Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học - Đề 5

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục	 đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện
Huyện bá thước 	Năm học 2006-2007
Đề chính thức
Môn : sinh học ( Thời gian làm bài 150 phút )
Câu 1: (2 điểm)
a) Sắp xếp các dữ kiện sau đây sao cho phù hợp với đường đi của chất dinh dưỡng:
A.	Tĩnh mạch chủ dưới .	B.	Mao mạch ruột.
C.	Tĩnh mạch cửa gan .	D.	Tâm nhĩ phải.
b) Sắp xếp các dữ kiện sau đây sao cho phù hợp với đường đi của nước tiểu:
A.	ống đái .	 	B.	Thận .
C.	Bóng đái .	D.	ống dẫn nước tiểu.
Câu 2: (2 điểm)
	Hãy ghép cho phù hợp giữa cấu tạo và chức phận từ các dữ kiện cho dưới đây:
Màng cứng.	A.	Điều tiết để nhìn rõ .	
Thể thủy tinh.	B.	Tạo buồng tối .
Màng lưới .	C.	Bảo vệ cầu mắt.
Màng mạch .	D.	Nhận kích thích ánh sáng màu sắc.
Câu 3: (1 điểm)
	Những điểm nêu sau đây, điểm nào là chức năng của enzim amilaza:
A.	Xúc tác chuyển hóa Lipít thành Glixêrin và axít béo.
B.	Sát trùng đường ruột.
C.	Xúc tác quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường.
D.	Xúc tác quá trình chuyển hóa Prôtêin thành axít amin.
Câu 4: (3 điểm)
a)	Một người kéo một vật nặng 10 kg từ nơi thấp lên độ cao 8m thì công của cơ sinh ra là bao nhiêu ?
A.	 50 J;	 B.	500J	 C.	1000J;	 D.	800J.
b)	Giải thích ý em cho là đúng?
Câu 5: (4 điểm)
 a) Cấu tạo và chức năng của hồng cầu?	 b) Cơ chế của hiện tượng đông máu ?
Câu 6: (4 điểm) 
Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.
a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu?
b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu?
c) ý nghĩa của việc của hô hấp sâu?
( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).
Câu 7: (4 điểm)
a) Nêu chức năng của các bào quan: Lưới nội chất, Ribôxôm, Ti thể, Trung thể ?
b) Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào thực vật và tế bào động vật ?
 Trong tế bào động vật: bộ phận quan trọng nhất của tế bào là bộ phận nào ? Vì sao?
Họ tên thí sinh: .. SBD 
(Đề thi gồm 1 trang)
phòng giáo dục bá thước hướng dẫn chấm 
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện môn : sinh học 8
 Ngày 18 tháng 4 năm 2007
Câu 1: (2 điểm)
a) 	B	 C 	 A	 D 	(1,0 điểm)
b)	B 	 D	 C	 A	(1,0 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
	1 (C);	2 (A);	3 (D);	4 (B).
(Mỗi ý ghép đúng cho 0,5 điểm.)
Câu 3: (1 điểm)
	ý- C	(1,0 điểm)	
Câu 4: (3 điểm)
a)	Đáp án: D	(1,0 điểm)	
b)	Giải thích:
 Gọi công sinh ra của cơ để kéo vật là A . Ta có: A = F.s 	 (1,0 điểm)	
 Theo bài ra ta có: 10 kg thì trọng lượng F = 100N thay vào ta có :
	A = 100.8 = 800 (J).	 (1,0 điểm)	
Câu 5: (4 điểm)
a, Cấu tạo, chức năng của hồng cầu	 (2,0 điểm)
+ Cấu tạo: Là tế bào không nhân đường kính 7-8 m độ dày 1-2 m
