu 1: (2 điểm).
 Sau đây là đoạn văn viết về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( ngày 3/ 2 /1930 ): “từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng). Bác Hồ thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đầy đủ đại biểu 3 tổ chức cộng sản. Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Luận cương chính trị do Bác Hồ trình bày.Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
 Đoạn văn trên có những chi tiết sai ? Anh (chị) hãy viết lại cho đúng và giải thích tại sao? 
Câu 2 : (3 điểm).
 Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ 1919 đến 1930 , anh (chị) hãy :
 - Nêu những công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đối với dân tộc.
 -Trong những công lao ấy, công lao to lớn nhất là gì? Tại sao?
Câu 3: (3 điểm) .
 Anh (chị ) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước mà lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam? 
Câu4 :(3 điểm).
 Anh (chị) hãy chứng minh rằng : Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng ?
Câu 5: (3 điểm).
 So sánh sự khác nhau về các mặt giữa phong trào cách mạng 1939-1931 với phong trào cách mạng 1936-1939 ? Theo em ý nghĩa lớn nhất của 2 phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939 là gì? 
 Câu 6: (3 điểm).
 Trình bày vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay? Hãy đánh giá vai trò của Liên Hợp Quốc trong tình hình thế giới ngày nay?
Câu 7: (3 điểm)
 Nêu những đóng góp của Việt Nam cho tổ chức Liên Hợp Quốc và sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc cho Việt Nam?
Hết
Biểu điểm
1
Câu2
Câu 3
Viết đúng là: “từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng). Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị. Hội nghị có hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng, hai đại biểu Đông Dương cộng sản Đảng. Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua chính cương vắn tắt,sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt của Đảmg do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trình bày. Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
-Giải thích: Viết Bác Hồ là chưa đúng vì đến năm 1942 sau khi lãnh tụ Nguyễn ái Quốc dự hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8 rồi sang Trung Quốc mới lấy tên là Hồ Chí Minh.
-Viết có đầy đủ đại biểu 3 tổ chức cộng sản dự hội nghị là sai vì chỉ có đại biểu của ĐDCSĐ và ANCSĐ còn ĐDCSLĐ không sang kịp.
-Viết thông qua Luận cương chính trị là không chính xác mà là thông qua CCVT, SLVT, ĐLVT
Học sinh trả lời những nét cơ bản sau:
-Trình bày tóm tắt hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ 1919-1930.
Những công lao của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc với cách mạng Việt Nam:
- Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
-Xác định được đường lối đúng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam dưới sự lãng đạo của Đảng.
Công lao to lớn nhất: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho CM Việt Nam .
-Nhờ có đường lối cách mạng đúng đắn đó mới dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930, cách mạng tháng Tám 1945 thàng công, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi........
Sau nhiều năm bôn ba, đến 1920, Người đọc luận cương Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
-Trong hội nghị thành lập Đáng 3-2-1930, Người đã cụ thể hoá một bước về con đường cứu nước (chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên).Cương lĩnh đã xác định:
-Đường lối cách mạng Việt Nam: Trước làm cách mạng tư sản dân quyền. Sau làm cách mạng XHCN.
-Xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: Đánh đổ đế quốc thực dân và bọn tay sai để gìanh lại độc lập cho dân tộc Việt Nam 
1 điểm
0.5đ
0,25đ
0,25đ
1 đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 4
-Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam: Bao gồm công, nông; đối vớicác tầng lớp , giai cấp khác như tiểu tư sản, tư sản dân tộc , trung nông, phú nông, tiểu địa chủ ..... mà chưa lộ rõ bộ mặt phản cách mạng thì có thể lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp.
-Xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
-Xác định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc độc đáo, sáng tạo, vân dụng quan điểm của CN Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam; thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn.
- Trong thực tế tiến hành lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đường lối cách mạng do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng:
-Sự thành lập: Tháng 11-1924 lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu(TQ), Người đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm cộng sản đoàn.
- Tháng 6-1925 NAQ thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm truyền bá CN Mác-Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
-Các hoạt động của hội: . NAQ mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cho cách mạng- các bài giảng của Người được tập hợp thành cuốn sách “Đường cách mệnh”; ra báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền; Báo Thanh niên và sách Đường cách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ Việt Nam để tuyên truyền giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam; Phát triển cơ sở của hội về trong nước; Phong trào vô sản hoá đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Tất cả các hoạt động nói trên đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho sự hình thành Đảng cộng sản Việt Nam.
