Đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện năm học 2006 - 2007 môn: Vật lí

doc5 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện năm học 2006 - 2007 môn: Vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục	 đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện
Huyện bá thước 	Năm học 2006-2007
Đề chính thức
Môn : vật lí ( Thời gian làm bài 150 phút )
(Đề thi gồm 2 trang)
Trắc nghiệm: (3 điểm)
Hãy lựa chọn phương án đúng trong các phương án trả lời sau:
Bài 1: (1,5 điểm)
Nhiệt dung riêng của một chất là 0,1cal/g.K. Nhiệt dung riêng của chất đó tính ra J/kg.K là:
A. 4190	B. 420	C. 380 	D. 100
Bài 2: (1,5 điểm)
Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: 10000N/m3 và 8000N/m3.
Một vật hình trụ bằng nhựa nổi trên mặt nước, phần chìm trong nước có độ cao 6cm. Nếu để vật đó trong dầu thì phần chìm trong dầu có độ cao là:
A. 7cm	B. 6,5cm	C. 6cm	D. 7,5cm
Tự luận: (17 điểm)
Bài 1: (4 điểm)
Treo một vật nặng P1 = 5 N vào đầu dưới của một lò xo thì độ dài của lò xo là l1 = 19 cm. Nếu treo vật nặng P2 = 9N thì độ dài của lò xo là l2 = 21cm.
a)	 Hãy xác định độ dài tự nhiên l0 (khi không treo vật nào) của lò xo.
b)	Tính chiều dài của lò xo khi treo vật nặng P = 16N.
c)	Nếu dùng lò xo này làm lực kế. Muốn có mỗi độ chia ứng với giá trị 1N thì khoảng cách giữa hai vạch chia trên thang chia độ là bao nhiêu cm?
Bài 2: (2 điểm)
Một người đi xe đạp từ A đến D trên quãng đường như hình vẽ. Độ cao của A là AH= h1 = 2m, độ cao của D là DK = h2 = 7m. Các quãng đường AB=s1= 65m,
BC = s2 = 60 m và CD = s3 = 225m. Tính công do người sinh ra. Biết khối lượng người và xe là m = 70kg và lực ma sát trung bình trên toàn quãng đường AD là
FC = 25N.	 D
s3 h2
A	s1
h1 	 s2
H 	 B	C	 K	
Bài 3: (4,5 điểm)
Một nhiệt lượng kế có khối lượng m = 120g làm bằng nhôm, đựng một lượng nước m1 = 500g ở nhiệt độ t1 = 180C. Thả vào đó một miếng đồng có khối lượng
m2 = 300g ở nhiệt độ t2 = 1500C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 24,50C. Hãy tính nhiệt dung riêng c2 của đồng. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là: c = 880J/kg.K và c1 = 4200J/kg.K.
.
.
Bài 4: (3,5 điểm)	 + -	 K
a/	Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.
Biết các hiệu điện thế UAB= 2,4V; UBC= 2,5V
Đ2
Đ1
Hãy tính UAC ?
.
.
B
x
x
.
A 	 C
b/ 	Cho 3 bóng đèn giống nhau loại 1,5 V, một nguồn điện 1,5 V và các dây nối. Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện mắc 3 bóng đèn trên sao cho các bóng sáng bình thường.
Bài 5: (3 điểm)
Một hồ nước yên tĩnh hình tròn có đường kính BC =10m. Tại B có một cột điện cao 4m so với mặt nước, treo một bóng đèn ở đỉnh cột. Một người đứng ở C quan sát ảnh của bóng đèn, mắt người này cách mặt nước 1,6m.(coi mặt nước ngang bằng mặt đất).
a) Hãy vẽ chùm tia sáng từ bóng đèn phản xạ trên mặt nước tới mắt người quan sát.
b) Từ vị trí C người ấy lùi ra xa hồ theo hướng BC một khoảng tối thiểu bằng bao nhiêu mét thì không còn thấy ảnh của bóng đèn?
Họ tên thí sinh: .. SBD
phòng giáo dục bá thước hướng dẫn chấm 