- Hình dạng: Là tế bào hình đĩa lõm 2 mặt ( tăng diện tích tiếp xúc) 	 (0,25 điểm)
- Thành phần chủ yếu là Hb + Sắc đỏ có chứa sắt. không có nhân. 	 (0,25 điểm)
+ Chức năng: Vận chuyển Ôxi từ phổi đến các tế bào ( liên kết lõng lẽo ) (0,5 điểm)
- Vận chuyển CO2 từ tế bào về tim 	 lên phổi thải ra ngoài (0,5 điểm)
- Hồng cầu kết hợp chặt chẽ với CO.
- Môi trường bị CO làm cản trở việc tạo khí giữa cơ thể với môi trường cơ thể bị ngộ độc 
 (0,5 điểm)
b, Cơ chế đông máu :	(2,0 điểm)
	Hồng cầu
	Tế bào máu: 	Bạch cầu
- Thành phần máu: 	Tiểu cầu
	Huyết tương: 90%, H2O 10% gồm các chất khác ; Na+, Ca++ ...	(0,5 điểm)	
*	Quá trình: Các yếu tố trên đều tham gia vào quá trình đông máu tạo nên sợi huyết và cục máu, bịt kín lại vết thương.
- Cơ chế: 
+ Khi mạch máu vỡ dưới tác dụng của enzim do tiểu cầu giải phóng hoặc được cung cấp từ gan và Ca++ 	Chuyển Fibrinozen hòa tan 	Sợi Fibrin không hoàn toàn tan được chéo thành mạng lưới 	 giữ chặt các yếu tố đặc trưng tạo thành cục máu đông.	 (1,5 điểm)	
- HS vẽ sơ đồ SGK 	 	(0,5 điểm)	
- Nếu HS vẽ được sơ đồ sau càng tốt	(0,5 điểm)	
	 H/C
Tế bào Bạch cầu 
	 Tiểu cầu
Máu 	Ca++ , K+, Na+ enzim
	Huyết tương 	 Pr ( hòa tan) 	 Pr không tan 	 cục máu đông
Câu 6: (4 điểm)
a/	Theo đề bài ra, khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong 1 phút là :
18.420 = 7560 (ml)	(1,0 điểm)	
- Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường là ( vô ích ):
	18.150 = 2700 (ml)	(0,5 điểm)	
- Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là: 
	7560 – 2700 = 4500 (ml)	(0,5 điểm)	
b/	Khi người đó hô hấp sâu:
- Lưu lượng khí lưu thông là: 
	12.620 = 7460 (ml)	(0,5 điểm)	
- Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là:	
	12.150 = 1800 (ml)	(0,5 điểm)	
- 1 phút người đó hô hấp sâu với lưu lượng khí là :
	7460 – 1800 = 5660 (ml).	(0,5 điểm)	
d/	Lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 
5660 – 4500 = 1160 (ml)	(0,5 điểm)	
Câu 7: (4 điểm)
-	Vẽ chính xác 	(1,0 điểm)	
	rõ ràng cấu tạo của màng gồm 4 lớp.
+	2 lớp Pr ở ngoài, 2 lớp là lipit trên màng có khe hở.	(1,0 điểm)	
	Khác nhau:
 Tế bào thực vật 	Tế bào động vật
- Màng xenlulô và phân ứng	- Màng Li, Pr .	
 nguyên sinh rõ rệt.	(0,5 điểm)	- Lục lạp, Sắc lạp và vô sắc lạp,
HS ghi là lạp thể (cho điểm)
- Có không bào lớn quyết định 	- Không có khong bào.
thẩm thấu của tế bào
- Không có trung thể	- Có trung thể
(Trung tử với trung cầu)	 (0,5 điểm)
- Chất dự trữ là Hydratcacbon	- Chất dự trữ là Glucôzen.	(0,5 điểm)
+	Trong tế bào bộ phận quan trọng nhất là nhân, đóng vai trò di truyền ( nếu HS trình bày nhân có chứa AND và A RN cũng cho điểm tối đa )
Hướng dẫn chấm này gồm 2 trang .
Điểm của toàn bài là tổng điểm thành phần, không làm tròn số.

File đính kèm:

  • docDE 5.doc
Đề thi liên quan