0,5đ
0,5
0,5đ
1,5đ
0,5
Câu 5: So sánh sự khác nhau về các mặt giữa phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào cách mạng 1936-1939 :
 ý nghĩa lớn nhất của các phong trào nói trên: là các cuộc diễn tập chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này...............................(0,5 đ)
 Học sinh so sánh theo bảng -Mỗi nội dung so sánh cho 0,5 điểm
Nội dung
1930-1931
1936-1939
Nhận định kẻ thù
Đế quốc-phong kiến(có tính chất chiến lược)
Kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn thực dân phản động Pháp(có tính chất sách lược)
Mục tiêu đấu tranh
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chất lâu dài)
Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình (yêu cầu trước mắt).
Về hình thức tập hợp lực lượng
Bước đầu thực hiện liên minh công nông.
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương tập hợp mọi lực lượng yêu nước , dân chủ, tiến bộ.
Về hình thức đấu tranh
Sử dụng các hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu, từ bãi công sang biểu tình và biểu tình có vũ trang.
Sử dụng hình thức đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp
Về lực lượng đấu tranh
Chủ yếu là công - nông
Lực lượng đấu tranh đông đảo không phân biệt thành phần giai cấp.
Câu 6:Vai trò của LHQ từ khi thành lập đến nay (1,5 đ). LHQ đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia-dân tộc, một diễn đàn để các quốc gia bày tỏ thái độ và chính sách của mình đối với các vấn đề quốc tế quan trọng.
 Trong hơn nửa thế kỉ qua, LHQ đã có nhiều nỗ lực to lớn trong các hoạt động của mình, chủ yếu trên 3 lĩnh vực sau :
 -Giải quyết các tranh chấp khu vực, duy trì hoà bình và an ninh thế giới, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang nhất là các vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
 -Thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
 - Thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc, nhất là các nước đang phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo....
 Trong thời kì chiến tranh lạnh, hoạt động của hội đồng bảo an LHQ- cơ quan chính trị quan trọng nhất của LHQ đã bị cản trở do những bất đồng trong quan hệ Xô-Mĩ.
Từ hơn 10 năm nay, dù trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ, nhưng với bản chất mới của các cuộc xung đột đã làm cho hoạt động của LHQ trở nên khó khăn hơn. LHQ ngày càng phải tham gia vào việc giải quyết các cuộc khủng hoảng phức tạp, nửa là nội chiến, nửa là xung đột quốc tế. Các nước thành viên yêu cầu ở LHQ mức độ cao hơn. Trước trách nhiệm ngày càng lớn, LHQ đạt được nhiều thành công nhưng cũng có cả những thất bại (như ở Xômali, Ruganđa...).Tuy vậy hiện nay LHQ là một tổ chức không thể thay thế và LHQ đã bắt đầu cảc tố để hoàn thành tốt trọng trách của mình........ (1,5 đ )
- Ngày 20/9/1977Việt Nam chính thức gia nhập LHQ. Kể từ khi gia nhập LHQ đến nay vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao đặc biệt là trong những năm gần đây. 
+Việt Nam đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào các cơ quan của LHQ như các chức phó chủ tịch đại hội đồng LHQ (năm 1997, năm 2000 và 2003; Là thành viên hội đồng kinh tế-xã hội nhiệm kì 1998-2000....Việt Nam tham gia tích cực và chủ động trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến hoà bình, an ninh thế giới, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số, bảo vệ môi trường...., Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khu vực vào vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kì 2008-2009.(1,5đ)
+LHQ cũng đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều: Đại hội đồng LHQ khoá 32 (1977) đã thông qua nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh. LHQ cũng có nhiều đóng góp quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế , xã hội và cải thiện đời sống người dân nước ta. Việt Nam và các tổ chức của LHQ đã xây dựng các chương trình hợp tác 5 năm 2001-2005 và 2006-2010; LHQ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu thiên niên kỉ và nhiều lĩnh vực cụ thể khác thông qua các dự án hướng tới những mục tiêu thiết thực ở Việt Nam....1,5 đ)
 Hiệu trưởng Người ra đề Người thẩm định 
Phan Duy Tấu Vũ Thị Liên Trần Thị Thu Phương

File đính kèm:

  • docDe - DA HSG Su 12.doc