Kì thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện môn : vật lí 8
 Ngày 18 tháng 4 năm 2007
-	Hướng dẫn chấm này gồm 3 trang .
-	Đây là hướng dẫn chấm, nên giám khảo phải căn cứ vào bài làm của thí sinh để chấm. Nếu học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
-	Điểm của toàn bài là tổng điểm thành phần không làm tròn số.
I/	Trắc nghiệm: (3 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm)	Đáp án: B
Bài 2: (1,5 điểm)	Đáp án: D
II/	Tự luận: (17 điểm)
Bài 1: (4 điểm)
a)	Ta có: P = F = k(l-l0)	(0,5 đ)
=> P1 = k(l1-l0) và P2 = k(l2-l0)	(*)	(0,5 đ)
=> P2 – P1 = k(l2 – l1) 	(0,5 đ)
=> k = 2(N/cm) = 200N/m.	(0,5 đ)
Từ (*) => l0 = l1 - = 16,5 (cm)	(0,5 đ)
b)	Chiều dài của lò xo khi treo vật nặng P = 16 N là:
	l = (cm)	(0,75 đ)
c)	Từ kết quả tính k ta suy ra: Muốn có mỗi độ chia ứng với giá trị 1N 
thì khoảng cách giữa hai vạch bên thang chia độ của lò xo là 0,5 cm.	(0,75 đ)
Bài 2: (2 điểm) 
	Trọng lượng của người và xe là: P = 10m= 10.70 = 700N	(0,25 đ)
Công của trọng lực khi đi xuống dốc AB là: A1 = Ph1.	(1) 	(0,25 đ)
Công của lực ma sát trên toàn quãng đường AD là: 	(0,25 đ)
AC = -FC(s1+s2+s3) 
( vì FC là lực cản trở chuyển động nên nó sinh công âm)	 (2)	(0,25 đ)
Công của trọng lực khi đi lên dốc CD là: A2 = -Ph2.	(3)	(0,25 đ)
( Vì khi lên dốc trọng lực có tác dụng cản trở chuyển động nên nó sinh công âm)
Tổng công của trọng lực và của lực cản là:
	A = A1+AC+A2 = Ph1-FC(s1+s2+s3) -Ph2 = -FC(s1+s2+s3)- P(h2- h1)	 (0,25 đ)
Để đi từ A đến D, người phải thực hiện một công là:
	Angười= -A = FC(s1+s2+s3)+ P(h2- h1)	(0,25 đ)
	Thay số ta được:
	Angười = 25(65+60+225)+700(7-2)= 12250 (J) = 12,25 kJ.	(0,25 đ)
Bài 3: (4,5điểm) 
	Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế và nước nhận vào là:
Q1 = (mc+m1c1)(t-t1)	(1,0 đ)
	Nhiệt lượng mà đồng tỏa ra:
	Q2 = m2c2(t2-t).	(1,0 đ)
	Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1=Q2 	(0,5 đ)
	=> c2 = 	(0,5 đ)
Thay số với: 	m = 120g=0,12kg; m1 = 500g=0,5kg; m2 = 300g = 0,3kg
t1= 180C; t2 = 1500C; t = 24,50C; c = 880J/kg.K và c1 = 4200J/kg.K.	(0,5 đ)
Ta được: c2 = 381 (J/kg.K)	(0,5 đ)
 Vậy nhiệt dung riêg của đồng gần bằng 381 (J/kg.K)	 (0,5 đ)
Bài 4: (3,5điểm) 
a)	Vì hai đèn mắc nối tiếp với nhau nên ta có:
UAC = UAB+UBC 	(0,5 đ)
X
	Thay số ta được: UAC = 2,4+2,5 = 4,9 (V)	(1,0 đ)
X
b)	
(2,0 đ)
X
	 U
Bài 5: (3 điểm) 
a)	Gọi AB là cột điện ( A là bóng điện), A’ là ảnh của bóng điện qua mặt nước.
Bề rộng của hồ là BC. Các tia tới bất kỳ AI, AJ sẽ phản xạ theo hướng A’I, A’J đến mắt O của người quan sát (như hình vẽ)	(0,5 đ)
.
	A
.O
	B	 C 	
	I	J
	(0,5 đ)
.
	 A’
b)	Nếu người quan sát ra khoảng CH thì mắt không còn nhìn thấy ảnh A’ của A qua mặt hồ ( khi đó không có tia phản xạ nào từ mặt hồ tới được mắt) như hình vẽ.	
.
.
	 A
	 O	
	 B	 C	 H	(0,5 đ)
. 
	Ta có: CHO ~ CBA (g.g)
=>	=> CH = = = 4m (1,0 đ)
Vậy từ vị trí C người ấy lùi ra xa hồ theo hướng BC một khoảng tối thiểu là 4m thì sẽ không còn thấy ảnh của bóng đèn nữa.	 (0,5 đ)
-----------------------Hết-------------------------

File đính kèm:

  • docLi HSG 8.doc